Kiến nghị tầm vi mô

Một phần của tài liệu Thực Trạng hoạt động TTSP than cám 5 tại Cty TNHH một thành viên than mạo khê - TKV (Trang 53 - 57)

Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều yếu tố phức tạp cần phải xử lý và giải quyết, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác này vì vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải thường xuyên quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng tiêu thụ sao cho có hiệu quả.

Do cơ chế thị trường thay đổi nên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng có sự thay đổi đáng kể phù hợp với sự chuyển mình và xu hướng chung của đất nước và do sự tác động của chính sách cải cách kinh tế đang diễn ra nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Các doanh nghiệp cần phải thay đổi cách thức hoạt động của mình sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển bền vững. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường phản ánh sự phát triển và khẳng định lợi thế của doanh nghiệp trên thương trường.

Vì thế công tác nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và ý nghĩa thiết thực của nó đối với sự sống còn và phát triển. Mở rộng thị trường tiêu thụ là một trong những trọng tâm hàng đầu của doanh nghiệp đồng thời đây cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp.

Phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có của doanh nghiệp, là một vấn đề quan trọng trong SXKD, tận dụng mọi khả năng để khai thác triệt để những khả năng đó một cánh lịnh hoạt, nhịp nhàng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Qua quá trình nghiên cứu công tác tiêu thụ sản phẩm, dựa trên cơ sở lý thuyết và thông qua phân tích điều kiện, tình hình thực tế của công ty than Mạo Khê tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những bất cập trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty và phát huy hơn nữa thế mạnh của công ty than mạo khê trong thời gian tới.

Tuy nhiên các biện pháp đề xuất trong đồ án còn mang tính lý thuyết, nhưng phần nào cũng đã phản ánh được thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm và đưa ra những biện pháp khắc phục những tồn tại của công ty, từ đó tạo ra được những tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm tiếp theo.

Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian khảo sát thực tế chưa được nhiều nên những biện pháp đề xuất không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong được sự giúp đỡ của thầy cô trong bộ môn và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này được tốt hơn.

III . Kiến nghị tầm vĩ mô

Để ngành than thật sự là ngành mũi nhọn nhà nước và các cơ quan chủ quản cần phải có chính sách hỗ trợ cần thiết để thúc đẩy sự phát triển như: Các chính sách về ưu đãi thuế, hỗ trợ về giá cước vận chuyển các chính sách về hỗ trợ vốn kinh doanh, mở rộng khả năng huy động vốn dưới nhiều hình thức như phát hành trái phiếu... Từng bước cổ phần hoá, tạo điều kiện cho công ty có thể tham gia thị trường chứng khoán.

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đặc biệt là vai trò quản lý của tập đoàn than Việt Nam trên lĩnh vực khai thác và kinh doanh than. Nghiêm cấm

phỉ” , các đầu lậu bán than trái phép lũng loạn thị trường, lập lại trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh. Mặt khác tập đoàn than Việt Nam cũng phải có các biện pháp Marketing cần thiết để tìm kiếm, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời phải có các chính sách về điều phối thị trường hợp lý, có như vậy mới tạo điều kiện để công ty than Mạo Khê nói riêng và ngành than cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển mạnh mẽ.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua thời gian học tập tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, với những kiến thức được học và thực tập tại công ty than Mạo Khê cùng với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo thạc sỹ Nguyễn Thị Hoài Dung đến nay đồ án của em đã được hoàn thành.

Qua phân tích kết quả hoạt động SXKD của công ty than Mạo Khê tác giả đi đến kết luận sau:

* Thuận lợi về ưu điểm.

* Khó khăn và nhược điểm:

Là đơn vị có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh công ty đã không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đặc biệt là công tác tiêu thụ than. Tuy nhiên, với chức năng và nhiệm vụ của mình, trước những cơ hội thử thách mới trong thời gian tới công ty cần phải phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại và bất cập để đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Qua phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tác giả đã tìm ra một số điểm tồn tại của công ty trong hoạt động tiêu thụ cần được khắc phục.

Trên cơ sở lý thuyết và phân tích cụ thể kết hợp với quá trình khảo sát thực tế tại công ty, được sự quan tâm hướng dẫn và gợi ý của các thầy cô giáo, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty trong thời gian tới được tốt hơn.

* kết quả nghiên cứu của chuyên đề:

những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phảm cũng như khai thác được lợi thế của công ty một cánh hiệu quả hơn.

Nếu công ty sử dụng các biện pháp mà chuyên đề nêu ra thi sẽ không chỉ nâng cao khoản chênh lệch về kết quả kinh doanh mà còn nâng cao được chất lượng than, giữ được uy tín trong kinh doanh, mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ.

Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian khảo sát thực tế chưa được nhiều, nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong trường

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, CBCNV Công ty than Mạo Khê cùng các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ hoàn thành chuyên đề này.

Quảng Ninh, ngày 09 tháng 01 năm 2009

Sinh viên:

Phạm Thị Thuỷ

Một phần của tài liệu Thực Trạng hoạt động TTSP than cám 5 tại Cty TNHH một thành viên than mạo khê - TKV (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w