7. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn của đề tài
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Kinh tế của huyện tiếp tục phát triển với tốc độ khá; tỷ trọng các ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụtăng nhanh; nông, ngƣ nghiệp phát triển ổn định; cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng; đời sống vật chất của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao. Giá trị sản xuất năm 2016: Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 2010) 9 tháng đầu năm đạt 5.970,5 tỷ đồng, đạt 68,5% kế hoạch năm, tăng 7,4% so với cùng kỳ.
Kinh tế của huyện Kiến Xƣơng có sự tăng giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp đều có sự tăng lên rõ rệt. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng có sự tăng lên mạnh nhất và mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất cho huyện Kiến Xƣơng. Để đạt đƣợc điều đó là nhờ có sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, trong những năm tới ngoài việc tiếp
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 28
tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cần đầu tƣ đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại, tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện. Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế cũng từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng – dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2016, dân sốtrên địa bàn huyện Kiến Xƣơng có 226.978 ngƣời, phân bố 37 xã, thị trấn, mật độ dân số 1.123 ngƣời/km2. Trên địa bàn huyện Kiến Xƣơng có hệ thống giao thông khá thuận lợi và đa dạng. Hệ thống giao thông của huyện có giao thông đƣờng thủy và giao thông đƣờng bộ cụ thể: Hệ thống giao thông đƣờng bộ: có đƣờng tỉnh lộ, huyện lộ, đƣờng xã và giao thông nông thôn. Một số tuyến giao thông đƣờng bộ chính của huyện:
+ Quốc Lộ 37 B chạy qua địa bàn của huyện dài 17,7km, qua địa bàn các xã An Bồi, TT Thanh Nê, Quang Trung, Quang Hƣng, Nam Bình, Bình Định, Bình Thanh, Hồng Tiến.
+ Tỉnh lộ 39B (458) chạy qua địa bàn huyện dài 13,7km, qua địa bàn các xã Vũ Ninh, Vũ Quý, Quang Bình, Hòa Bình, Bình Minh, thị trấn Thanh Nê, An Bồi.
+ Tỉnh Lộ 222 (457) chạy qua địa bàn của huyện dài 22km và chia làm 2 đoạn: đoạn từ ngã tƣ bờ hồ thị trấn Thanh Nê đi xã Trà Giang, đoạn từ ngã tƣ bờ hồ thị trấn Thanh Nê đi xã Hồng Tiến.
+ Đƣờng xã và giao thông nông thôn: Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên việc xây dựng và mở rộng các tuyến giao thông nối các xã với nhau và giao thông nông thôn trong các xã thực hiện đƣợc không nhiều.
+Toàn huyện có 26 tuyến sông trục chính do nhà nƣớc quản lý chiều dài 115km; 157 tuyến sông trục do địa phƣơng quản lý dài 206,6km, 112 sông dẫn nƣớc trạm bơm điện, có 162 trạm bơm điện, có 23,65km đê sông. Hệ
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 29
thống giao thông đƣờng thủy: Huyện Kiến Xƣơng có những điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đƣờng thủy với hệ thống sông ngòi bao quanh và xuyên tâm. Tuy nhiên so với huyện láng giềng là huyện Thái Thụy thì huyện Kiến Xƣơng chƣa có điều kiện phát triển vận tải đƣờng thủy. Đƣờng thủy qua ba sông: sông Hồng, sông Trà Lý, sông Kiến Giang với tổng chiều dài qua huyện khoảng 50km.
Ngành giáo dục – đào tạo huyện Kiến Xƣơng đã có nhiều cố gắng trong việc tham mƣu, tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống giáo dục – Đào tạo phát triển cân đối đồng bộ và đủ mạnh để đảm bảo quyền và nghĩa vụ học tập của ngƣời dân. Tập trung xây dựng mạng lƣới trƣờng, lớp học theo hƣớng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện từng bƣớc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong thời đại mới. Mạng lƣới y tế của huyện đã đƣợc sắp xếp và xây dựng đủở các tuyến huyện bao gồm bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế huyện và phòng y tế huyện. Tuyến xã, thị trấn gồm 37 trạm y tế cấp xã. Ngoài ra, toàn huyện còn có 10 cơ sở khám chữa bệnh y tế cổ truyền, 10 cơ sở hành nghề y tƣ nhân, 119 cơ sở kinh doanh dƣợc (có 37 quầy thuốc trạm y tế xã). Đến nay, toàn huyện có 24 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia. Công tác thông tin tuyên truyền đƣợc triển khai tích cực, thƣờng xuyên bám sát các sự kiện chính trị của huyện, các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nƣớc, địa phƣơng. Hoạt động văn hóa thông tin phát triển khá, nội dung các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đƣợc duy trì, bảo tồn, phát huy; các tập quán lạc hậu từng bƣớc xóa bỏ, trình độ dân trí nhiều mặt đƣợc nâng lên. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đƣợc triển khai có chiều sâu. Thực hiện nếp sống mới có nhiều chuyển biến tích cực.[4]