Lưu lượng xả thải

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA HEINEKEN CÔNG SUẤT 5000m3 NGÀY đêm (Trang 34)

7. Ý nghĩa đề tài

1.4.1. Lưu lượng xả thải

Tại nhà máy, nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn sau: công đoạn nấu, công đoạn lên men, lọc bia, vệ sinh chai lọ, chiết chai, vệ sinh nhà xưởng, nước xả từ hệ thống xử lý nước cấp và nước từ phòng thí nghiệm.

- Theo tiêu chuẩn phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất của 1m3 bia: 5,4 m3 nước thải/m3 bia (đối với nhà máy mới theo WHO 1993).

- Nhà máy hoạt động 6.5 ngày/tuần với công suất là 310×106 lít/năm (tương đương là 420×103 m3/năm), nên ta có thế tính lượng nước thải sản xuất tương ứng phát sinh:

3

310.10

Q = 5,4 = 4953

338  ( m3/ngày).

- Lượng nước thải của công nhân được tính theo mục trên là 38.4 (m3/ngày). Vậy lượng nước thải sản của nhà máy phát sinh khoảng 5000 m3/ngđ.

1.4.2. Thông số ô nhiễm

Nước thải được phân tích và có các thông số ô nhiễm trung bình như sau:

Bảng 1.1: Thông số ô nhiễm của nhà máy

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 pH 6.5-7.5 - 2 BOD5 2000 mg/l 3 COD 2500 mg/l 4 TSS 250 mg/l 5 TKN 75 mg/l 6 P 15 mg/l

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN

12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BIA VÀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM 2.1. Tổng quan về ngành bia

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp Bia

Bia là một loại đồ uống được chế biến chủ yếu từ đại mạch nảy mầm (thóc malt), hoa bia (houblon), nguyên liệu phụ là gạo, ngô và nước. Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều sản xuất hoặc tiêu thụ bia, nó phụ thuộc nhiều vào khả năng kinh tế và thị hiếu tiêu dùng.

Trong các thập kỉ qua, sản lượng bia thế giới tăng khoảng 36,5%. Các nước có sản lượng lớn như: Trung Quốc, Nga, Brazil, Việt Nam, Ukraina. Mức tiêu dùng bia trên thế giới khá cao, bình quân đạt 22 lít/người/năm. Theo Euromonitor (công ty nghiên cứu thị trường) dự báo châu Á và châu Phi là hai thị trường bia có triển vọng cao nhất. Sản lượng bia có tỷ lệ tăng trưởng thường niên khá cao ở mức 3,8% tại châu Á và 4,6% tại châu Phi trong năm 2012 cho đến năm 2016. Nguyên nhân là do những khu vực này có dân số đông (chiếm 60% và 14% thế giới) độ tuổi uống bia 20 - 40 tuổi chiếm phần đông dân cư.

Sản xuất bia tại Việt Nam chiếm tỉ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ uống có cồn, sản phẩm bia chiếm 97,3% tổng sản lượng đồ uống có cồn được tiêu thụ (WHO 2014) và là ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, lợi nhuận cao.

Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức tiêu thụ bia. Và cũng là một trong 25 quốc gia tiêu thụ bia mạnh nhất thế giới. Với sức tiêu thụ và bình quân tăng trưởng cao, thị trường bia Việt Nam còn dự báo tiềm năng tăng trưởng cao hơn nữa, dự đoán xếp thứ 3 tại châu Á chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc. Sức tiêu thụ lớn làm tăng thị trường cạnh tranh ở Việt Nam, xuất hiện hàng loạt nhãn hiệu bia mới. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, cho dù đã có nhiều thương hiệu thất bại, các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Với hơn 350 cơ sở sản xuất bia, tập trung quanh khu vực các thành phố lớn, bia Việt Nam có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Theo báo cáo sơ kết tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại của Bộ Công Thương, tính chung 6 tháng đầu năm 2015 sản lượng bia các loại ước tính đạt 1532,5 triệu lít, tăng 5,6% so với kì trước.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN

13

2.1.2. Nguyên liệu và quá trình sản xuất bia

2.1.2.1. Nguyên liệu

Nước

Nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất, thông thường từ 90-95% khối lượng bia. Nước ngoài việc tham gia vào thành phần của bia còn tham gia vào toàn bộ quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất. Nước là dung môi hòa tan các hợp chất hóa học (như tinh bột, đường, protein, chất béo, …) trong hạt malt, các hợp chất đắng, thơm trong hoa bia. Các enzym tham gia vào quá trình thủy phân các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất đơn giản hơn cho nấm men sử dụng. Sau đó, nấm men tiếp tục sống và phát triển trong môi trường nước.

Bên cạnh đó, các quá trình công nghệ khác trong nhà máy bia cũng sử dụng nước là thành phần chính như: hơi nước bão hòa để truyền nhiệt từ lò hơi đến các thiết bị sử dụng nhiệt, hỗn hợp nước-Glycol dùng để dẫn lạnh, nước dùng trong hệ thống thanh trùng,…

Như vậy, nước có vai trò cực kỳ quan trọng cho sản xuất bia. Tính chất nước tác động đến hương vị của bia. Các loại bia khác nhau yêu cầu nguồn nước đầu vào khác nhau.

Bảng 2.1: Yêu cầu đối với chất lượng nước trong sản xuất bia

Thành phần Đơn vị Hàm lượng Độ pH - 6,5 – 7 Độ cứng oH 5 – 12 Muối Cacbonat mg/l 50 Muối Mg2+ mg/l 100 Muối clorua mg/l 75 – 150 CaSO4 mg/l 150 – 200 NH3 và muối NO2 mg/l Không có Sắt Fe2+ mg/l < 0,3 Vi sinh vật Tế bào/ml < 100 ❖ Malt (đại mạch)

Malt là hạt đại mạch được nảy mầm trong điều kiện nhân tạo. Hạt đại mạch được ngâm trong nước, sau đó được tạo môi trường ẩm để thích hợp cho việc nảy mầm. Quá

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN

14

trình nẩy mầm, một lượng lớn các enzyme xuất hiện và tích tụ trong hạt đại mạch như: enzyme amylaza, enzyme proteaza. Các enzyme này là những nhân tố thực hiện việc chuyển các chất trong thành phần hạt đại mạch thành nguyên liệu mà nấm men có thể sử dụng để tạo thành sản phẩm là bia, khi hạt đại mạch đã nảy mầm, người ta đem sấy khô ở nhiệt độ cao, trong thời gian ngắn, tùy theo nhiệt độ sấy mà ta thu được những loại malt khác nhau.

Hình 2.1: Các loại Malt sử dụng trong sản xuất bia

- Malt vàng: sấy ở nhiệt độ 800C - Malt socola: sấy ở nhiệt độ 1000C

Phải chọn đại mạch chứa ít protein, làm ướt đến 42-48%, nảy mầm ở nhiệt độ tương đối (13-180C) và phải thông gió tốt. Trong điều kiện đó, hạt sẽ tích tụ nhiều enzyme, tiêu hao đạm và polysaccharit, đường cũng tích tụ với số lượng vừa đủ.

Quá trình sấy thực hiện nhanh trong 24 giờ. Sau đó loại bỏ mầm vì mầm có thể mang lại cho bia vị không bình thường. Không thể dùng malt vừa sấy xong để làm bia mà phải qua quá trình bảo quản, vì trong quá trình bảo quản malt sẽ hút ẩm từ không khí, độ ẩm dần dần tăng lên, trong malt lúc này xuất hiện một số hiện tượng hóa lý ngược với lúc sấy khô. Tất cả những thay đổi dẫn đến một sản phẩm hoàn chỉnh đó là malt chín tới.

Thành phần hóa học của malt (tính theo % chất thô)

+ Tinh bột: 58% + Chất khoáng: 2.5% + Lipid: 2.5% + Saccharose: 5%

+ Đường khử: 4% + Protid: 10%

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN

15

Malt được sử dụng ở dạng chất khô hòa tan thành dịch đường. Malt là nguyên liệu truyền thống, thiết yếu, không thể thiếu được trong quá trình sản xuất bia.

Hoa Houblon

Hoa houblon có tên khoa học là Humulus lupulus L, là một loại cây lưu niên thuộc họ dây leo, có độ cao trung bình từ 6-8 m. Hoa Houblon là nguyên liệu chính thứ 2 dùng để sản xuất bia, hoa Houblon góp phần tạo ra mùi vị đặc trưng của bia, ngoài ra hoa Houblon còn được sử dụng như một chất bảo quản bia, làm tăng tính ổn định, khả năng tạo bọt, tính giữ bọt, làm cho bột mịn và xốp.

Hình 2.2: Hoa Houblon sử dụng trong sản xuất bia

Men bia (Yeast)

Năm 1886, Dr Eilon, học trò của Louis Pasteur phát triển thành công Heineken “A-yeast” - men bia đặc trưng của Heineken vẫn còn được ứng dụng trong công nghệ sản xuất bia ngày nay của Heineken và giúp mang lại cho các sản phẩm của Heineken một hương vị riêng độc đáo.

Yêu cần chất lượng của nấm men trước khi đưa vào làm men.

+ Khi đưa vào sản xuất tỉ lệ men chết dưới 2%, tỉ lệ nảy chồi lớn hơn 10%. Thời kỳ mạnh nhất khi độ đường xuống nhanh nhất có thể trên 80%.

+ Nấm men đưa vào dịch đường để lên men phải được từ 10-20 triệu tế bào/ml dịch giống.

+ Nấm men phải có khả năng chuyển hóa các đường đôi, đường đơn giản, các peptid, acid amin, giải phóng ra CO2, rược etylic và nhiệt.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN

16

+ Nấm men phải thuần chủng

Hình 2.3: Men bia

Sản phẩm thay thế (Gạo)

Ở nước ta nguyên liệu thay thế được sử dụng là gạo, do nước ta có nguồn gạo dồi dào, mặc khác việc nghiền, xay gạo cũng giản đơn, không cần phải ngâm.

Gạo được dùng thay thế một phần malt để làm giảm giá thành sản phẩm.

Hình 2.4: Gạo

Yêu cầu kỹ thuật của gạo:

- Trắng, đều hạt, không ẩm mốc, không có mùi hôi, sạn rác, không mối mọt - Tỷ lệ tạp chất < 2%

- Độ ẩm: 13-13.5% - Tinh bột: 76% chất khô - Tro: 1.1% chất khô

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN 17 - Chất béo: 1.6% chất khô - Cellulose: 5.8% chất khô 2.1.2.1. Quá trình sản xuất a. Chuẩn bị

Malt và gạo (gọi tắt là nguyên liệu) được đưa đến bộ phận nghiền nguyên liệu thành các mảnh nhỏ, sau đó được chuyển sang nồi nấu để tạo điều kiện cho quá trình chuyển hóa nguyên liệu và trích ly tối đa các chất hoà tan trong nguyên liệu. Các nhà sản xuất bia thường sử dụng các thiết bị nghiền khô hoặc nghiền ướt.

- Đối với gạo: do gạo chưa qua nảy mầm nên cấu trúc tinh bột còn nguyên vẹn, nên gạo cần phải được nghiền càng mịn càng tốt.

- Đối với malt: Việc nghiền malt cần đáp ứng 2 yêu cầu là đảm bảo được hiệu suất chuyển hóa cao trong quá trình nấu và dễ dàng lọc được dịch đường sau khi đường hóa. Độ mịn của malt sau khi nghiền phụ thuộc vào công nghệ lọc hèm sau khi đường hóa và loại máy nghiền được lựa chọn trong hệ thống thiết bị.

b. Nấu

Quá trình nấu gồm 4 công đoạn:

- Hồ hóa và đường hóa: nguyên liệu sau khi xay nghiền được hòa trộn với nước theo tỷ lệ nhất định và được chuyển tới thiết bị hồ hóa và đường hóa. Bằng cách điều chỉnh hỗn hợp nguyên liệu ở các chế độ thích hợp (nhiệt độ, thời gian, pH), hệ enzyme có sẵn trong nguyên liệu hoặc các enzyme được bổ sung từ nguồn bên ngoài chuyển hóa các chất dự trữ có trong nguyên liệu thành dạng hòa tan. Các enzyme thủy phân tinh bột tạo thành các loại đường dễ lên men và các dẫn xuất có phân tử lượng thấp hơn của tinh bột. Các enzyme thủy phân các chất protein thành axít amin và các dẫn xuất của protein. Các chất gôm, xenlulo cũng được thủy phân một phần thành các chất hoà tan. Dịch sau khi đường hóa được tách khỏi bã qua máy lọc.

- Lọc dịch đường: hèm được đưa qua máy lọc nhằm tách bã hèm ra khỏi nước nha. Thiết bị lọc dịch đường phổ biến có 2 loại là nồi lọc lắng hoặc máy ép lọc khung bản.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN

18

- Đun sôi với hoa houblon: dịch đường sau khi lọc được nấu với hoa houblon bằng cách đun sôi trong 60-90 phút. Mục đích của quá trình nhằm ổn định thành phần của dịch đường, tạo cho sản phẩm có mùi thơm đặc trưng của hoa hublon, diệt khuẩn dịch đường trước khi vào lên men.

- Lắng nóng dịch đường: dịch sau khi nấu được đưa qua bồn lắng xoáy nhằm tách bã hoa houblon và cặn tạo thành trong quá trình lắng nóng trước khi chuyển vào lên men. Quá trình nấu sử dụng nhiều năng lượng dưới dạng nhiệt năng và điện năng cho việc vận hành các thiết bị; hơi nước phục vụ mục đích gia nhiệt và đun sôi.

c. Lên men

Làm lạnh và bổ sung ôxy: dịch đường sau lắng có nhiệt độ khoảng 90 - 95oC được hạ nhiệt độ nhanh đến 8 - 10oC và bổ sung ôxy với nồng độ 6 - 8 mg O2/lít. Quá trình lạnh nhanh được thực hiện trong các thiết bị trao đổi nhiệt với môi chất lạnh là nước lạnh 1-2oC.

Chuẩn bị men giống: Nấm men được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, sau đó được nhân trong các điều kiện thích hợp để đạt được mật độ nấm men cần thiết cho lên men.

Lên men chính: dịch đường được cấp bổ sung ôxy, làm lạnh đến nhiệt độ thích hợp để tiến hành quá trình lên men chính với thời gian và điều kiện phù hợp. Việc lên men có thể được thực hiện trong các tank không có bảo ôn và đặt trong nhà lạnh được kiểm soát nhiệt độ theo chế độ nhiệt độ chung của phòng lên men. Công nghệ lên men trong phòng lạnh hiện nay không còn phổ biến do tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc chạy lạnh cho phòng lên men và khó khăn trong việc thao tác vận hành. Ngày nay việc lên men phổ biến được tiến hành trong các tank liên hoàn được thiết kế phù hợp cho công nghệ lên men của các nhà sản xuất khác nhau với hệ thống kiểm soát nhiệt độ và dễ dàng tự động hóa. Khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men được thu hồi. Thời gian lên men chính thường là 5-7 ngày. Trong trường hợp lên men chìm, sau khi kết thúc lên men chính nấm men kết lắng xuống đáy các tank lên men và được lấy ra ngoài gọi là men sữa. Nấm men sẽ được lấy một phần để tái sử dụng cho lên men các tank tiếp theo hoặc được thải bỏ. Trong trường hợp lên men nổi, nấm men tập trung lên bề mặt và cũng được tách một phần khỏi dịch lên men.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN

19

Lên men phụ: dịch sau khi kết thúc giai đoạn lên men chính được chuyển sang giai đoạn lên men phụ để hoàn thiện chất lượng bia (tạo hương và vị đặc trưng). Quá trình lên men này diễn ra chậm, tiêu hao một lượng đường không đáng kể, bia được lắng trong và bão hoà CO2. Thời gian lên men từ 14-21 ngày hoặc hơn tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng loại bia.

d. Lọc bia và hoàn thiện sản phẩm

Lọc bia: Sau lên men, bia được đem lọc để đạt được độ trong theo yêu cầu. Lọc bia được tiến hành bằng nhiều loại thiết bị khác nhau. Các loại máy lọc bia thường dùng là máy ép lọc khung bản có sử dụng giấy hoặc vải lọc. Trong những năm trước đây nhiều nhà máy sử dụng các máy lọc đĩa nằm ngang với các thiết kế khác nhau. Gần đây các nhà sản xuất bia trong các nhà máy quy mô lớn sử dụng máy lọc nến với các cột lọc là các cột lưới inox có bề mặt lọc rộng, kích thước máy gọn, vận hành hoàn toàn tự động, dễ kiểm soát độ trong của bia và chất lượng bia ổn định hơn. Việc lọc trong bia luôn thực hiện với sự duy trì nhiệt độ lạnh cho bia trước và sau khi lọc khoảng -1oC đến 1oC. Tác nhân quan trọng để lọc bia là các loại bột trợ lọc khác nhau. Sau khi lọc chúng trở thành chất thải và là vấn đề gây ô nhiễm lớn trong quá trình sản xuất.

Hoàn thiện sản phẩm, bia có thể được lọc hoặc xử lý qua một số công đoạn như qua hệ thống lọc trao đổi chứa PVPP hoặc silicagel để loại bớt polyphenol và protein trong bia, tăng tính ổn định của bia trong quá trình bảo quản. Nhằm mục đích tăng tính ổn định của bia người ta có thể sử dụng thêm các enzyme hoặc chất bảo quản được phép sử dụng trong sản xuất bia.

Pha bia: Trong công nghệ sản xuất bia gần đây các nhà sản xuất tiến hành lên men bia nồng độ cao (phổ biến trong khoảng 12.5 - 16 độ plato) để tăng hiệu suất thiết bị và tiết kiệm năng lượng. Trong quá trình lọc và hoàn thiện sản phẩm họ sẽ pha loãng

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA HEINEKEN CÔNG SUẤT 5000m3 NGÀY đêm (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)