CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÊ BAO 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THAØNH VAØ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÊ BAO
3.2. TÌNH HÌNH ĐÊ BAO HIỆN NAY
Theo thống kê sơ bộ vào cuối năm 2005, toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long có 11.500 km đê bao, bờ bao ven sông kênh rạch. Tuy nhiên phân bố không đều ở các tỉnh với mật độ trung bình 2,4m/ha. Có khoảng 700km đường giao thông liên xã, huyện, tỉnh với cao trình 2,5-3,5 m và có hàng ngàn ô bao với quy mô 50-200 ha/ô bao. Hệ thống này được hình thành từ năm 1996 đến nay và cùng với các công trình khác góp phần đưa toàn vùng có 37.591 ha diện tích thích nghi với điều kiện ngăn lũ (chiếm 4,44% toàn vùng) có 97.017 diện tích sản xuất còn bấp bênh (chiếm 11,46% toàn vùng), 489.514 ha diện tích bảo vệ lũ tháng 8 (57,83%), 122.552 ha diện tích bảo vệ lũ cả năm (ngăn lũ triệt để, chiếm 14,48%). Ở Vĩnh Long, số lượng đê bao cũng không ngừng tăng từ 2.200 km vào năm 1998 lên trên 3.000km vào giữa năm 2006 với tốc độ tăng 100km/năm; Tốc độ diện tích thủy lợi được khép kín cũng không ngừng tăng lên từ 53.000 ha năm 2000 lên 91.678 ha vào giữa những năm 2006 và còn tăng nữa. Cùng với trên 1.900 km đường giao thông hình thành 469 tiểu vùng thủy lợi; Trong đó có 78.000 ha an toàn khi lũ đạt mức báo động III (chiếm 85% diện tích khép kín) và 41.241 ha đảm bảo an toàn trên đỉnh lũ lớn (chiếm 45,15% diện tích được khép kín). Nhìn chung hầu hết diện tích nông nghiệp ở nội vùng, dọc theo các kinh, rạch lớn, kinh phân vùng đều có đê bao, bờ bao, trừ một số dãy đất hẹp ven sông, đất trong vùng sạt lở mạnh thì chưa được bao.