CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÊ BAO 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THAØNH VAØ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÊ BAO
3.4.2 bao kiểm soát lũ theo thời gian (đê bao lửng)
Đê bao chống lũ đến tháng 8 hay còn gọi là đê bao lửng có mục đích là nâng dần cao trình các đường giao thông nông thôn, để bảo vệ lúa vụ 2.
Đê bao kiểm soát lũ tháng 8 theo quy mô nhỏ:
Từ đầu thập niên 80 của thế kỉ 20, ở vùng ngập sâu để sản xuất được 2 vụ lúa theo công thức Hè Thu + Đông Xuân, nhiều nơi nhân dân đã tiến hành đắp bờ bao kiểm soát lũ đầu vụ (tháng 8) để bảo vệ lúa Hè Thu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bơm tưới đầu vụ Đông Xuân nhằm xuống giống kịp thời vụ. Lúc bắt đầu có mô hình này, quy mô còn nhỏ, ở phạm vi hộ hoặc liên hộ, có nghĩa là từ 5 – 10 ha đến 100 ha. Cho đến nay, đê bao lửng đã trở thành chủ trương của ngành Thủy lợi và các tỉnh nên quy mô bao cũng như diện tích được mở rộng và có sự đầu tư kinh phí của nhà nước. Quy mô các ô bao phổ biến hiện nay khoảng 500 – 1000 ha.
Theo tài liệu thống kê của các địa phương ở vùng ngập sâu, phần lớn diện tích sản xuất 2 vụ Đông Xuân – Hè Thu đều có đê bao kiểm soát lũ tháng 8, tuy chất lượng còn thấp, mặt đê nhỏ, thiếu cống bọng. Do chỉ kiểm soát lũ đầu vụ, khi có lũ chính vụ, dòng chảy vẫn tràn qua nên thường xuyên bị lũ tàn phá, hàng năm phải tu bổ gây tốn kém đáng kể. Tuy nhiên, hệ thống đê bao kiểm soát lũ tháng 8 để bảo vệ lúa Hè Thu là một sáng tạo lớn của ngành thủy lợi và nhân dân vùng ngập lũ. Vấn đề xây dựng đê bao kiểm soát lũ đầu vụ tuy có cản trở dòng chảy lũ nhưng mang lại hiệu quả lớn cho sản xuất.
Đê bao kiểm soát đầu vụ và cuối vụ trên quy mô lớn:
Đây là tuyến kiểm soát lũ bằng hệ thống đê cống, đập cao su với mục đích hạ thấp mức nước lũ cho giai đoạn đầu vụ (tháng 8) và giai đoạn cuối vụ (từ tháng 11 – 12), chủ yếu dùng cho vùng ngập sâu. Ở thời kỳ lũ chính vụ vẫn để lũ chính vụ tràn vào đồng để tránh dâng nước ở thượng lưu.