Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long. Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

28 THUẤN 31 THUẬN Đ/C

3.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty Quan điểm phát triển

Quan điểm phát triển

Tập đoàn Thăng Long phát triển trên cơ sở hiệu quả, bền vững của đơn vị có bề dày lịch sử 50 năm xây dựng và trưởng thành, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ cấu ngành được phát triển cân đối. Huy động mọi nguồn lực để phát triển. Sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực trong nước

Phát triển tập đoàn phải đi thẳng vào các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mũi nhọn, sản xuất phải đi thẳng vào công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế

Phát triển tập đoàn phải gắn sự phát triển của tập đoàn với lợi ích của các cổ đông, đảm bảo hài hoà và đúng qui định của Pháp luật hiện hành.

Mục tiêu chung

Tiếp tục phát triển công ty mẹ theo hướng đa ngành với công nghệ hiện đại, hướng vào nhóm ngành sản phẩm có lợi thế để phục vụ cho ngành kinh tế kĩ thuật khác và nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm may mặc và sản phẩm khác theo giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty

Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; xúc tiến nhanh các dịch vụ kinh doanh thương mại…

Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2007- 2010 và định hướng phát triển của tập đoàn Tài chính công nghiệp và dịch vụ Thăng Long

TT Năm

Chỉ tiêu đơn vị tính 2007 2008 2009 2010

1 Doanh thu tỉ đồng 138 250 300 450

2 Vốn điều lệ tỉ đồng 69 150 250 370

3 Tổng số lao động tỉ đồng 2.1 9 30 42

4 Tỉ suất lợi nhuận/ Vốn CSH 3% 6% 12% 14%

5 Tổng số lao động người 2000 4000 4500 5112

6 Thu nhập bình quân triệu đồng/ người 1.5 1.6 2.5 3.0 7 Tỉ suất lợi nhuận/ Doanh thu 1.5% 3,6% 10% 9,3%

* Biện pháp thực hiện

Tập trung di chuyển các xí nghiệp may khu vực Hà Nội về Hà Nam để thu hút lao động và sử dụng máy móc hiệu quả

Tập trung chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai và ngành nghề tại trụ sở chính công ty để xây dựng thành Trung tâm thương mại

Xây dựng đầu tư khu trung cư 252 Minh Khai

Đầu tư nâng cấp trường mầm non Thăng Long thành trường mầm non tư thục Thăng Long hoạt động hạch toán phụ thuộc công ty mẹ

Tập trung đầu tư xây dựng nhà xưởng tại Hà Nam để di chuyển sản xuất may Thành lập các công ty con hoạt động lĩnh vực kinh doanh thương mại để đảm bảo tăng lợi nhuận và mở rộng thương hiệu của công ty

Tập trung công tác phát triển và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của công ty, đào tạo nguồn cán bộ quản lí, cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ nghiệp vụ thích ứng với cơ chế nhiệm vụ mới của công ty

Tiếp tục đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh đảm bảo các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong nước và khu vực. Đặc biệt coi trọng về công nghệ, tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu riêng của hoạt động bán hàng:

Dựa trên mục tiêu chung của công ty, ban lãnh đạo công ty cũng đưa ra những mục tiêu cụ thể cho các phòng ban và công ty con phụ trách công tác bán hàng

Phấn đấu mức doanh thu tiêu thụ ở mỗi cửa hàng vào khoảng 900 triệu một tháng.

Phấn đấu xây dựng, tuyển chọn và đào tạo được những nhân viên bán hàng giỏi về nghiệp vụ và năng lực.

Phấn đấu tạo được nguồn hàng ổn định, giá cả hợp lí với chủng loại và kiểu dáng phong phú đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến khuếch trương, xây dựng một thương hiệu may mặc may Thăng Long vững mạnh trong lòng người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long. Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w