7. Ý nghĩa đề tài
4.2.1. Phương á n1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN
50
Thuyết minh công nghệ
Dựa vào đặc tính nước thải của nhà máy, nước thải từ quá trình sản xuất bia có các chỉ tiêu ô nhiễm rất cao (COD, BOD, Tổng Nitơ, Amoni, Tổng Photpho, TSS). Do đó việc xử lý COD, BOD mang tầm quan trọng trong công trình. Tỉ lệ BOD:COD phù hợp với việc ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình xử lý.
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất được dẫn qua song chắn rác thô, tại đây các chất thải từ quá trình sản xuất có kích thước lớn hơn 2mm…được giữ lại và chuyển vào giỏ chứa rác, rác được công nhân thu gom thường xuyên khi đầy.
Nước thải sau khi đi qua song chắn rác thô sẽ được tập trung về hố thu gom. Hố thu gom không có chức năng xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải mà chỉ có chức năng lưu chứa trung chuyển để bơm chìm bơm nước thải lên thiết bị lược rác tinh.
Từ hố thu gom, nước thải được bơm chìm bơm lên thiết bị lược rác tinh để tách các chất rắn có kích thước nhỏ nhằm tránh các sự cố về bơm, ngăn chặn sự mài mòn động cơ bơm tại các qui trình xử lý đơn vị tiếp theo ngăn chặn sự xâm nhập các chất lạ trong bể xử lý sinh học mà có thể gây kết tủa thành các chất rắn nổi trong bể sinh học dẫn đến hệ thống xử lý kém hiệu quả.
Nước sau khi bơm qua lược rác tinh sẽ chảy vào qua bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau, giúp cho các vi sinh có thể thích nghi với nước thải trong điều kiện ổn định, tránh được tình trạng vi sinh bị sốc tải khi đi qua cụm bể sinh học phía sau. Thiết bị thổi khí cấp khí vào bể nhằm xáo trộn để tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí, tránh sự lắng cặn, tránh phân hủy chất hữu cơ gây mùi và giải phóng một lượng chlorine dư phát sinh ra từ công tác vệ sinh nhà xưởng.
Bể UASB có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng nước đầu vào, vì vậy cần bể trung gian, mục đích để điều chỉnh pH trước khi vào bể kỵ khí UASB. Nước sau khi qua bể trung gian, sẽ được bơm tiếp tục qua bể kỵ khí (UASB) có nhiệm vụ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải trong điều kiện không có oxy. Trong diều kiện kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy thành hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn tạo nên sự xáo trộn. Khí tạo ra sẽ bám vào các hạt bùn nổi lên bề mặt va chạm với tấm hướng dòng. Tấm này có nhiệm vụ tách khí, bùn, nước. Bùn đã tách khí sẽ rơi xuống lại tầng bùn lơ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN
51
lửng. Khí sinh học được thu bằng hệ thống thu khí. Đồng thời lượng bùn có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy, định kỳ bùn này sẽ được đưa về bể chứa bùn.
Tiếp đó, nước thải được dẫn qua bể thiếu khí (Anoxic). Trong môi trường thiếu khí, nitrate trong nước thải được chuyển hóa thành nitơ tự do. Ngoài ra trong môi trường thiếu khí vi sinh vật có khả năng hấp phụ photpho cao hơn mức bình thường do photpho lúc này không những chỉ còn cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn dự trữ trong tế bào để sử dụng cho các giai đoạn hoạt động tiếp theo. Từ bể Anoxic nước thải được dẫn sang bể bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng (Aerotank). Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy được cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính) phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước.
Nước thải sau khi ra khỏi bể Aerotank sẽ bơm sang bể lắng. Trước bể lắng sẽ được dẫn qua thiết bị Staticmixer để châm hóa chất keo tụ. Vì lượng TSS không cao nên tiến hành keo tụ tạo bông trực tiếp tại bể lắng. Hóa chất được trộn bởi thiết bị khuấy trộn tĩnh (static mixer) giúp keo tụ TSS, ngoài ra lượng hóa chất châm vào sẽ hỗ trợ loại bỏ Photpho. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật ra từ bể hiếu khí. Phần bùn sau lắng (tại ngăn thu bùn) được dẫn về bể chứa bùn, một lượng bùn được bơm tuần hoàn về bể Anoxic. Phần bùn dư còn lại sẽ được bơm vào bể chứa bùn cùng với lượng bùn từ bể UASB. Bùn sau khi về bể chứa bùn sẽ được bơm vào máy ép bùn. Tại máy ép bùn, bùn sẽ được bơm thêm hóa chất Polymer Cation tạo điều kiện kết dính bùn với nhau. Bùn sau ép được mang đi xử lý theo quy định, phần nước tách pha từ bể nén bùn và máy ép bùn được dẫn về bể tiếp nhận nước thải để tiếp tục xử lý.
Tại bể khử trùng, chất khử trùng Chlorine được bơm hóa chất bơm vào để tiêu diệt các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform… có trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Nước sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 11:2015/BTNMT, cột A.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN
52