Người Hà Nhì là một dân tộc quan niệm rằng “vạn vật hữu linh”. Trong các nghi lễ và cuộc sống, quan niệm thì khắp nơi đều thể hiện ra tín ngưỡng sùng bái đa thần của người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê.
Cốt lõi trong tín ngưỡng người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê, theo người viết, là thờ cúng tổ tiên. Người Hà Nhì quan niệm rằng người chết chỉ là cơ thể đã chết, nhưng hồn vía còn tồn tại, và sẽ đi đoàn tụ với tổ tiên mình ở thế giới khác. Nhằm cầu mong sự che chở, phù hộ của tổ tiên, dù người Hà Nhì Đen chỉ thờ 3 đời gần nhất trên bàn thờ, nhưng con cháu thờ cúng tổ tiên rất thành tâm và chu đáo. Trong lễ thờ cúng tổ tiên, kể cả trang phụ đến vật lễ, thời gian đến vai trò mà vợ chồng đánh đều rất cầu kỳ, lúc đó có khách ở nhà, khách cũng phải theo chủ nhà hành lễ, vô cùng nghiêm túc. Người Hà Nhì Đen có các vật dụng chuyên dành riêng để thờ cúng tổ tiên là 2 thớt gỗ, 1 đôi đũa, 4 cái bát để đựng cơm, nước gừng (chè gừng), rượu, thịt.
Mỗi lần dịp thờ cúng tổ tiên các vật dụng này đều được chủ nhà rửa lau cẩn thận và chỉ dùng riêng cho dịp thờ cúng. Mỗi lần thờ cúng tổ tiên, chủ yếu là do đàn ông chủ gia đình thực hiện, và tất cả món ăn để dâng cúng toàn là do người vợ của chủ nhà nấu. Trong khi người vợ ốm đau hay chết, con gái lớn và con dâu lớn trong gia đình thay cho mẹ. Đàn ông chủ nhà mỗi lần thực hiện thờ cúng đều phải mặc quần áo truyền thống, đội khăn truyền thống và đi chân không trên sàn gác để dâng lễ vật cúng. Trước khi dâng cúng đều phải rửa sạch tất cả vật dụng trên, các món ăn đều được người vợ chuyển cho đàn ông (người chồng), sau đó đàn ông quỳ lạy 3 lần và chỉ tâm niệm trong đầu để thờ cúng và cầu xin sự phù hộ của tổ tiên. Tất cả mọi người trong nhà bất cứ là của gia đình người Hà Nhì Đen hay không đều phải đội mũ quỳ lạy một lần để cầu xin. Hành lễ xong, chủ nhà lấy lễ vật trên bàn thờ, chia một ít cho thần đá bếp “phu chu ma”, con kiềng và bếp dưới ăn, lại chia một ít cho các thành viên trong nhà ăn. Người đàn ông uống rượu, phụ nữ không uống được rượu thì uống nước gừng. Người vợ còn phải cho lễ vật vào lá chuối, sau đó mang ra cửa, để ở chân dưới cửa để cúng. Lễ tết lễ hội nào cũng không thiếu tục thờ cúng tổ tiên.
Ngoài thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” của người Hà Nhì Đen còn gắn liền với rừng, với nước, các thành tố môi trường thiên nhiên. Người Hà Nhì Đen quan niệm rằng khu rừng luôn có sự tồn tại của các loại thần linh như thần núi, thần dây leo và thần cây, nơi thờ nguồn nước thiêng có
thần nước. Thần cây “pe gió” là thần cây tiêu biểu trong văn hóa tín ngưỡng đa thần của người Hà Nhì Đen, có thể hiểu là cây cổ thụ, cây con rồng, cây thiêng trong thôn bản của người Hà Nhì Đen. Người Hà Nhì dâng cúng hồn con thú cho thần cây thiêng quản lý mà không cho nó đi lang thang thành con ma ác để làm hại người. Người Hà Nhì Đen luôn tin rằng thần cây thiêng này luôn theo dõi và phù hộ cho các đoàn đi săn bắt, nên cũng làm lễ để tạ ơn, cầu mong thần cây bảo vệ, che chở con người. Có thể nói, cây cổ thụ, cây thiêng này là một tiêu chí văn hóa tín ngưỡng của cả người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê, thôn bản nào của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê đều có cây thiêng này và cũng trở thành một cảnh quan văn hóa nổi bật của thôn bản người Hà Nhì.
Nói chung, quan niệm “vạn vật hữu linh” của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê hết sức rộng lớn nhưng lại khái quát được tín ngưỡng đa thần, và không những có thần mà còn có tà ma trong văn hóa tín ngưỡng của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê, liên quan đến các thành tố thiên nhiên, thậm chí tạo thành cảnh quan văn hóa. Đó cũng chính là nguyên nhân văn hóa tín ngưỡng của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê hấp dẫn như vậy, bởi vì nó rất phong phú, vừa có thể cụ thể hóa trong cuộc sống lại trừu tượng, rất huyền bí.