Những hạn chế.

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần xây dựng thương mại xuất nhập khẩu (Trang 58 - 61)

III. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của công ty 1 Những ưu điểm.

2. Những hạn chế.

- Về mặt hàng nhập khẩu:

Hiện nay công ty nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho ngành xây dựng có tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu chiếm 66,75% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, còn lại là nhập khẩu những máy móc và sản phẩm cơ khí, nguyên liệu và hàng hóa tiêu dùng nông, lâm, hải sản chiếm 33,25%. Công nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày nay đòi hỏi sự đổi mới, nâng cấp hay củng cố máy móc thiết bị ở tất cả các ngành nên công ty cần khai thác nhập khẩu những máy móc thiết bị cho những ngành khác ngoài ngành xây dựng mà công ty đang nhập khẩu chủ yếu.

- Về thị trường nhập khẩu:

Công ty quá tập trung vào thị trường Châu Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Việc khai thác những thế mạnh về máy móc thiết bị xây dựng tại thị trường Trung Quốc là rất tốt nhưng công ty cũng nên mở rộng ra những thị trường tiềm năng khác để phân bổ rủi ro nếu thị trường Trung

Quốc có những biên động mạng gây ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công ty.

- Về công tác nghiên cứu thị trường:

Mặc dù công ty đã có sự đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường nhưng hiệu quả còn thấp do chưa có một bộ phận chuyên trách về hoạt động này. Tại công ty, phòng xuất nhập khẩu ngoài trách nhiệm thực hiện những hoạt động xuất nhập khẩu của công ty còn kiêm luôn cả nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng… Do đó, công tác nghiên cứu thị trường không được chuyên sâu, không đầy đủ thông tin và nhân lực có trình độ để làm tốt hoạt động này.

- Về quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu:

Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty hầu hết là những người trẻ tuổi nên chưa có nhiều kinh nghiệm và trình độ trong hoạt động nhập khẩu. Đầu tiên là việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Giai đoạn chuẩn bị giao dịch trước khi ký kết hợp đồng của công ty chưa được coi trọng đúng mức.

Thứ hai là trong công tác làm thủ tục thanh toán. Hiện nay công ty chỉ sử dụng phương pháp thanh toán tín dụng chứng tù là chủ yếu, vì vậy công ty cần áp dụng nhiều phương pháp thanh toán tiền hàng với đối tác nhiều hơn nữa để phân bổ những rủi ro. Những thủ tục thanh toán L/C còn rườm rà, trong nhiều trường hợp L/C được mở không đúng như trong hợp đồng làm bên đối tác không chấp nhận, công ty lại phải chỉnh sửa làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện việc nhập khẩu, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Thứ ba là việc giành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa không diễn ra thường xuyên. Vì giá trị của hợp đồng nhập khẩu máy

cao. Do không giành được quyền thuê tàu nên công ty thụ động trong việc nhận hàng và không được nhận khoản tiền hoa hồng khi mua bảo hiểm cho hàng hoá.

- Về nguồn vốn của công ty:

Do mới thành lập từ năm 2002 nên đến nay Công ty cổ phần xây dựng thương mại XNK chưa có nhiều vốn nên việc nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công ty còn nhiều hạn chế. Đối với những dự án lớn, công ty thường đi vay vốn của những Ngân hàng như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Và khi việc vay vốn gặp khó khăn không kịp tiến độ thực hiện hợp đồng thì sẽ gây cản trở cho hoạt động nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi nguồn vốn của công ty hạn chế, công ty không có đủ tự tin để có thể nhận những hợp đồng có giá trị lớn vì thể bỏ qua nhiều cơ hội trong hoạt động kinh doanh của công ty.

- Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin thì việc ứng dụng thương mại điện tử vảo hoạt động kinh doanh là rất cần thiết giúp giảm chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí cho việc ký kết hợp đồng, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá, nâng cao hình ảnh của công ty… nhưng công ty vẫn chưa chú trọng nhiều đến hoạt động thương mại điện tử. Điển hình là việc công ty chưa thực sự quan tâm đến website. Trang web còn sơ sài, nội dung không được cập nhật.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY. I. Định hướng chiến lược phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần xây dựng thương mại xuất nhập khẩu (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w