HÌNH CANH TÁC TẠI HUYỆN HỒNG NGỰ 5.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC
5.3 SO SÁNH GIỮA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT
• Sinh thái
Mô hình lúa – lúa, lúa- rau màu thực hiện trên toàn huyện trong cả hai vùng đê bao, lâu năm. Mô hình lúa- thủy sản chỉ mới được thực hiện trong thời gian gần đây. Do tình trạng các mô hình sản xuất cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và kết quả thu hoạch không cao. Mô hình này đã mang lại rất nhiều lợi ích, đa dạng hóa mô hình sản xuất, sử dụng ít nông dược bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
• Về năng suất, và hiệu quả kinh tế:
- Mô hình lúa- lúa: năng suất vụ Đông Xuân 6,5 tấn/ha, vụ Hè Thu 5,5 tấn/ha.
- Mô hình lúa- rau màu năng suất cũng gần bằng mô hình trên, năng suất rau màu tùy theo từng loại nhưng có thêm hoa màu vì vậy hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng rau màu không mang lại nhiều lợi ích do chỉ tiêu thụ trong huyện và các tỉnh lân cận không chế biến thành sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
- Mô hình lúa- thủy sản : năng suất lúa vụ Đông Xuân 6,1 tấn/ha, năng suất vụ Hè Thu 5,1 tấn/ha. Sản lượng lúa thấp hơn 2 mô hình trên do sử dụng ít phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhưng lượng tôm, cá thu được có giá trị cao. Giá cá tra từ 16.000- 20.000 đ/kg.Tôm càng xanh nặng 30- 50g/con, giá trên thị
• Kỹ thuật – vốn:
- Mô hình lúa- lúa, lúa – rau màu đã được thực hiện lâu đời. Kỹ thuật, quá trình chăm sóc bảo quản đơn giản, được sự phối hợp cùng cán bộ trạm khuyến nông tại địa phương hướng dẫn. Vốn ít, có thể thực hiện ở những hộ nông dân nhỏ lẻ, tự phát, đại trà mang tính khả thi. Vì huyện Hồng Ngự là huyện còn nghèo so với các huyện khác của tỉnh.
- Mô hình lúa – tôm: mới thực hiện được 11 tháng tại huyện An Bình A trong vùng đê bao lửng, với vốn đầu tư tương đối lớn 4,2 tỷ đồng nuôi trồng diện tích 34 ha. Nhà nước hỗ trợ giống, cách nuôi trồng kỹ thuật. Kỹ thuật tương đối khó, nên không thể thực hiện đại trà, cần có sự phối hợp nhiều nông hộ lại với nhau. Đây là mô hình mới có nhiều rủi ro khi thực hiện. Ít mang tính khả thi hơn so với mô hình truyền thống.