7. Ý nghĩa đề tài
4.2.1. Phương án 2
❖ Thuyết minh công nghệ
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất được đẫn qua song chắn rác, song chắn rác được sử dụng để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn hơn 2mm…nhằm bảo vệ các công trình phía sau, cản các vật lớn đi qua làm tắc hệ thống làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý tiếp theo. Sau đó nước được bơm dến hố thukhông có chức năng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN
53
xử lý chỉ tiêu ô nhiễm mà chỉ có chức năng lưu chứa trung chuyển để bơm nước thải lên bể điều hòa.
Nước từ hố thu gom trước khi vào để điều hòa cần qua thiết bị lược rác tinh để tránh các sự cố hệ thống, sau đó được chảy qua bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ, nhiệt độ tránh gây hiện tượng quá tải cho vi sinh vật trong các bể phía sau. Điều này giúp tạo chế độ làm việc ổn định, cải thiện hiệu quả, đồng thời giảm kích thướt của các công trình phía sau. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống thổi khí nhằm mục đích xáo trộn đều nước thải, tránh sự lắng cặn trong bể và phân hủy kỵ khí gây mùi hôi và giảm một phần chất hữu cơ có trong nước thải.
Tiếp theo đó nước được dẫn đến bể trung gian để điều chỉnh pH thích hợp. Sau đó được dẫn qua bể kỵ khí (UASB) có nhiệm vụ phân hủy các chất hữu cơ và khử phốt pho trong nước thải ở điều kiện không có oxy, thành các khí sinh học và các sản phẩm hữu cơ khác.
Nước thải tiếp tục đi qua máng thu nước đưa qua mương oxi hóa, tại đây xảy ra quá trình hiếu khí nhờ có thiết bị khuấy trộn mà quá trình thiếu khí nhờ nước luận phiên chảy dọc theo mương giúp xử lý được lượng BOD, Nito, Photpho còn lại có trong nước thải. Nước thải sau khi ra khỏi mương oxi hóa sẽ bơm sang bể lắng. Trước bể lắng có lắp thiết bị Staticmixer để châm hóa chất keo tụ.
Vì lượng TSS không cao nên tiến hành keo tụ tạo bông trực tiếp tại bể lắng. Hóa chất được trộn bởi thiết bị khuấy trộn tĩnh (static mixer) giúp keo tụ TSS, ngoài ra lượng hóa chất châm vào sẽ hỗ trợ loại bỏ Photpho. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật ra từ bể hiếu khí. Bùn sau khi về bể chứa bùn sẽ được bơm vào máy ép bùn. Tại máy ép bùn, bùn sẽ được bơm thêm hóa chất Polymer Cation tạo điều kiện kết dính bùn với nhau. Bùn sau ép được mang đi xử lý theo quy định, phần nước tách pha từ bể nén bùn và máy ép bùn được dẫn về bể tiếp nhận nước thải để tiếp tục xử lý.
Phần nước trong sau giai đoạn lắng sẽ được dẫn vào bể khử trùng, chất khử trùng Chlorine được bơm hóa chất bơm vào để tiêu diệt các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform… có trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Nước sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 11:2015/BTNMT, cột A.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. ĐẶNG HOÀNG THANH SƠN
54