Quan điểm bảo đảm phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 86)

NHŨNG TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA-

TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Quan điểm bảo đảm phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra động thanh tra

Từ trước đến nay, Đảng ta đã ban hành rất nhiều chỉ thị, nghị quyết về phòng, chống tham nhũng. Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 15-5-1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân…

Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụcho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa. Chống tham nhũng là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp, đòi 41 hỏi có sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật phòng, chống tham nhũng chủ yếu dựa trên các quan điểm lớn đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 14- NQ/TW ngày 15- 5-1996 và trong một sốvăn kiện khác của Đảng như sau:

- Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăng cƣờng đại đoàn kết toàn dân;

thống chính trị, xây dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội bộ; - Chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí;

- Đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây, phòng và chống. Vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng;

- Đẩy mạnh phòng và chống tham nhũng một cách chủ động, huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng, thực hiện chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành;

- Đấu tranh phòng và chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng, không nóng vội, không chủ quan; phải có kế hoạch cụ thể, có bước đi vững chắc; sử dụng nhiều biện pháp, trong đó lấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trong đó xác định: “Đấu tranh 42 phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”1 . Đại hội yêu cầu: “Thành lập các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương và địa phương đủ mạnh, có thực quyền, hoạt động có hiệu quả”2 .

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã ra Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề cập một cách toàn diện, tập trung về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đã đưa ra những nhận định, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đề ra những mục tiêu, quan điểm chỉ đạo công tác phòng,

chống tham nhũng, lãng phí. Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X là: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷcương, liêm chính”.

Hoạt động thanh tra là hoạt động liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tham nhũng, phát hiện và xử lý các tội phạm tham nhũng. Do vậy, vấn đề phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra cần phải được đặt lên hàng đầu. Có thể khái quát một số quan điểm của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra cụ thể như sau:

3.1.1. Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra phi gn

vi kim soát quyn lực nhà nước

Quyền lực nhà nước là quyền lực công của xã hội được chế định bằng pháp luật, vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội. Quyền lực nhà nước ở Việt Nam có các đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận và

dưới góc độ khoa học pháp lý, quyền lực nhà nước có các đặc tính cơ bản

như: Tính ủy quyền của quyền lực nhà nước, trong xã hội dân chủ, không phải là quyền tự thân mà quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho nhà nước; Tính đại diện lợi ích, hợp lý và hợp pháp; Tính độc quyền cưỡng chế để thực hiện chức năng duy trì trật tự xã hội, bảo đảm an ninh và an sinh xã hội; Tính khách quan vì là tất yếu của đời sống xã hội cần có quyền lực công và được chế định bằng pháp luật; Tính chủ quan vì quyền lực nhà nước do những con người cụ thể, cán bộ, công chức thực thi nên không tránh khỏi tác động chi phối bởi năng lực, phẩm chất của con người… Xuất phát từ bản chất và đặc trưng trên của quyền lực nhà nước nên tất yếu phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước được

thực hiện bởi rất nhiều biện pháp khác nhau như kiểm soát tư pháp, là hoạt động xét xử của tòa án hành chính và biện pháp kiểm soát ngoài tư pháp, bao gồm: Giám sát (giám sát của cơ quan quyền lực), kiểm tra hành chính, hoạt động thanh tra (kiểm tra hành chính của cấp trên đối với cấp dưới trong thực hiện hoạt động phân cấp và kiểm tra hành chính trong nội bộ cơ quan được phân công), kiểm tra xã hội, kiểm toán, giám sát của công dân. Trong đó, thanh tra là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước trực tiếp và hiệu quả với cách thức và quy trình của mình.

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hệ thống cơ quan thanh tra được đặt trong hệ thống hành pháp, tuy “tương đồng về mặt tổ chức, nhưng khác biệt về thẩm quyền”. Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Từ chức năng của thanh tra đã cho thấy phần nào chức năng, vai trò thanh tra trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Để thực hiện chức năng quản lý, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền lập quy, là hoạt động ban hành văn bản dưới luật. Về nguyên tắc, các văn bản dưới luật (nghị định, thông tư, quyết định) phải phù hợp với Hiến pháp, Bộ luật, Luật nhưng trên thực tế vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên các văn bản dưới luật luôn trong khả năng không phù hợp hoặc trái luật, vì vậy có thể đánh giá khi hoạt động ban hành văn bản pháp luật này trái luật và vi hiến bằng “quyền lực kiểm soát” được giao cho Thanh tra nhà nước. Vai trò này được thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra thông

qua hoạt động thanh tra của mình. Khi thực hiện quyền thanh tra của mình, chủ thể thanh tra phát hiện những văn bản trái luật thì có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

Thanh tra nhà nước có vai trò quan trọng trong kiểm soát hoạt động ban hành văn bản pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước với mục đích hàng đầu của thanh tra là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc

phục nhằm bảo đảm pháp chế và mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa.Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước và hoạt động thanh tra là một công đoạn trong hoạt động quản lý nhà nước. Theo cách tiếp cận này thanh tra đóng vai trò là một hoạt động tự kiểm tra chính sách, pháp luật, các quyết định hành chính trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước nói chung và từng cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Hoạt động thanh tra là hoạt động tự kiểm tra ngay trong quá trình diễn biến của các hoạt động quản lý, hoạt động thanh tra sẽ trực tiếp, toàn diện, hệ thống hơn so với các hình thức kiểm soát khác, chính vì vậy: Việc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, quyết định hành chính sẽ nhanh chóng, kịp thời hơn; Thanh tra sẽ phát huy thuận lợi vai trò của mình trong hoạt động phòng,

chống tham nhũng, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm

pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi. Mặt khác, thanh tra gắn với tổ chức hành pháp, trực tiếp tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó thanh tra có thuận lợi để phát hiện vi phạm pháp luật, những sai sót, sơ hở trong chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục.

Thanh tra là một trong các phương thức kiểm soát quyền lực quan trọng đối với quản lý hành chính nhà nước. Quyền hạn thanh tra được cụ thể bằng “thẩm quyền trong hành pháp và trong thanh tra”. Thanh tra kiểm soát

quyền lực đối với hoạt động lập quy, thực hiện pháp luật và kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật với đối tượng được thanh tra. Về hoạt động lập quy, thanh tra kiểm soát tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản pháp quy từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất; Về hoạt động thực hiện pháp luật, thông qua việc thực hiện quyền thanh tra trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, thanh tra đánh giá tính hợp pháp, hợp lý, tính hiệu quả của các quyết định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước; Về hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, vai trò kiểm soát của thanh tra thể hiện trong hoạt động kiểm tra nội bộ trong hệ thống hành pháp và thanh tra các lĩnh vực của đời sống xã hội, xử lý vi phạm trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định. Để phát huy tốt hơn vai trò của thanh tra trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước cũng như phòng, chống tham nhũng hiệu quả cần tăng cường hơn nữa địa vị pháp lý, tính độc lập và quyền tài phán cho hệ thống cơ quan thanh tra và do đó việc phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành thanh tra cũng luôn phải gắn liền với hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.

3.1.2. Xác định trách nhim cá nhân trong công tác phòng chng

tham nhũng trong hoạt động thanh tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ là một yếu tố quan trọng trong quản lý nhà nước và chống tham nhũng nói chung và trong hoạt động thanh tra nói riêng. Luật phòng, chống tham nhũng quy định một cách chi tiết về vấn đề này, bao gồm những nội dung chính sau:

- Phân định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức với cấp phó được giao phụ trách các lĩnh vực; theo đó, người đứng đầu chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực do mình quản lý,

cấp phó chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực được giao phụ trách.

- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu đơn vị, phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mình. Để tạo cơ sở xử lý trách nhiệm người đứng đầu, trong kết luận thanh tra, kiểm toán, điều tra phải có kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi xảy ra tham nhũng là yếu kém trong quản lý, buông lỏng quản lý hay bao che cho hành vi tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng đã khẳng định lại nguyên tắc: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Trên cơ sở nguyên tắc chung như trên, Luật cũng quy định tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định mức độ trách nhiệm khác nhau của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, có trường hợp họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp, có trường hợp thì liên đới chịu trách nhiệm. Ở mọi cơ quan, tổ chức đều có sự phân công trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành giữa người đứng đầu và các cấp phó của họ, theo đó, cấp phó có thể được giao phụ trách từng mảng công việc hay lĩnh vực công tác nhất định hoặc trực tiếp phụ trách một hoặc một số đơn vịtrong cơ quan tổ chức. Trong trường hợp này, người được phân công phụ trách phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mà họ phụ trách, còn người đứng đầu thì vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới. Khoản 2, Điều 54, Luật phòng, chống tham nhũng quy định cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụtrách. Người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức phải chịu trách

nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý. Mặc dù đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do họ phụ trách nhưng do tính chất phức tạp của tệ nạn tham nhũng nên Luật phòng, chống tham nhũng năm cũng quy định việc loại trừ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong những trường hợp bất khả kháng, những hành vi tham nhũng vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của người lãnh đạo quản lý, trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Ngoài ra, Luật phòng, chống tham nhũng cũng quy định nguyên tắc về việc xử lý đối với người đứng đầu và cá nhân có trách nhiệm trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nước để xảy ra hành vi tham nhũng thì

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 86)