Phân tắch thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2018-

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường mỹ giai đoạn 2018 2020 (Trang 40 - 49)

SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 2018-2020 2.1 Phân tắch tình hình tiêu thụ thủy sản trên thị trường Mỹ

2.3.1. Phân tắch thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2018-

2018-2020

2.3.1. Phân tắch thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2018-2020 giai đoạn 2018-2020

2.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

NĂM 2018 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 Giá trị (triệu USD) Sản lượng (nghìn tấn)

Nam và đứng thứ 2 nhập khẩu các mặt hàng cá biển. Dưới đây là biểu đồ về giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 3 năm trở lại đây.

1626 1665

1473

236.34 219.54 240.12

Biểu đồ 2.1. Giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2018-2020

Nhận xét:

- Nhìn chung, giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ có sự tăng trưởng không ổn định trong giai đoạn 2018-2020.

- Năm 2020 là năm có sự tăng trưởng tốt nhất, đạt 1.665 triệu USD về giá trị và 240,12 nghìn tấn về sản lượng, tăng 13,03% giá trị xuất khẩu thủy sản so với năm 2019 và 2,39% so với năm 2018.

- Giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản năm 2019 thấp nhất trong 3 năm, đạt 1.473 triệu USD và 219,54 nghìn tấn.

- Năm 2018 tuy không cao bằng năm 2020 nhưng cũng có giá trị và sản lượng cao hơn năm 2019 với 1.626 triệu USD và 236,34 nghìn tấn.

Cuối năm 2019 đầu năm 2020 có sự tác động mạnh mẽ của Covid, ngành xuất khẩu thủy sản cũng vì thế mà bị sụt giảm về sản lượng và giá trị xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2020, Việt Nam có sự tiến triển tốt nhất trong 3 năm. Với đà tăng trưởng và sự phục hồi như hiện nay, VASEP dự báo nhập khẩu thủy sản Việt

Nam của Mỹ dự báo tăng 6% trong năm nay với 2,9 triệu tấn, tương đương 23,3 tỷ USD, cao hơn cả mức nhập khẩu của những năm trước đại dịch.

2.3.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ rất phong phú đa dạng, bao gồm các mặt hàng chủ yếu sau:

- Tôm đông lạnh là mặt hàng chắnh, đứng hàng thứ nhất.

- Đứng thứ hai là cá biển đông lạnh các loại (cá phi lê tươi đông lạnh, cá ba sa phi lê đông, cá ngừ vây vàng tươi,Ầ).

- Ngoài ra còn có: Cá ngừ, mực đông lạnh (mực phi lê đông block, mực nguyên con; nhóm hàng thủy đặc sản (yến sào, ngọc trai, cua hoàng đế, ốc hương, sò huyết,Ầ).

Bảng 2.5. Top 10 sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 4 tháng đầu năm 2021

Sản phẩm Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%)

Tôm thẻ, tôm sú chế biến 101,80 21,2

Cá tra phile/cắt khúc đông lạnh 102,37 20,8 Cá ngừ phile/loin/cắt khúc đông lạnh 43,66 8,9 Tôm thẻ tươi 34,25 7,0 Tôm tẩm bột 30.02 6,1

Cá biển các loại phile/cắt khúc đông lạnh 22,81 4,6 Tôm thẻ sushi 20,50 4,2 Tôm thẻ thịt đông lạnh 13,00 2,6 Tôm sú đông lạnh 12,386 2,5 Cá ngừ chế biến 11,06 2,3

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Top 10 sản phẩm thủy sản trên bảng 2.3 chiếm 80% giá trị xuất khẩu thủy sản sang Mỹ. Trong đó, tôm thẻ, tôm sú chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất với 21,2%, tiếp đến là cá tra phile đông lạnh chiếm gần 21%, cá ngừ vây vàng, đại dương dạng loin, cắt thanh, cube chiếm 8,9%, tôm thẻ tươi chiếm 7%, tôm tẩm bột chiếm 6,1%, cá biển phile đông lạnh chiếm 4,6%,Ầ

2.3.1.3. Giá cả, chất lượng xuất khẩu

được nhập khẩu và kinh doanh tại thị trường này. Các sản phẩm thủy sản phải đạt chất lượng, mẫu mã tiêu chuẩn như Mỹ quy định, đạt vệ sinh an toàn thực phẩm và độ dinh dưỡng cao.

Về giá cả, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, một nghịch lý lâu nay lâu nay vẫn xảy ra và dường như chỉ có ở nước ta đó là tình trạng chi phắ nuôi thủy sản rất cao, đặc biệt là tôm, giá bán cũng cao. Giá thành thủy sản Việt Nam lâu nay cao hơn so với nhiều nước, trong đó có Mỹ, khiến hiệu quả sản xuất kinh doanh thủy sản Việt Nam giảm. Hầu hết các nông trại Việt Nam chỉ có 1 Ờ 2 ha nuôi trồng, quá thấp so với nhiều nước, nơi mỗi trang trại thường hơn 50 ha. Diện tắch nuôi thấp, chi phắ nhân công cao (thường gấp 3 Ờ 5 lần so với các nước khác) khiến khoản chi phắ này rất đáng kể. Qua cả quá trình xuất khẩu, đến thị trường Mỹ thì hầu như giá thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang đều cao hơn của một số nước khác 10 Ờ 15% (so với số liệu Bảng 2.1).

2.3.1.4. Khả năng cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ

Trong 3 năm gần đây, Việt Nam vẫn đứng vị trị thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản sang Mỹ. Tuy cũng là vị trắ top đầu trên thế giới nhưng vẫn tồn tại những đối thủ cạnh tranh nhất định như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và Canada.

Biểu đồ 2.2. Thị phần giá trị xuất khẩu thủy sản sang Mỹ năm 2020

Năm 2020 Việt Nam chiếm hơn 4% thị phần nhập khẩu thủy sản của Mỹ. Đứng đầu là Trung Quốc nắm 12,31% thị phần nhập khẩu, Canada 11,48%, Thái Lan 6,24% và Indonesia 6,1%.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dịch Covid-

12.31 1 11.4 8 48.8 4 10.8 3 6.2 4 4. 2 6. 1 Trung Quốc Canada Ấn Độ Thái Lan Indonesi a Việt Nam Các nước khác

19 kéo dài cả năm 2020 làm gián đoạn hoạt động thương mại thủy sản toàn cầu, làm thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý I và quý II-2020 giảm mạnh lần lượt 10% và 7% nhưng từ quý III bắt đầu hồi phục và tăng trưởng. Kết thúc cả năm 2020, xuất khẩu thủy sản đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, tình hình thương mại thủy sản vẫn bị tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19 thậm chắ đây vẫn là yếu tố chắnh chi phối xu hướng xuất, nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể duy trì thế mạnh cạnh tranh về nguồn cung nguyên liệu so với các nước khác. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục là đòn bẩy cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam hồi phục ở một số thị trường. Các doanh nghiệp cũng sẽ có thêm kinh nghiệm và sự linh hoạt thắch ứng với biến động và thay đổi nhu cầu, thị hiếu của thị trường sau một năm Covid.

Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới được dự báo sẽ tăng mạnh, do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăng và hai sản phẩm chủ lực của Việt Nam là cá tra và tôm có mức giá phù hợp với

phần lớn người tiêu dùng. Thông tin từ phắa Mỹ cho thấy nhập khẩu thủy sản Việt

Nam vào nước này cũng đang có sự tăng trưởng tốt. Theo số liệu thống kê của NMFS, 3 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Mỹ đạt 743,7 nghìn tấn, trị giá 5,6 tỷ USD, tăng 7,2% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 về lượng và thứ 6 về trị giá cho Mỹ, đạt 62,8 nghìn tấn, trị giá 341,04 triệu USD, tăng 24,6% về lượng và tăng 19,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Mỹ tắnh theo lượng tăng từ 7,3% trong quý I/2020, lên 8,5% trong quý I/2020. Đây sẽ là một dấu hiệu tốt trong việc cạnh tranh với các nước trong tương lai.

2.3.1.5. Phương thức xuất khẩu

Trong hoạt động xuất khẩu, nhất là khi đưa hàng hóa sang các thị trường khó tắnh hay những thị trường mới, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn về phương thức thanh toán, rào cản thương mại và tìm kiếm khách hàng. Xuất khẩu thủy sản cũng vậy, những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhỏ và vừa sang thị trường Mỹ, doanh nghiệp với số lượng hàng hóa ắt nếu xuất khẩu trực tiếp sẽ gặp nhiều bất lợi, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Thực tế này khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tìm đến hình thức xuất khẩu qua trung gian bên cạnh phương thức xuất khẩu trực

tuyến truyền thống. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp

nhỏ, lẻ nên hình thức xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian (nhà nhập khẩu) ở các nước. Việc lựa chọn này giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với thị trường Mỹ mà giảm đi các rào cản về ngôn ngữ, sự phân phối trực tiếp, các mối giao tiếp và vấn

đề tài chắnh. Ở đây có thể bao gồm đại lý, liên kết với công ty mẹ để đa dạng các mức độ phân phối, hoặc là làm việc tạm thời.

Bao gồm các đối tượng sau:

Ớ Đại diện của nhà sản xuất ở nước ngoài (manufacturerỖs representatives)

Ớ Nhà phân phối nước ngoài (foreign distributors)

Ớ Nhà môi giới nước ngoài( foreign -country broker)

Ớ Đại lý điều hành và nhà tư sản mại bản (managing agents and compradors)

Ớ Nhà buôn (dealers)

Ớ Người môi giới nhập khẩu, người bán buôn và người bán lẻ( import jobber, wholesalers and retailers)

Khi làm việc với bên trung gian, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận nguồn cung cấp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu hợp tác với nhà trung gain uy tắn thì sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm chi phắ, tạo mối quan hệ với các đối tác Mỹ. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ được báo giá với mức phù hợp và trong tương lai sẽ trở thành bạn làm ăn lâu dài.

Tuy nhiên, quá trình này khiến giá bị đội lên cao, sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam tại Mỹ bị ảnh hưởng nhiều. Một số thông tin cho biết: ỘĐộ chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá bán tại siêu thị, cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng ở thị trường Mỹ có thể đến 10 lầnỢ. Hạn chế của các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam là việc Ộnội địa hóaỢ sản phẩm chưa tốt đối với các thị trường, phải nhờ cậy các siêu thị, các nhà phân phối ở các nước. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đang gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình xuất khẩu hàng hóa đối với hình thức xuất khẩu gián tiếp này.

2.3.1.6. Các quy định hàng rào kỹ thuật và thuế của Mỹ đối với hàng thủy sản Việt

Nam

a)Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết của luật Liên bang như: Luật về Thựcphẩm, Dược phẩm, Luật về Bao bì và Nhãn hàng, và một số phần của luật về Dịch vụ y tế.Ngoài ra còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Mỹ, hoặc Cục Nghề cá biển quốc gia Mỹ. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang hoặc khu hành chắnh đều có hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật bang và khu hành chắnh không được trái với Hiến pháp của Liên bang. Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Mỹ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như là các sản phẩm nội địa.Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của Mỹ, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Mỹ CFR (Code of Federal Regulations) để

đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn trong sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.

FDA cho biết thông thường ở nhiều nước khác nhau trong nuôi trồng thuỷ sản trừ những loại kháng sinh bị cấm, các loại kháng sinh khác đều được phép sử dụng. Ngược lại, ở Mỹ trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng, tất cả các loại kháng sinh khác đều bị cấm.

Ở Mỹ hiện nay chỉ có 6 loại kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. FDA còn chỉ rõ các loại kháng sinh đó do công ty dược phẩm nào cung cấp và quy định cụ thể đối tượng, điều kiện và cách thức sử dụng từng loại. Sáu loại kháng sinh đó là: Chorionic gonadotropin,formalin solution, tricaine methanesulfonate, oxytetracyline, sulfamerazine và hỗn hợp sulfadimethoxine/ormetoprim.

FDA còn có một danh mục 18 thứ khác không phải kháng sinh hiện đang được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Danh mục này gồm: axit axetic, calcium chloride, calium oxide, carbon dioxide gas, fullerỖs earth, tỏi (cả củ), hydrogen peroxide, nước đá, magnesium sulfate,hành (cả củ), papain, potassium chloride, povidoneiodine, sodium bicarbonate, sodiumsulfite, thiamine hydrochloride, axit urea và tannic. Ngoài ra Mỹ quy định 11 loại chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản:

Chloramphenicol, Clenbuterol, Diethylstilbestrol, Dimetridazole,Ầ b)Quy định của Mỹ về kiểm dịch

- Phụ gia thực phẩm: Theo luật FDCA bất kỳ chất nào được sử dụng trọng sản xuất, chế tạo, đóng gói, chế biến,xử lý, bao gói, vận chuyển, hoặc lưu giữ thực phẩm, đều có thể được coi là phụ gia thực phẩm. Các chất loại trừ: các chất được chuyên gia công nhận là an toàn; các chất được sử dụng phù hợp với phê chuẩn trước đó của FDA theo Luật Kiểm tra Sản phẩm Gia cầm.

- Phẩm mầu thực phẩm: Trừ những trường hợp được phép đặc biệt,tất cả các loại phẩm mầu phải được FDA kiểm tra và chứng nhận trước khi đưa vào chế biến thực phẩm. Việc chứng nhận chất phẩm mầu do một cơ quan nước ngoài tiến hành không được chấp nhận thay thế cho chứng nhận của FDA.

c)Quy định của Mỹ về nhãn mác

Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hóa phải được đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ. Đạo Luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhai theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Mỹ, hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Hàng hóa mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ.

Ảnh hưởng của biện pháp này thật sự không nhỏ. Các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta phải đăng ký lại nhãn hiệu (chi phắ khoảng 450 USD) cũng như thay đổi toàn bộ bao bì, nhãn mác,Ầ rất tốn kém. Việc tổ chức tiếp thị, giới thiệu lại sản phẩm cũng góp phần làm tăng giá thành sản phẩm. Hơn nữa, theo các chuyên gia của VASEP, việc phải thay đổi tên gọi của sản phẩm ở thị trường Mỹ sé ảnh hưởng đến lượng hàng hóa được tiêu thụ vì người tiêu dùng dùng chưa quen với tên sản phẩm mới.

Sau nhiều năm tranh cãi rằng cá tra, basa của Việt Nam không phải là cá da trơn, dân Mỹ đang đưa ra biện pháp mới để bảo vệ ngành cá da trơn trong nước.Theo chiến dịch vận động hành lang mới nhất, người nông dân Mỹ muốn cá tra, cá basa nhập khẩu từ Việt Nam được coi như cá da trơn để họ được bảo vệ bởi cơ chế thanh tra, kiểm tra mới đã trình lên Quốc hội. Ngoài ra Luật Mỹ cũng có một số quy định cụ thể như sau:

- Thông tin trên nhãn hàng: Luật quy định rằng trên thông tin các nhãn hàng phải được ghi rõ ràng để người tiêu thụ có thể đọc và hiểu được trong điều kiện mau và sử dụng thông thường. Nếu nhãn hàng có ghi bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn đó vẫn phải ghi cả bằng tiếng Anh tất cả các thông tin theo quy định. Tất cả thực phẩm nhập khẩu phải ghi bằng tiếng Anh tên nước xuất xứ.

- Thông tin về dinh dưỡng: Nhãn hàng thực phẩm phải có thông tin về dinh dưỡng nhằm giúp cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khỏe của mình. Không chỉ có vậy, kể từ 1/1/2006, Mỹ đưa ra quy định mới về ghi nhãn sản phẩm: bất kỳ sản phẩm nào có chứa các thành phần trong đó có protein trong cá và thuỷ sản có vỏ sẽ phải được ghi nhãn rõ bằng tiếng Anh tên của các nguồn gây dị ứng được ghi đằng sau dòng chữ ỘcontainsỢ (có chứa) và đặt sau hoặc liền kề danh mục các thành phần thực phẩm. Vắ dụ như, nếu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường mỹ giai đoạn 2018 2020 (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)