II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty cổ phần xây dựng thương mại xuất nhập khẩu.
1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty qua các năm.
1.1 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu.
Do là một công ty chuyên về xây dựng là chủ yếu nên Công ty cổ phần xây dựng thương mại XNK chuyên nhập khẩu những máy móc thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng. Bên cạnh đó công ty còn nhập khẩu những máy móc và sản phẩm cơ khí, nguyên liệu và hàng hóa tiêu dùng nông, lâm, hải sản nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Việc nhập khẩu những mặt hàng này không tốn nhiều chi phí trong tổng nguồn vốn của công ty và thời gian thực hiện hợp đồng ngắn hơn so với việc nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng nên vẫn được công ty chú trọng
Bảng 5: Cơ cấu hàng nhập khẩu tại công ty. Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Máy móc thiết bị xây dựng 670.025,7 69,7 1034.083,6 66,4 1270.877,3 58,8 2034.752,1 72,1 Các hàng hoá khác 263.886,3 30,3 523.271,4 33,6 890.478,7 41,2 787.372,9 27,9 Tổng 870.912 100 1557.355 100 2161.356 100 2822.125 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu năm 2004-2007)
Biểu 1: Cơ cấu hàng nhập khẩu tại công ty.
Đơn vị: USD 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2004 2005 2006 2007 Các hàng hoá khác KNNK máy móc thiết bị xây dựng Tổng KNNK công ty
Theo bảng trên ta thấy, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công ty tăng đều theo các năm, năm 2004 là 670.025,7 USD, năm 2005 là 1034.083,6 USD, năm 2006 là 1270.877,3 USD, đến năm 2007 thì gia tăng đáng kể là 2034.752,1 USD, gấp 3 lần năm 2004, 1,97 lần năm 2005 và gấp 1,6 lần năm 2006. Trong năm 2005 và 2006 kim ngạch nhập
khẩu máu móc thiêt bị tăng chậm là do trong thời gian này, công ty đang tập trung chủ yếu vào hình thức nhập khẩu uỷ thác mà nhiều hợp đồng uỷ thác lớn đã kết thúc, chưa có thêm hợp đồng lớn mới nào. Bên cạnh đó, phải kể đến sự biến động về tỷ giá của các đồng ngoại tệ mạnh so với đồng Việt Nam và sự biến động về giá cả trên thị trường thế giới. Năm 2005 và năm 2006, lãi suất USD luôn có xu hướng tăng và biến động phức tạp, gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty. Bên cạnh đó, giá xăng dầu trên thế giới trong những năm gần đây luôn diễn biễn theo chiều hướng tăng nhanh, làm tăng chi phí vận chuyển, tăng giá thành trong việc nhập khẩu hàng hoá. Năm 2007, khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện nhiều cho việc nhập khẩu hàng hoá nói chung và nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng nói riêng, cũng với việc đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước, công ty đã nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị xây dựng làm tỷ trọng nhập khẩu tăng nhanh trong tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty.
1.2 Thị trường nhập khẩu.
Trên con đường tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần xây dựng thương mại XNK đã không ngừng đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, mua hàng đúng chất lượng với giá cả phải chăng từ những nhà cung cấp có uy tín và là bạn hàng lâu năm của công ty.
Thị trường nhập khẩu của công ty rất đa dạng. Bên cạnh nhiều thị trường tiềm năng như: Thái Lan, Úc, Thuỵ sĩ, Anh, Italia, …thì Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, được coi là 4 thị trường được công ty nhập khẩu nhiều nhất. Cụ thể là:
Đơn vị: USD Các thị trường nhập khẩu chính 2004 2005 2006 2007 Nhật Bản 350.982 591.802 713.789 894.435 Trung Quốc 238.358 394.642 555.945 765.752 Hàn Quốc 180.171 316.655 437.270 577.582 Đài Loan 101.401 254.256 454.352 584.356
(Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu năm 2004 - 2007) Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch nhập khẩu những năm sau luôn cao hơn năm trước do trong những năm này, các phòng kinh doanh đã rất cố gắng trong việc tìm kiếm bạn hàng cũng như tìm hiểu hàng hoá, đã tìm mọi biện pháp “thu gom” nhiều mặt hàng kể cả những mặt hàng có giá trị không lớn. Công ty luôn chú trọng vào hoạt động nhập khẩu hàng hoá để cung cấp tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn như:
- Giá cả các loại nguyên vật liệu, xăng dầu, sắt thép, kim loại, nhựa đều tăng và giữ ở mức cao, biến động liên tục, ảnh hưởng tới sản xuất trong nước,các đối tác trong nước không chủ động được trong việc tính toán giá cả thị trường, từ đó làm giảm nhu cầu nhập khẩu trong nước.
- Giá cả các loại ngoại tệ vẫn tiếp tục tăng, mua ngoại tệ khó khăn, thường phải mua kì hạn, ảnh hưởng đến giá thành nhập khẩu. Hơn nữa, giá của các loại ngoại tệ tăng, tỷ giá các loại ngoại tệ ngoài USD như JPY biến động thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến giá thành nhập khẩu mà còn mang lại những rủi ro trong kinh doanh. Hơn nữa, mặc dù hiện nay việc mua ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu không khó khăn như những năm trước nhưng tỉ giá ngoại tệ của các ngân hàng khác vẫn cao hơn tỉ giá công bố của Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam nên công ty vẫn tiếp tục phải áp dụng thu thêm 0,05% đối với đồng USD, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu so với hàng trong nước.