Trang phục truyền thống

Một phần của tài liệu Luận văn văn hóa người hà nhì đen (nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở y tý, bát xát, lào cai, việt nam và nhóm ở má ga tý, kim bình, vân nam, trung quốc)​ (Trang 49 - 53)

Trang phục truyền thống của người Hà Nhì Đen thường màu chàm hay màu đen đậm, có thể phân biệt theo giới tính, tuổi tác.

Trang phục truyền thống cho đàn ông Hà Nhì Đen rất giản dị, thường là áo dài tay màu chàm, có hai túi nhỏ, khuy vải (thông thường có từ 10-14 khuy), chiều dài đến nửa đùi, cổ áo cao và tròn, vạt áo xẻ hai bên không thêu hoa văn. Quần thì cạp to, dưới gấu có viền, chiều dài tùy chiều cao của từng người. Đàn ông Hà Nhì Đen thường đội khăn, là một miếng vải rộng 25-30cm, dài 1,8-2m, khi đội gấp miếng vải 2, 3 lượt tùy người thích rộng hay hẹp, khi gần hết giắt múi ra sau gáy. Tuy nhiên lúc bình thường người đàn ông Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê thường mặc quần áo kiểu âu, chỉ mặc quần áo truyền thống vậy khi có dịp lễ tết hoặc lúc cưới, lúc tang, lúc thờ cúng tổ tiên.

Trang phục truyền thống cho phụ nữ Hà Nhì Đen lại đa dạng hơn, áo nữ là loại áo cổ cao khoảng 3cm, khi mặc áo thường để cổ áo thẳng, hai vạt trước và sau chiều dài bằng nhau, hai sườn của vạt áo được cắt lượn vát, gấu áo vát hình chữ V, xẻ nách ao, nách áo hẹp ôm lấy người, tay áo dài, có một hàng 4 cúc cài từ cổ áo đến nách bên phải. Phía trước ngực đeo thêm một

chiếc yếm hình lục lăng với các đường viền được thêu thùa cận thẩn bằng các họa tiết hoa văn đơn giản, toàn bộ màu sắc của bộ trang phục là màu chàm đen. Quần là loại quần chân què, đũng rộng, cạp luồn chun hoặc luồn dây dải rút, không thêu thùa hoa văn mà cho người mặc cảm thấy thoải mái. Xà cạp được cuốn từ bắp chân đến cổ chân với chiều dài khoảng 30cm, hình ống, một đầu rộng, một đầu hẹp, hoa văn thêu thùa chủ yếu là hình răng cưa, hình xoắn ốc liên tiếp nhau bao quanh đầu phía dưới của xà cạp. Sau khi đeo xà cạp, người phụ nữ dùng một sợi dây để cuốn chặt vào bắp chân. Khăn là một bộ phần quan trọng của bộ trang phục phụ nữ Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê, cách đội khăn khác nhau có thể cho biết cô gái Hà Nhì độ tuổi thế nào, đã lấy chồng hay chưa. Chiếc khăn màu chàm đen cùng với một bộ tóc giả “cho pẹ” (cũng có học giả nghiên cứu ghi là “sớp pè”) là cách đội khăn bình thường của phụ nữ tuổi trẻ (có thể đã lấy chồng) Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê. Bộ tóc giả này là hai bó sợi chỉ dệt vải, dài chừng 1,5m nhuộm màu chàm đen, đầu của hai bó sợi này được buộc chặt lại thành 4 quả sợi, trong đó có 3 quả sợi màu đen và một quả sợi được bọc bằng một mảnh vải với nhiều màu sắc khác nhau.[7, tr.390-391] Bộ tóc giả này chủ yếu sử dụng tóc nhân tạo hoặc tóc người hoặc dây len thắt bím thành bím tóc, còn thêm vào những đồ trang trí khác. Người dân Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cho biết, bộ tóc giả “cho pẹ” của những cô gái trẻ tuổi chưa lấy chồng thì là đuôi sam, không đặt một mảnh vải trên đỉnh đầu. Nếu đã lấy chồng hay phụ nữ cao tuổi thì thường đội bộ tóc

giả thắt hai bím, đặt trên đầu một mảnh vải màu chàm đen bọc một mảnh vải thêu hoa văn nữa, và gấp lại thành bốn giác. Trên chợ Má Ga Tý cũng bán một chiếc mũ trang trí bằng những lục lạc nhôm khoảng 50 cái khâu tròn cả mũ, xoay quanh một vòng tóc giả đuôi sam cuối đuôi sam buộc lại bằng mấy bóng len màu sắc để ra một ít tóc, còn trên bím tóc này đặt tóc giả len to, trang trí một số tiền xu nhôm, bóng len màu sắc. Mũ màu sắc và trang trí rực rỡ thế là sử dụng trong dịp lễ cưới của phụ nữ Hà Nhì Lô Mê. Và phụ nữ lớn tuổi thì quần áo màu đen, có khuy áo màu chàm hay đen, có những sợi dây may trên, hết sức giản dị. Về quy tắc đội khăn bộ tóc giả và mặc áo truyền thống, người Hà Nhì Đen cũng tương tự như vậy dù là có mấy chị em đội bộ tóc giả đuôi sam lại còn đặt mảnh vải ở trên thì khác nhau một chút. Đồ trang sức của phụ nữ Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê cũng rất đa dạng, đồ trang sức của người Hà Nhì Đen chủ yếu là dây chuyền, vòng tay, khuyên tai bằng bạc hay bằng nhôm, phụ nữ Lô Mê thường đeo vòng tay bằng bạc hay bằng đồng có hoa văn chạm khắc như hình lúa, nước. Dù vậy, nghề chạm khắc bạc ở người Hà Nhì Đen hay Hà Nhì Lô Mê cũng không mấy phát triển, hiện nay các loại đồ trang sức chủ yếu là mua trên chợ.

Trang phục cho trẻ con thì cầu kỳ hơn, đặc biệt là mũ của trẻ con, phân biệt rõ nét cho con trai và con gái, nhưng quần áo tương tự quần áo thanh niên mà hoa văn và đồ trang sức làm bằng nhôm hình tiền xu rực rỡ hơn. Đặc điểm chung mũ trẻ em là mũ có hình 6 múi, trên múi thêu họa tiết hay đặt đồ trang

trí bằng nhôm hay bằng bạc, đỉnh mũ dính nhiều chùm len và túm thành một bó, khâu tròn sát đầu. Mũ cho trẻ em gái còn thêm bóng len, hay rực rỡ hơn trang trí bằng bạc nhôm hình dây chuyền, hình lục lạc. Trên đỉnh mũ người Hà Nhì Đen đeo thảo quả khô để kỵ ma. Hoa văn được tạo tác trang trí trên thân mũ, chóp mũ của trẻ con được coi là nghề thủ công cầu kỳ của người Hà Nhì dù nghề chạm khắc bạc của người Hà Nhì Đen không mấy phát triển. Tuy vậy, thực ra, bộ trang phục, mũ trẻ con của người Hà Nhì Đen, Hà Nhì Lô Mê ở xã Má Ga Tý hiện nay chủ yếu mua từ xã Má Ga Tý, Kim Bình Trung Quốc, sau đó phụ nữ trong gia đình lại thêu hoa văn như ốc xoắn khi nông nhàn, đây cũng một phần phản ánh tay nghề khéo léo và hệ thâm mỹ của người phụ nữ Hà Nhì Đen. Ngoài ra, theo truyền thống, đồ trang sức và hoa văn trên trang phục, màu sắc trang phục còn theo lứa tuổi của người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý. Con trai Hà Nhì tuổi dưới 15 thường mặc áo trắng có thêu hoa, lớn lên từ 16 - 30 tuổi màu của trang phục có thể gồm có 3 màu như xanh, trắng, đen.

Trang phục đàn ông và trẻ em giống nhau giữa người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê, nhưng trang phục phụ nữ thì có chỗ chi tiết khác nhau, nếu mặc quần dài thì hai bên giống nhau, cũng có những phụ nữ Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý mặc quần ngắn, quấn xà cạp trên bắp chân. Giờ đây, cả bộ trang phục truyền thống may mặc thêu hoa từ tay phụ nữ Hà Nhì Đen ở Y Tý, Việt Nam và Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý, Trung Quốc đã ít hơn nhiều so với ngày xưa rồi, theo người dân Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cho biết, quần áo truyền thống

giờ đây còn sản xuất hàng loạt ở nhà máy nơi khác, người ta thì buôn từ nhà máy sau đó trao đổi trên chợ. Người ta cảm thấy như thế cũng thuận tiện hơn vì trên chợ có trang phục truyền thống mặc thường ngày đến cả trang phục mặc khi tang ma. Cho nên, người viết cho thấy đặc điểm chung về trang phục của hai bên hiện nay một phần lớn phụ thuộc vào trang phục sản xuất từ nhà máy. Để lý giải sự tương đồng trang phục truyền thống giữa người Hà NHì Đen và người Hà Nhì Lô Mê ngoài dựa vào môi trường tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi để trồng cây chàm, còn dựa trên những phong tục tập quán của tộc người như cách đeo bộ tóc giả “cho pẹ hay sơ pè” của phụ nữ Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê.

Một phần của tài liệu Luận văn văn hóa người hà nhì đen (nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở y tý, bát xát, lào cai, việt nam và nhóm ở má ga tý, kim bình, vân nam, trung quốc)​ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)