SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 2018-2020 2.1 Phân tắch tình hình tiêu thụ thủy sản trên thị trường Mỹ
2.1.5. Các quy định pháp lý liên quan đến mặt hàng thủy sản
Ớ Hàng rào kỹ thuật:
Hàng rào kỹ thuật thủy sản xuất khẩu sang Mỹ rất khắt khe khiến cho ngư dân Việt Nam nhiều phen điêu đứng. Chắnh vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã buộc phải từ bỏ thị trường truyền thống giá cao mà tập trung mở rộng xuất khẩu sang thị trường dễ tắnh hơn, Trên thực tế, thủy sản nhập khẩu vào Mỹ không quản lý bằng hạn ngạch mà quản lý bằng hai biện pháp chủ yếu: thuế nhập khẩu thủy sản và kiểm soát chặt chẽ bằng các biện pháp kỹ thuật: vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường đánh bắt và nuôi trồng. Luật Thực phẩm của Mỹ đã quy định rằng ỘCác thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toànỢ.
Mặt khác, không phải mọi doanh nghiệp có hàng thủy sản đều có thể đưa hàng vào Mỹ. Mọi tiến trình nhập khẩu thủy sản vào Mỹ đều phải trải qua hai bước: Bước 1 là doanh nghiệp tự mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu gửi chương trình kiểm soát an toàn trong chế biến thủy sản để Cục Thực phẩm và Dược mỹ phẩm (FDA) chấp nhận từng doanh nghiệp. Bước hai là công nhận ở cấp quốc gai thông qua ký kết văn bản ghi nhớ gữa FDA và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn ở nước xuất khẩu.
Theo đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật thủy sản nhập khẩu vào Mỹ được chia thành 3 nhóm chắnh:
- Các quy định về vệ sinh an toàn dịch tễ: Các quy định này được đưa ra để bảo vệ sức khỏe của người, vật nuôi và cây trồng.
- Các biện pháp đối với người tiêu dùng: Các biện pháp quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất.
- Các biện pháp thương mại: Các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chắnh, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường.
Trong những năm gần đây, hai vấn đề nổi cộm về chất lượng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ là nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline và lượng dư kháng sinh nhóm Quinolone. Đã có nhiều lô hàng tôm sú và cá da trơn của Việt Nam
bị phát hiện có chứa dư lượng Trifluraline cao gấp nhiều lần so với quy định, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu.
Ớ Các luật và quy định liên quan:
Tại Mỹ, việc quản lý nhập khẩu thủy sản và thực phẩm nói chung do một số tổ chức chịu trách nhiệm. Chắnh phủ Mỹ đã ban hàng một số luật và quy định để đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài những quy định khắt khe về sự an toàn và lành mạnh của các sản phẩm thực phẩm, Mỹ còn được bảo vệ thông qua những hệ thống giấy phép trước khi sản phẩm vào thị trường, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn bắt buộc, kiểm tra và lấy mẫu ngẫu nhiên định kỳ. Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm được áp dụng như nhau đối với các sản phẩm sản xuất trong nước và sản xuất nhập khẩu.
Một số quy định liên quan trong lĩnh vực thủy sản và thực phẩm:
- Hệ thống đăng ký liên bang gồm 2 luật: Luật đăng ký Liên bang (Federal Register Act) và Luật Thủ tục hành chắnh (Administrative Procedure Act). - Các luật và quy định theo sự quản lý của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ chăm sóc sức khỏe (DHHS) và Tổ chức Dịch vụ Sức khỏe Cộng đồng (PHS) gồm:
+ Luật Liên bang Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm + Luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA)
+ Luật Dán nhãn và đóng gói, Luật Thực phẩm và Dược phẩm sạch + Luật Bảo vệ Chất lượng Thực phẩm
+ Luật đào tạo và Dán nhãn sản phẩm dinh dưỡng
+ Hệ thống Phân tắch mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis Critical Control Points Ờ HACCP)
+ Thực hành Sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices Ờ GMP).
Ngoài Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc nhập khẩu thủy sản vào Mỹ phải tuân thủ theo sự quản lý của Tổ chức Dịch vụ Nghề cá biển quốc gia (NMFS) và Tổ chức Dịch vụ Cá và Động vật hoang dã (FWS). Việc nhập khẩu động vật biển cũng chịu sự quản lý của NMFS và FWS.
Hệ thống thuế nhập khẩu của Mỹ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan Ờ một tổ chức liên Chắnh phủ có trụ sở tại Bruxen. Mức thuế nhập khẩu của Mỹ có thể thay đổi và được công bố hàng năm.
Các loại thuế gồm có:
- Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Mỹ được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ % trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu. Mức thuế tối huệ quốc nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu
hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%. Hàng dệt may và giày dép thường chịu mức thuế cao hơn. Mức thuế MFN theo giá trị nói chung bình quân khoảng 4%.
- Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hóa, chủ yếu là nông sản
và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Loại thuế này chiếm khoản 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Mỹ. Vắ dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho tươi trong khoảng 1,13 Ờ 1,80 USD/m3 hoặc được miễn thuế tùy thời điểm nhập khẩu trong năm.
- Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu thuế gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo
số lượng. Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản. Vắ dụ, thuế suất MFN đối với nấm mã HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2004 là 8,8 cent/kg + 20%.
- Thuế theo hạn ngạch: Ngoài ra, một số loại hàng hóa khác phải chịu thuế hạn
ngạch. Hàng hóa nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu. Mức thuế MFN năm 2002 áp dụng đối với số lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế số lượng vượt hạn ngạch trung bình là 53%. Thuế hạn ngạch hiện nay đang được áp dụng với thịt bò, các sản phẩm sữa, đường và các sản phẩm đường.
- Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo
thời điểm nhập khẩu vào Mỹ trong năm. Vắ dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối với nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ 15/2 đến hết ngày 31/3 là 1,13 USD/m3, trong thời gian từ 1/4 đến hết 30/6 là 1,80 USD/m3, và ngoài những thời gian trên được miễn thuế.
- Thuế leo thang: Một đặc điểm nữa của hệ thống thuế nhập khẩu của Mỹ là áp
dụng thuế suất leo thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng cao. Vắ dụ, mức thuế MFN đối với cá tươi sống hoặc ở dạng phi lê đông lạnh là 0%, trong khi đó mức thuế đối với cá khô và xông khói là từ 4% đến 6%. Loại thuế này có tác dụng khuyến khắch nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế hơn là hàng thành phẩm.
2.2.Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2018-2020 và vai trò của
thị trường Mỹ
2.2.1.Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Dịch Covid-19 kéo dài cả năm 2020 làm gián đoạn hoạt động thương mại thủy sản toàn cầu, làm thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Theo đó các sản
phẩm xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng biến động theo xu hướng thị trường, dẫn đến giá trị giảm nhẹ.
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2018-2020
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)
2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019
Kim ngạch (tỷ USD) 8,79 8,54 8,41 -2,9 -1,5
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 2018 đến 2020 có sự sụt giảm nhẹ. Năm 2019 giảm 2,9% so với năm 2018 và năm 2020 giảm 1,5% so với năm 2019.
Năm 2018 đạt 8,79 tỷ USD, có giá trị kim ngạch cao nhất, đến năm 2019 giảm
xuống 8,54 tỷ USD. Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, năm 2019, khó khăn nổi
bật nhất với thủy sản là ngành hàng cá tra và tôm đối mặt với nhiều thách thức khi giá nguyên liệu giảm trong khi giá nhiên liệu tăng, cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đã ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp nói chung và các mặt hàng thủy sản nói riêng, rào cản kỹ thuật của một số nước nhập khẩu ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản.
Năm 2020, do tác động của dịch COVID-19, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh. Tuy nhiên, sang quý III xuất khẩu đã phục hồi và tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2,4 tỷ USD. Riêng trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu đạt 790 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019. Nhưng do tác động của dịch Covid quá mạnh đến nền kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta đến cuối năm 2020 vẫn không mấy khả quan so với năm 2019, chỉ đạt 8,41 tỷ USD giá trị xuất khẩu.