Nhận xét về hoạt động phòng chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 70)

động thanh tra ở tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Ưu điểm

Từ năm 2015 - 2019, Thường trực UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo tổ

chức quán triệt nghiêm túc Luật Phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, chủ chốt các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, chỉ đạo các cấp trong toàn ngành thanh tra xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ, xem công tác

phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên để góp phần xây dựng chính quyền tỉnh trong sạch, vững mạnh.

Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị và được Thường vụ tỉnh ủy đống ý ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Đây là điều kiện quan trọng để tập trung phòng, chống tham nhũng trong toàn tỉnh nói chung và trong ngành thanh tra nói riêng.

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủliên quan đến phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan thanh tra thực hiện nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra nội bộ, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm và đề ra các biện pháp chấn chỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, ngăn chặn và làm hạn chế phát sinh và hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh.

Phần lớn các cán bộ thực hiện hoạt động thanh tra tại Tỉnh Phú Thọđều có thái độ hòa nhã, công tâm, trách nhiệm, nhiệt tình, năng động, có kiến thức và am hiểu chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt việc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Cùng với đó là bản lĩnh chính trị vững vàng khi thực hiện hoạt động thanh tra, đòi hỏi sự công tâm và trách nhiệm, đặc biệt là đối với các cuộc thanh tra về quản lý tài chính. Qua đó, bảo đảm được hình ảnh người cán bộ thanh tra mẫu mực, tận tâm, trách nhiệm với công việc được giao phó.

2.3.2. Hn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt đạt được nêu trên, công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn một số yếu kém như sau:

thanh tra với các cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa chặt chẽ, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp để phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt hiệu quả cao.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra chưa ngang tầm với vị trí, vai trò và yêu cầu đặt ra đối với ngành do đó chưa phát huy hết được ưu thế của ngành cũng như chưa thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của ngành thanh tra đặc biệt là trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, một bộ phân cán bộ, công chức có biểu hiện suy thoái về đạo đức, không có bản lĩnh vững vàng, dễ bị những lợi ích vật chất lôi kéo làm tha hóa biến chất nên nhúng tay vào các vụ án tham nhũng gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội của địa phương, làm sa sút niềm tin của nhân dân với đội ngũ cán bộ, công chức của ngành.

- Hệ thống cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng còn chưa đồng bộ, còn thiếu chế tài trong việc xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến trách nhiệm của công chức trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nên việc tổ chức thực hiện đôi khi còn chậm vì vậy tinh thần của Luật phòng, chống tham nhũng chưa được phát huy một cách tốt nhất trong thực tiễn.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tham nhũng và

phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra tại chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh. Từ đó làm rõ những điểm mạnh, điểm hạn chế của công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra trên địa bàn. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra trên địa bàn tỉnh cũng như là tài liệu tham khảo cho các địa phương khác trên cả nước trong cuộc chiến đẩy lùi nạn tham nhũng hiện nay ở nước ta góp phần từng bước làm trong sạch bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 70)