Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2018-

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường mỹ giai đoạn 2018 2020 (Trang 49 - 55)

SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 2018-2020 2.1 Phân tắch tình hình tiêu thụ thủy sản trên thị trường Mỹ

2.3.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2018-

giai đoạn 2018-2020

2.3.2.1. Ưu điểm

Ớ Vể quy mô xuất khẩu:

Với nhiều nỗ lực trong những năm gần đây, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ ngày càng tăng cả về số lượng cũng như giá trị kim ngạch. Nguồn cung thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trên thị trường Mỹ, đặc biệt là tôm và các loại cá. Đây là kết quả tắch cực cho việc thúc đẩy thương mại quốc tế của Việt Nam và Mỹ.

Ớ Về cơ cấu xuất khẩu:

Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ khá đa dạng, gồm các loại cá, mực, tôm và nhuyễn thể, trong đó tôm và các loại cá của Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường Mỹ.

Việc tăng cường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ cả về sản lượng lẫn giá trị kim ngạch, đồng thời đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã thúc đẩy công nghiệp chế biến thủy sản phát triển, tuy mới chỉ ở những bước đầu tiên, làm chuyển đổi cơ cấu ven biển, góp phần đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống cho ngư dân Việt Nam, qua đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước.

Ớ Về đặc điểm sản phẩm:

Sản phẩm thủy sản vì có yếu tố tự nhiên ủng hộ nên sẽ có độ ngon, ngọt và hấp dẫn đối với thị trường Mỹ.

Ớ Về nguồn cung ứng sản phẩm:

Nhờ vào lợi thế vùng biển rộng, nguồn nguyên liệu cung ứng cho ngành thủy sản nước ta luôn dồi dào và ổn định. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) năm 2018, hoạt động nuôi trồng thủy sản Việt Nam đạt bình quân 12,77%/năm, mang đến sự tăng trưởng đáng kể cho tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Hơn thế nữa, nguồn thuỷ sản nước ta còn có các loài giáp xác có giá trị cao như tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ, các loài động vật thân mềm

như mực, bạch tuộc, các loài đặc sản quý như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai.

Ngoài ra, sự phát triển của Hiệp hội Vasep nơi cung cấp thông tin về xúc tiến thương mại, kênh nối thoại trực tiếp của các doanh nghiệp thủy sản. Hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp trong ngành thủy sản để thu thập được thông tin về thị trường Mỹ một cách nhanh chóng và chắnh xác hơn.

2.3.2.2. Nhược điểm

Ớ Về quy mô và cơ cấu sản xuất:

Mặc dù hằng năm đều có sự gia tăng số lượng và giá trị mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhưng kết quả đạt được chưa xứng với tiềm năng của cả hai nước, nhất là với khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường rộng lớn và tiềm năng như Mỹ. Tuy hoạt động xuất khẩu có nhiều tiến bộ nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Mỹ còn quá nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Mỹ. Mặt khác, các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu vẫn có giá trị chưa cao trong khi thị trường Mỹ có nhu cầu cao về các mặt hàng có giá trị cao. Vì vậy chưa có sự phù hợp cao trong việc xuất khẩu ahngf thủy sản Việt Nam với nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu duy trì xuất khẩu các sản phẩm thủy sản thô thì tăng trưởng số lượng sẽ chậm hoặc dừng lại.

Ớ Về giá cả:

Giá các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ so với mặt bằng chung là khá cao, đặc biệt là mặt hàng tôm.

Ớ Về khả năng thông quan của hàng thủy sản tại Mỹ:

Thị trường Mỹ là một thị trường nổi tiếng khó tắnh của thế giới với các cơ chế và biện pháp bảo hộ các ngành sản xuất trong nước như các quyền hạn chế nhập khẩu theo Luật Môi trường (Luật Bảo vệ động vật biển có vú 1972, Luật Cưỡng chế đánh bắt cá bằng lưới nổi ngoài khơi) và hàng rào kỹ thuật đa dạng và phức tạp của Mỹ (tiêu chuẩn HACCP).

Những năm trước, một số lượng đáng kể các thủy sản của Việt Nam đã bị trả lại ngay từ khi được nhập tại các cảng của Mỹ bởi vì chúng không phù hợp với các quy định của Mỹ về yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm và chất lượng đã gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Ớ Về khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ:

Mỹ là một trong những thị trường thủy sản tiềm năng và rộng lớn nhất thế giới. Do đó, cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt. Hiện nay có hơn 100 quốc gia xuất khẩu đủ các mặt hàng thủy sản sang Mỹ, trong đó có nhiều nước có truyền thống lâu

đời trong buôn bán thủy sản với Mỹ như Thái Lan (tôm sú đông, đồ hộp thủy sản), Indonesia (cua, cá ngừ, cá rô phi), Canada (tôm hùm, cua), do đó sự cạnh tranh sẽ ngày càng phát triển.

Trong khi đó, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường này còn yếu và chắnh các doanh nghiệp chưa có ý định nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Ớ Về hình thức xuất khẩu:

Với hình thức xuất khẩu gián tiếp qua trung gian nước nhập khẩu thì rất dễ gây ra sự bất cập cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Chắc chắn một điều rằng, khi làm việc với bên thứ ba doanh nghiệp xuất khẩu phải chi trả cho bên trung gian một khoản tiền cho việc thuê họ. Hầu hết các trường hợp, nếu không có hợp đồng trực tiếp giữa bên bán và bên mua thì bên trung gian sẽ đội giá của hàng hoá lên cao để nhận thêm lợi nhuận và thiệt hại sẽ đến cho cả bên xuất và nhập khẩu. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam khó nhận được lợi nhuận tối đa.

Bên thứ ba (trung gian) có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các bên để quảng cáo cho thương hiệu mình và lấy thành quả của người khác biến nó thành của mình. Trong một diễn biến khác, họ biến khách hàng mà họ từng làm với vai trò là bên thứ ba thành khách hàng chắnh, và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp trên thị trường đó. Nếu như điều đó xảy ra, bên xuất khẩu thủy sản thực sự sẽ không thể cạnh tranh được vì lợi thế do bên thứ ba tạo ra cho là quá lớn.

Trong trường hợp bên đối tác Mỹ biết được thương hiệu của bên Việt Nam, nếu bên thứ ba sau khi nhận hàng và chế biến hoặc cải tạo thành một sản phẩm khác, việc chất lượng hàng hoá sẽ ảnh hưởng trực tiếp với doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là một hệ quả rất nghiêm trọng nếu như hàng hoá không đạt tiêu chuẩn và chất lượng cho phép trên thị trường.

2.3.2.3. Nguyên nhân

a)Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đinh, quy mô sản xuất nhỏ, thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam ắt có sự liên kết với nhau. Điều này khiến các doanh nghiệp hầu như đơn độc trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài trước thị trường rộng lớn. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, về nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.

Thứ hai, nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh mua nguyên liệu giảm giá bán để tranh khách hàng; lạm dụng hóa chất để tăng trọng, vi phạm các quy định ghi nhãn mác sản phẩm. Những điều này đã bị đối thủ nước ngoài lợi dụng, gây tác hại tới uy tắn và quyền lợi chung của cộng đồng

doanh nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến khả năng cạnh tranh hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Điều này tạo ra cung cầu ảo gây ra sự sai lệch về giá cả rất lớn.

Thứ ba, con giống nuôi trồng thủy sản đảm bảo chất lượng còn thấp.

Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ:

Thứ tư, sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Mỹ, về luật lệ làm ăn của Mỹ còn quá ắt. Hệ thống luật của Mỹ khá phức tạp và mới lạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với 50 tiểu bang riêng biệt cùng với hai hệ thống pháp luật cùng song song tồn tại (luật liên bang và luật của từng bang) sẽ tạo nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam còn bị động trong việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng hợp đồng, chưa có kế hoạch đầu tư đường dài khi tạo thị trường mới, yếu về công tác marketing, xúc tiến thương mại. Mặc dù thị trường Mỹ có một hệ thống phân phối khá bài bản nhưng các doanh nghiệp của ta chỉ tiếp cận với các nhà nhập khẩu, chưa tiếp cận với các nhà tiếp thị và bán lẻ để sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

Thứ sáu, hầu hết các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chỉ cần bán được sản phẩm cho các đối tác ở Mỹ mà không cần quan tâm đến sản phẩm đến người tiêu dùng với nhãn mác, tên gọi nào. Hoặc không ắt doanh nghiệp đã dùng giải pháp đổi nhãn mác, tên sản phẩm hay tên công ty mỗi khi họ bị phát hiện trong hành vi phạm lỗi. Bởi vậy, phần lớn thủy sản Việt Nam lưu thông trên thị trường Mỹ không mang nhãn mác Việt Nam.

Thứ bảy, năng lực chế biến thuỷ sản đông lạnh hiện tại được đánh giá là dư thừa so với nguồn nguyên liệu hiện có . Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc tranh mua nguyên liệu gay gắt giữa các doanh nghệp, giá nguyên liệu ngày một bị đẩy lên cao, thêm vào đó , các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển nhanh hơn tốc độ đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đã làm giảm tắnh cạnh tranh về giá của sản phẩm.

Thứ tám, cơ sở vật chất phục vụ cho đánh bắt, bảo quả và chế biến thuỷ sản đã được cải thiện đáng kể nhưng tỷ lệ các cơ sở bảo quản, chế biến thuỷ sản mới đạt ở mức trung bình và yếu còn chiếm tỷ trọng cao, đây là nhân tố tac động đến chất lượng và vệ sinh an toàn của hàng thuỷ sản xuất khẩu.

Thứ chắn, trình độ học vấn và tay nghề của công nhân ngành thuỷ sản không cao ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hàng hoá và khả năng xây dựng các tiêu chuẩn quản trị chất lượng quốc tế: HACCP, GMP,ISO,Ầ. Điều này được phản ảnh qua thống kê

của ngành thuỷ sản : tổng lao động của ngành khoảng 3,5 triệu người trong đó kinh tế quốc doanh chiếm hơn 90% số lao động, trong số lao động đó thì 10% lao động mù chữ, 70% có trình độ cấp 1, 15% trình độ cấp 2, 2% có trình độ cấp 3, còn lại có trình độ cao đẳng và đại học.

Thứ mười, nhận thức của các doanh nghiệp thủy sản về các rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng thủy sản còn kém. Trong khi Mỹ luôn đưa ra các rào cản kỹ thuật gây cản trở thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa ý thức được sâu và không chú trọng đến việc đáp ứng các yêu cầu của Mỹ, thậm chắ còn có những hành động gian lận trong khâu xuất khẩu.

Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ là tình trạng thiếu vốn kinh doanh ở tất cả các khâu: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, thương mại. Doanh nghiệp phải tự bươn trải vay vốn với lãi suất cao ảnh hưởng tới giá thành thuỷ sản xuất khẩu.

b)Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng cho nên cách giải quyết các tình huống trong thực tế của hai nước là không giống nhau. Bởi vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi đưa các sản phẩm thủy sản vào Mỹ cần phải hiểu rõ được văn hóa của nước này để có các phương thức bán hàng và marketing cho phù hợp.

Thứ hai, do Mỹ rất khó khăn trong nhiều luật thông quan về hàng hóa và thuế nên hàng thủy sản Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ phải vượt qua được các hàng rào kỹ thuật này. Đa số hàng thủy sản Việt Nam trước giờ chưa đáp ứng được hết các tiêu chuẩn khắt khe đó cho nên sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và thị trường Mỹ hiện chưa thể hiện rõ được tiềm lực ngành thủy sản của nước ta.

Thứ ba, Mỹ có một hệ thống kênh phân phối phức tạp. Do các siêu thị, các công ty bán lẻ hay các cửa hàng ở thị trường Mỹ không mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài mà thông qua các trung tâm thu mua lớn của Mỹ hay các công ty xuyên quốc gia. Do đó, các mặt hàng muốn vào thị trường Mỹ phải thông qua các công ty này. Do đó đã hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

Thứ tư, thị trường Mỹ ở quá xa Việt nam, chi phắ vận tải và bảo hiểm lớn, điều này làm cho chi phắ kinh doanh hàng hoá từ Việt nam đưa sang Mỹ tăng lên. Hơn nữa thời gian vận chuyển dài làm cho hàng thuỷ sản tươi sống bị giảm về chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng, đây cũng là nhân tố khách quan làm giảm tắnh cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt nam trên thị trường Mỹ so với hàng hoá từ các nước châu Mỹ la tinh có điều kiện khắ hậu tương tự ta đưa vào Mỹ.

hàng thuỷ sản từ rất nhiều nước khác nhau trong đó có những nước có lợi thế tương tự như Việt nam đều coi thị trường Mỹ là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu, cho nên chắnh phủ và các doanh nghiệp của các nước này đều quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ và thâm nhập dành thị phần trên thị trường Mỹ. Đây cũng được xem là khó khăn khách quan tác động đến khả năng thúc đấy xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam vào thị trường này.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác là: - Khả năng cạnh tranh của thương hiệu còn kém

- Nguồn thức ăn cho thủy sản phần nhiều phải nhập từ các nước trong khu vực, chưa tận dụng tốt nguồn nguyên liệu tại chỗ

- Quy hoạch thiếu kịp thời dẫn đến tình trạng ngành phát triển với quy mô đơn lẻ, quá nóng ở một số địa phương nên khó quản lý, dễ gây dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường mỹ giai đoạn 2018 2020 (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)