Chính sách nhân sự và quản lí nhân lực:

Một phần của tài liệu Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long. Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 52)

28 THUẤN 31 THUẬN Đ/C

2.2.4 Chính sách nhân sự và quản lí nhân lực:

Con người luôn là nhân tố quyết định trong bất kì một lĩnh vực nào đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh và trong công tác bán hàng. Bán hàng là một khâu của quá trình tiêu thụ sản phẩm, là hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng nhằm bán được sản phẩm. Do đó kĩ năng bán hàng của từng nhân viên bán hàng tác động trực tiếp tới tâm lí của người mua và quyết định mua

hàng của họ. Tình hình lao động của công ty may Thăng Long khá ổn định và được chia thành nhiều dạng lao động

• Lao động trực tiếp sản xuất

• Lao động gián tiếp của công ty gồm: Cán bộ viên chức của công ty

Nhân viên bán hàng tại hệ thống cửa hàng và trung tâm thương mại Biểu đồ mô tả số lượng lao động và thu nhập bình quân

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2005 2006 2007 2008 Số lao động (người) Thu nhập bình quân (đồng/ người/ tháng)

Số lao động của công ty ngày càng tăng lên cùng với mức tăng lên của thu nhập bình quân. Cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng theo thời gian và có hiệu quả hơn đem lại mức sống cao hơn cho người lao động. Với công tác bán hàng, mỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm như ở Minh Khai hay Ngô Quyền, có khoảng 40 nhân viên bán hàng. Mỗi nhân viên phụ trách bán một sản phẩm riêng tạo ra tính chuyên môn hóa cao và nhân viên cũng sẽ có những hiểu biết chuyên sâu về sản phẩm mà mình phụ trách, từ đó dễ dàng hơn khi tư vấn và giới thiệu cho khách hàng. Hàng năm công ty có tổ chức các đợt đào tạo và bồi dưỡng nhân viên bán hàng về các mặt

• Nghiệp vụ bán hàng: các kiến thức về thương hiệu, về sản phẩm và về công ty

• Các kĩ năng và nghệ thuật bán hàng: cách giới thiệu sản phẩm, thái độ với khách hàng, các tình huống có thể xảy ra giữa nhân viên và khách hàng.

Qua các buổi đào tạo và huấn luyện như vậy, trình độ bán hàng của nhân viên được cải thiện và nâng cao mang lại hiệu quả bán hàng cao hơn góp phần tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty.

2.3 Kết luận

Qua đánh giá thực trạng công tác bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long, ta nhận thấy một số ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động này.

Ưu điểm: Công ty đã phát triển mạng lưới kênh phân phối của mình khá

rộng

Xây dựng chính sách về sản phẩm đa dạng, năng động không chỉ cung cấp các sản phẩm do công ty sản xuất mà còn nhập thêm của các hãng trong nước khác để lấp chỗ trống cho những phần mà không sản xuất được.

Có những hoạt động quảng bá và marketing thương hiệu cũng như sản phẩm hiệu quả trong thời gian qua

Chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kĩ năng bán hàng và các dịch vụ trước trong và sau bán hàng

Tuy nhiên vẫn còn nhiều khuyết điểm mà công ty gặp phải như

Mặc dù sản phẩm đã được đa dạng hoá nhưng mẫu mã kiểu dáng chưa bắt kịp với khuynh hướng thời trang của người tiêu dùng, khâu tạo mốt còn chưa được quan tâm thích đáng

Hoạt động xúc tiến khuếch trương chưa được tiến hành đồng bộ và chưa có chiến lược lâu dài để nâng tầm thương hiệu Thaloga

Nguồn nhân lực được đào tạo và tuyển chọn đầu tư nhưng vẫn chưa thực sự thường xuyên và mang tính chuyên nghiệp cao, vẫn chỉ là các hoạt động truyền dạy kinh nghiệm trong thời gian ngắn không thường xuyên và liên tục.

Qua phân tích thực trạng kinh doanh và bán hàng của công ty tại thị trường nội địa cho thấy công ty đang phát triển với chiều hướng tốt kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng công ty vẫn gặp phải một số hạn chế cần khắc phục để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này chiếm lĩnh thị trường trong nước nâng tầm thương hiệu Thaloga lên một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long. Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w