Giải pháp về kinh phí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp (Trang 113 - 117)

TẾ – SINH THÁI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TRONG ĐÊ BAO HUYỆN HỒNG NGỰ

6.3.3.6Giải pháp về kinh phí

- Hàng năm, từng Hợp Tác Xã và hộ nông dân, cơ sở căn cứ vào thực trạng tình hình kinh tế và vấn đề ô nhiễm của mình để đưa ra những giải pháp hợp lý về sản xuất và bảo vệ môi trường.

- UBND phường xã, các Hợp Tác Xã chủ động tự sắp xếp nguồn vốn đã được cân đối trong kế hoạch ngân sách của địa phương hàng năm, vốn của Hợp Tác Xã và huy động các nguồn vốn khác do địa phương quản lý bảo vệ đê bao và xây dựng mô hình phù hợp. Bên cạnh đó, cần huy động vốn từ các nguồn khác như : vốn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, vốn cho vay với lãi suất ưu đãi, …

Hướng huy động vốn cần thực hiện là :

- Đưa ra các mô hình sản xuất thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều nhà kinh tế.

7.1 KẾT LUẬN

Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của nền phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của huyện cũng như sự phát triển của đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mới, triệt để tận dụng những tài nguyên sẵn có từng bước xây dựng mô hình sản xuất phù hợp theo định hướng hướng tương lai.

Nghiên cứu đánh giá các mô hình sản xuất trong đê bao huyện Hồng Ngự dựa trên tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với xu hướng chung của đồng bằng sông Cửu Long trong công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững như hiện nay.

Nếu các mô hình sản xuất trong đê bao huyện Hồng Ngự được thực hiện mang lại lợi ích kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề về môi trường, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư thúc nền kinh tế của huyện, bảo vệ sức khỏe của dân cư, cải thiện cuộc sống cộng đồng và giáo dục được quan tâm. Vì vậy, cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn và những vấn đề về môi trường sẽ được giải quyết một cách triệt để.

Khó khăn hiện nay là việc xây dựng đê bao mới thực hiện một cách nhanh chóng trong những thập niên trở lại nay, lợi ích đê bao mang lại trước mắt rất cụ thể còn những nguy cơ tiềm tàng phá huỷ môi trường chưa được bộc lô rõ, nếu có cũng bị xem nhẹ. Chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác động của đê bao đối với môi trường. Đây còn là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học. Mặc khác, huyện chưa có quy hoạch rõ ràng

Người dân còn thiếu ý thức và thiếu kiến thức môi trường. Không những thế, trong khi lực lượng quản lý còn rất mỏng thì vẫn chưa huy động được các nguồn lực khác cùng tham gia quản lý và bảo vệ môi trường, dẫn đến chất lượng môi trường trong đê bao ngày càng giảm sút, ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

7.2. KIẾN NGHỊ

Viễn cảnh, xây dựng huyện Hồng Ngự trở thành nơi góp phần lớn cung cấp lương thực thực phẩm cho tỉnh Đồng Thápï, là trung tâm kinh tế phát triển, là vùng biên giới trọng điểm, nông nghiệp phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Vì vậy, cần tìm ra mô hình sản xuất cụ thể phù hợp với tình trạng đất của huyện nằm trong vùng đê bao là nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay của huyện, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Kiến nghị với các Sở, Ban, Ngành tỉnh có liên quan:

- Sở Tài Nguyên và Môi Trường nên lập các các kế hoạch, để có những nghiên cứu về đê bao để đề ra những định hướng phát triển cho huyện. Dự báo những nguy cơ về ngập lụt, vỡ đê.

- Sở Giáo Dục kết hợp với các ban nghành tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu rõ lợi ích cũng như hạn chế của đê bao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Nên nắm bắt những thời cơ trong việc hợp tác quốc tế, sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cho phép giúp nông dân trong chuyển đổi mô

nghành nghề chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

- Tỉnh, huyện cần mở rộng hơn nữa trong chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Cụ thể như mô hình lúa - tôm cần được nhân rộng. Giống lúa, tôm, công nghệ chuyển giao trước sau đó thu hoạch trả dần giúp người nông dân mạnh dạn tham gia.

Kiến nghị với các ban ngành huyện:.

- Huyện cần thực hiện nghiên cứu kỹ hơn về mô hình sản xuất trong từng đê bao của các xã.

- Cần huy động các nguồn kinh phí từ xã hội đóng góp cho việc thực thi bảo vệ tốt đê bao.

- Cần giám sát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến đê bao để kịp thời xử lý và báo cáo cho các cấp lãnh đạo để biện pháp xử lý và hạn chế các sự cố.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các mô hình sản xuất trong đê bao đã được nhà nước ưu tiên đầu tư, tránh hiện tượng thất thoát, xây dựng mô hình bất hợp lý gây lãng phí của công.

- Cần có chủ trương thống nhất từ Trung Ương đến địa phương trong các dự án xây dựng các mô hình sản xuất trong đê bao tránh trường hợp đưa ra những mô hình không được sự đồng ý của người dân.

- Phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong công tác bảo vệ và xây dựng đê bao cũng như cán bộ am hiểu về kỹ thuật của các mô hình sản xuất để việc chuyển giao khoa học kỹ thuật được tiến hành một cách nhanh chóng và thuận lợi để phát triển thành công các mô hình sản xuất trong đê bao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp (Trang 113 - 117)