CPKD = CP KD

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bia- rượu- nước giải khát hà nội (Trang 35 - 43)

V T C: ốn tự có của Công ty

CPKD = CP KD

CPKD

Chỉ tiêu này cũng không trực tiếp đánh giá hiệu quả kinh doanh , chỉ cho biết 1 đồng CPKD bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu . Chỉ tiêu này dùng để so sánh trong ngành và có giá trị càng lớn càng tốt . Chỉ tiêu này có hạn chế là đánh giá với giả định về giá dự kiến .

Ta thấy : Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2005 – 2009 nhìn chung là cao và ổn định . Năm 2005 Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh cao nhất là 4.31( có nghĩa là 1 đồng CPKD sinh ra được 4.31 đồng doanh thu ) . Đến năm 2006 là 3.95 tuy có sụt giảm nhưng không đáng kể . Năm 2007 là 4.12 . Năm 2008 giảm còn 3.99 . Năm 2009 là 4.12. Như vậy có thể thấy , với mỗi một đồng CPKD bỏ ra , Tổng công ty luôn thu được trung bình 4.12 đồng doanh thu . Tỷ lệ này so với các công ty trong ngành là khá cao . Năm 2010 tình hình kinh tế được dự đoán sẽ có nhiều biến động mạnh mẽ , do đó Tổng công ty cần có những chính sách hợp lý để duy trì và nâng cao tỷ lệ trên .

Bảng 11. Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn2005-2009

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

DTT(trđ) 723.100 979.700 1.257.156 1.576.305 2.078.349

CPKD (trđ) 167.94 247.809 305.025 394.326 502.065

SSX

CPKD 4.31 3.95 4.12 3.99 4.12

(Nguồn : phòng kinh doanh )

2.2.Hiệu quả kinh doanh các lĩnh vực hoạt động

2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Con người được đánh giá là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của mọi doanh nghiệp . Chất lượng và số lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở các chỉ tiêu : Mức sinh lời của lao động, năng suất lao động, và hiệu suất tiền lương.

*. Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động

Chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả sử dụng lao động . Sức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ tính toán .

Công thức tính :

ΠBQ =

LBQ

ΠBQ : Sức sinh lời bình quân của lao động

LBQ : Số lao động bình quân của kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền

Giá trị này càng lớn , càng tốt . Có thể sử dụng so sánh giữa các DN trong ngành , có cùng trình độ kỹ thuật .

Qua bảng số liệu dưới ta thấy : Sức sinh lời bình quân của lao động của Tổng công ty năm 2005-2009 tăng giảm không đồng đều .

Bảng 12. Mức sinh lời bình quân của lao động của Tổng công ty giai đoạn 2005-2009

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 LNTT ( trđ) 279.696 405.244 426.475 332.738 313.725

LBQ (người) 649 672 679 684 671

ΠBQ 430.96 603.04 628.09 486.44 467.54

(Nguồn : Phòng kinh doanh ) Từ năm 2005 đến năm 2007 sức sinh lời bình quân của lao động có xu hướng tăng . Biểu hiện : năm 2005 sức sinh lời bình quân của lao động là 430.96 triệu/1 lao động ; năm 2006 là 603.04 tăng 172.08 triệu đồng /1 lao động so với năm 2005 ; năm 2007 là 628.09 tăng 25.05 triệu/1 lao động so với năm 2006 . Có sự gia tăng này do lực lượng lao động của Tổng công ty có sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng do chính sách đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty .

Từ năm 2007 đến năm 2009 sức sinh lời bình quân của lao động có xu hướng giảm . Thể hiện ở năm 2008 , chỉ số này là 486.44 , giảm 141.65 triệu đồng /1 lao động so với năm 2007 . Năm 2009 , chỉ số này là 467.54 , giảm 18.9 triệu đồng /1 lao động so với năm 2008 . Nguyên nhân của sự giảm sút này là lực lượng lao động của Tổng công ty chưa được đào tào và chú trọng đúng mức . Hơn nữa ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới cũng tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty .

*. Năng suất lao động

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, để tồn tại và phát triển, Tổng công ty phải chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó đặc biệt là năng suất lao động.

Công thức tính: TSL NSBQ LĐ= LBQ NSBQ

LĐ : Năng suất lao động bình quân của kỳ tính toán TSL : Giá trị tổng sản lượng

LBQ : Số lao động bình quân của Công ty

Qua bảng số liệu dưới ta nhận thấy : Năng suất lao động bình quân của Tổng công ty ( 2005- 2009) nhìn chung là tăng .

Bảng 13. Năng suất lao động bình quân của kỳ tính toán của Tổng công ty giai đoạn 2005- 2009

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

TSL (1000L) 194.345 224.854 202.521 241.267 295.300

LBQ (người) 649 672 679 684 671

NSBQ

LĐ 299.45 334.61 298.27 352.73 440.1

(Nguồn : Phòng kinh doanh ) Năm 2005 , năng suất lao động bình quân là 299450 lít/ người . Năm 2006 năng suất lao động bình quân là 334610 lít/người , tăng 35160 lít/ người so với năm 2006 . Năm 2007 , năng suất lao động bình quân là 298270 lít/người giảm 3634 lít/ người so với năm 2006 . Đến năm 2008 , 2009 chỉ số này tiếp tục tăng . Năm 2009 năng suất lao động bình quân là 440100 lít/ người tăng 87370 lít/ người so với năm 2008 .

Trong những năm qua Tổng công ty đã tích cực đổi mới tổ chức quản lí, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao trình độ quản lí và trình độ tay nghề của người lao động cho nên đã đạt được sự tăng trưởng mạnh về năng suất lao động. Tuy nhiên cần phải nói rằng nhìn chung năng suất lao động của Tổng công ty so với các công ty trong ngành trên thế giới còn rất thấp . Nguyên nhân là do Tổng công ty chưa khai thác được tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có , và cũng một phần do ảnh hưởng của kinh tế thế giới .

*. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương

Hiệu suất tiền lương cho biết bỏ ra một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty . Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương.

LNTTSSX SSX

TL = TL TL

SSX

TL : Hiệu suất tiền lương của một thời kì tính toán

TL : tổng quỹ tiền lương và tiền thưởng có tính chất lương trong kỳ

Qua bảng số liệu dưới ta thấy rằng: Hiệu suất tiền lương của Tổng công ty trong 5 năm 2006-2009 có xu hướng giảm dần , trong khi đó Tổng quỹ lương có xu hướng tăng lên .

Năm 2006 , hiệu suất tiền lương lớn nhất là 0.4 có nghĩa là cứ 1 đồng tiền lương đem lại 0.4 đồng lợi nhuận cho Tổng công ty . Từ năm 2006 đến năm 2009 , hiệu suất tiền lương giảm dần . Năm 2009 hiệu suất tiền lương thấp nhất là 0.16( có nghĩa cứ 1 đồng tiền lương đem lại 0.16 đồng lợi nhuận )

Hiệu suất tiền lương < 1 chứng tỏ việc chi trả lương cho cán bộ công nhân chưa thực sự cân đối với tốc độ thay đổi của lợi nhuận trước thuế .

Bảng 14. Hiệu suất tiền lương của Tổng công ty giai đoạn 2006-2009

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

LNTT( trđ ) 405.244 426.475 332.738 313.725

TL( trđ ) 1.021.176 1.683.521 1.893.265 1.987.254

SSX

TL 0.40 0.26 0.18 0.16

(Nguồn : phòng kinh doanh ) Hiệu suất tiền lương < 1 chứng tỏ việc chi trả lương cho cán bộ công nhân chưa thực sự cân đối với tốc độ thay đổi của lợi nhuận trước thuế .

Trong 2 năm 2008 và 2009 , chỉ tiêu này giảm xuống ở mức thấp nhất . Nguyên nhân của sự sụt giảm này do biến động kinh tế làm cho nhu cầu tiêu thụ bia giảm ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất bia.

Như vậy , Tổng công ty đã chi trả lương chưa phù hợp với năng suất mà lao động tạo ra . Không chỉ riêng Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội có năng suất sản xuất thấp mà các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có năng suất sản xuất thấp hơn nhiều so với các nước trên khu vực và thế giới .

2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định

* Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định

LNTT

ΠBQ

TSCĐ =

TSCĐ

Π BQ

TSCĐ : Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định

Chỉ tiêu này biểu hiện trình độ sử dụng tài sản cố định trong kỳ tính toán, chỉ tiêu này có thể sử dụng để so sánh các doanh nghiệp trong ngành .Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Bảng 15. Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định của Tổng công ty (2005-2009)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

LNTT(trđ) 279.696 405.244 426.475 332.738 313.725

TSCĐ(trđ) 334.66 345 275.96 1881.000 2525.811

Π BQ

TSCĐ 0.83 1.17 1.55 0.017 0.12

(Nguồn: Phòng kinh doanh ) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy : Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định của Tổng công ty tăng giảm không đều qua các năm .

Năm 2005 đến năm 2007 sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định liên tục tăng . Năm 2005 sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định là 0.83 thì đến năm

2007 chỉ tiêu này là 1.55 . Điều này chứng tỏ Tổng công ty đã sử dụng có hiệu quả các tài sản cố định của mình trong hoạt động kinh doanh . Đồng thời , với hệ thống máy móc thiết bị dây chuyền hiện đại nhập khẩu từ Đức , Đan mạch … Tổng công ty luôn chú trọng nâng cấp bảo dưỡng máy móc để đạt được công suất tối ưu .

Năm 2008 Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định sụt giảm ở mức thấp nhất 0.017 . Nguyên nhân là do năm 2008 là năm có nhiều biến động về giá nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất , cùng với đó nhu cầu về sản phẩm bảo dưỡng thường xuyên nên hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng .bia rượu giảm đã làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và hiệu suất sản xuất của Tổng công ty . Đến năm 2009 , Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định có tăng tuy nhiên không nhiều (0.12) . Điều này đòi hỏi Tổng công ty cần có kế hoạch sản xuất phù hợp với công suất của máy móc thiết bị để khai thác hiệu quả sản xuất của máy móc thiết bị đó .

*. Sức sản xuất của tài sản cố định

DTTSSX SSX

TSCĐ=

TSCĐSSX SSX

TSCĐ : sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu . Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Bảng 16. Sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định của Tổng công ty giai đoạn 2005-2009

(Nguồn: Phòng kinh doanh ) Qua bảng số liệu trên ta thấy : Sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định của Tổng công ty biến động tăng giảm không đều qua các năm .

Từ năm 2005-2007 , Sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định liên tục tăng . Năm 2005 , chỉ tiêu này là 2.16, năm 2007 là 2.84 tăng 0.68 so với năm 2005 , năm

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DTT (triệu đồng) 723.065 979.747 1.257.156 1.576.305 2.078.349

TSCĐ(triệu đồng) 334.66 345 275.96 1881.000 2525.811

SSX

2007 là năm có sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định cao nhất là 4.56 ( có nghĩa là 1 đồng TSCĐ đem lại 4.56 đồng doanh thu ).

Từ năm 2008-2009 , Sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định giảm mạnh , nguyên nhân là do : Giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất biến động ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu suất sản xuất sản phẩm và khâu quản lý sản xuất chưa đạt với yêu cầu đã đề ra .

2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tài sản lưu động

*. Sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động

LNTT ΠBQ ΠBQ

VLĐ = VLĐ

ΠBQ

VLĐ: Sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động VLĐ : Vốn lưu động bình quân của kỳ tính toán

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận và giá trị của nó càng lớn càng tốt.

Qua bảng số liệu dưới ta thấy : Sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động của Tổng công ty giảm dần qua các năm . Năm 2005 sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động là 224%, tức là 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 2.24 đồng lợi nhuận . Chỉ tiêu này có sự sụt giảm qua các năm . Năm 2009 , sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động ở mức thấp nhất là 44% tức là 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 0.44 đồng lợi nhuận . Nguyên nhân của sự sụt giảm chỉ tiêu này là do năm 2008, 2009 giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh , cùng với biến động kinh tế làm cho lãi suất ngân hàng tăng , việc vay vốn ngắn hạn và dài hạn gặp nhiều khó khăn khi lãi suất tăng . Tổng công ty đã sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả .

Bảng 17. Sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động của Tổng công ty (2005-2009)

Chỉ tiêu Năm

2005

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

LNTT(trđ) 279.696 405.244 426.475 332.738 313.725

VLĐ (trđ) 124.802 208.492 252.948 720.972 699.201

ΠBQ

VLĐ 2.24 1.95 1.69 0.46 0.44

(Nguồn : Phòng kinh doanh ) *Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm

DTTSVVLĐ = SVVLĐ =

VLĐ

SVVLĐ: Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong năm . Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Nhận xét :

Năm 2005 , số vòng quay vốn lưu động của Tổng công ty khá cao (5.79 vòng) chứng tỏ năm 2005 Tổng công ty làm ăn có hiệu quả , vốn lưu động được đầu tư vào nhiều hoạt động sản suất kinh doanh .

Từ năm 2005 đến năm 2009 , số vòng quay vốn lưu động của Tổng công ty giảm dần . Năm 2009 , chỉ tiêu này là 2.97 chứng tỏ Tổng công ty sử dụng vốn lưu động không hiệu quả , nguồn vốn bị ứ đọng do Tổng công ty đầu tư vào xây dựng thêm 1 số chi nhánh ở Quảng Ninh , Phú Thọ … do đó phải mất một thời gian để có thể thu hồi được nguồn vốn đã đầu tư . Hơn nữa , biến động của kinh tế thế giới làm cho tốc độ tiêu thụ bia bị chậm lại , khách hàng chậm thanh toán cũng làm cho vốn lưu động của Tổng công ty bị giảm sút . Do đó , Tổng công ty cần có những định hướng cụ thể cho những kỳ sản xuất tiếp theo .

Bảng 17. Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm của Tổng công ty giai đoạn 2005-2009

Chỉ tiêu Năm

2005

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DTT(triệu đồng) 723.100 979.747 1.257.156 1.576.305 2.078.349 VLĐ (triệu đồng) 124.802 208.492 252.948 720.972 699.201

SVVLĐ 5.79 4.70 4.97 2.19 2.97

(Nguồn : Phòng kinh doanh )

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bia- rượu- nước giải khát hà nội (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w