Thực tiễn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 66)

ở tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Công tác lãnh đạo, chđạo thc hiện các quy định ca pháp

lut v phòng, chống tham nhũng của cơ quan thanh tra

Để việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng nghiêm túc có hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản để triển khai thực hiện, cụ thể:

- Quyết định số 2149/2015/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 về việc quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh

- Kế hoạch số 2488/KH-UBND ngày 19/8/2009 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

- Kế hoạch số 143-KH/TU ngày 22/4/2015 của Tỉnh ủy Phú Thọ; hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2015 của cơ quan, đơn vị.

- Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 13/04 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Quyết định

số2544/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 101/QĐ-TTr ngày 23/9/2015 về việc quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế tổ chức của văn phòng và các phòng thuộc Thanh tra tỉnh.

- Kế hoạch số 2760/KH-BCĐ ngày 13/7/2015 về việc triển khai Đề án theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiếp tục, tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016”

- Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Kế hoạch số 6022/KH-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017;

- Văn bản số 2308/UBND-NC ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện đánh giá công tác PCTN năm 2017;...

- Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 12/9/2017 của UBND tỉnh ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Phú Thọ.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Nghị quyết số 21/CP của Chính phủ, Kế hoạch số 2488/KH-UBND ngày 19/8/2009 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 22/01/2015 công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015, trong đó giao Thanh tra tỉnh hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định và xây dựng Kế hoạch phòng, chống

tham nhũng năm 2015; chỉ đạo Thanh tra tỉnh phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy ký Quy chế phối hợp thực hiện công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng có liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng; thành lập Tổ kiểm tra kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 theo quy định tại Thông tư số 08/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ và thực hiện Chương trình phòng, chống tham nhũng tại các huyện, thành, thị, có 11.153 người/11.153 người (Đạt 100% sốngười phải kê khai) đã thực hiện kê khai và nộp bản kê khai minh bạch tài sản, thu nhập về hồ sơ quản lý để lưu trữ theo quy định; phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu về công tác phòng, chống tham nhũng để phục vụ kế hoạch kiểm tra năm 2015 của Thanh tra Chính phủ tại tỉnh Phú Thọ.

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng dự thảo Báo cáo của UBND tỉnh về tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) theo yêu cầu của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh; xây dựng dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy tiến hành rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh từ

năm 2011 đến năm 2014 theo Hướng dẫn số 06-HD/BNCTW ngày 16/4/2015

của Ban Nội chính Trung ương và Kế hoạch số 143-KH/TU ngày 22/4/2015 của Tỉnh ủy Phú Thọ; hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2015 của cơ quan, đơn vị.

2.2.2. Những kết quả chủ yếu trong việc thực hiện các biện pháp

phòng, chống tham nhũngtrong các cơ quan thanh tra

2.2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Nghị quyết số 21/CP của Chính phủ, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của Trung ương, Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10/6/2013 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 2488/KH-UBND ngày 19/8/2009 của UBND tỉnh về thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Ban hành và chỉđạo thực hiện một sốchính sách, quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến toàn thể cán bộ, công chức và các tầng lớp quần chúng nhân dân trong tỉnh; chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; gắn việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí với việc thực hiện các cuộc vận động lớn, các chương trình đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong chỉ đạo thực hiện, đã chú trọng lồng ghép bằng nhiều hình thức phong phú, vừa tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, vừa tổ chức hội nghị và một số hình thức khác; phát động thi đua xây dựng cơ quan, đơn vịvăn hoá, nêu gương người tốt, việc tốt; kịp thời phản ánh, phê phán các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...

Sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã chủ động tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến cac quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng dưới nhiều hình thức như: tổ chức tập huấn, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện,… cho tất các các cơ quan đơn vị đặc biệt là các cơ quan thanh tra.

cán bộ toàn tỉnh để học tập, quán triệt các nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Ngày 15/9/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”; kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, nghị quyết Trung ương 9 khóa Xvề công tác phòng, chống tham nhũng, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình của tỉnh Phú Thọ thường xuyên đưa tin , bài tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân. Thông quá công tác tuyên truyền để nêu gương người tốt, việc tốt trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đồng thời đưa nhiều tin, bài phản ánh các vụ việc tiêu cực các vụ án tham nhũng trên các mặt, các lĩnh vực để nhân dân thấy được hậu quả, tác động của tệ tham nhũng với quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều vụ việc tiêu cực, làm trái chế độ ,thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà được nhân dân phát hiện phản ánh kịp thời, giúp các cơ quan chức năng xử lý kịp thời và đúng pháp luật.

Ngoài ra, đối với ngành Thanh tra, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đều chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị tập huấn, cập nhật các văn bản mới của ngành, các văn bản liên

quan đến đến thanh tra viên và các lĩnh vực thanh tra chuyên ngành để đảm bảo cho cán bộ, công chức ngành thanh tra luôn được cập nhật đầy đủ, chi tiết, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước để ngành và lĩnh vực công tác để hiểu đúng, hiểu rõ từ đó thực hiện nghiêm các quy định của ngành, hạn chế tối đa các hành vi sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trongthực thi công vụ.

2.2.2.2. Triển khai các biện pháp quản lý trong các cơ quan thanh tra

Để đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý cụ thể trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh và các cơ quan thanh tra cụ thể như sau:

Hệ thống hóa những quy định về thủ tục, giấy tờ cần thiết và thời hạn giải quyết đối với từng loại công việc, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và nơi công sở làm căn cứ cho nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện của cán bộ, công chức của ngành.

Đẩy mạnh thực hiện chương trình hành động số 15-Ctr-TU ngày 25/11/2016 của Tỉnh ủy về Chương trình cải cách hành chính chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, trong đó chú ý cải cách cả về thể chế, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, giải quyết mối quan hệ với dân rõ ràng, tiếp tục rà soát những cơ chế, chính sách, những quy định không phù hợp, còn sơ hở, dễ

dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, để nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung

không ngừng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các cơ quan quản lý nói chung, cơ quan thanh tra nói riêng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nguyện vọng của nhân dân và doanh nghiệp.

Tỉnh cũng đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phối hợp với cấp ủy đảng cơ sở tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức, thanh tra viên; Nâng cao chất lượng học tập, giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, công chức ngành thanh tra đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, tinh thần trách nhiệm, chống mọi biểu hiện sai trái, cơ hội, phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí có hiệu quả.

Tỉnh tăng cường quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nóng để giảm bớt nguy cơ xảy ra tham nhũng như lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, …để giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí.

Ủy ban nhân dân tỉnh và tỉnh ủy tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức trước hết là công tác đánh giá, sắp xếp, luân chuyển cán bộ để củng cố, kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là tại các cơ quan thanh tra nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kiên quyết thay thế những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, suy thoái về đạo đức, lối sống, giảm sút uy tín, Công khai thi tuyển các chức danh cán bộ để bố trí vào các cơ quan, đơn vị của ngành thanh tra một cách khách quan, minh bạch nhằm tuyển chọn được những công chức đủ năng lực, đủ phẩm chất đạp đức, tâm huyết với nghề để nâng cao từng bước chất lượng hoạt động thanh tra cũng như góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân chủ, ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong phòng, chống

tham nhũng lãng phí nhằm đảm bảo cho công tác này được triển khai thực hiệnđồng bộ, chặt chẽ, đạt hiệu quả cao hơn.

2.2.2.3. Triển khai các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng trong cơ

quan thanh tra

* Công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan thanh tra

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thường xuyên các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh, công khai minh bạch các quy trình, thủ tục giải quyết công việc gắn với cải cách thủ tục hành chính. Các cấp trong ngành thanh tra tiếp tục đẩy mạnh quy trình thanh tra trong các lĩnh vực để các cơ quan đơn vị phối hợp, doanh nghiệp cũng như người dân được biết vừa để thực hiện vừa để giám sát, kiểm tra hiệu quả.

Thanh tra tỉnh đã phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng tiến hành kiểm tra việc công khai, minh bạch trong hoạt động tại các cơ quan thanh tra hành chính cấp huyện, cơ quan thanh tra chuyên ngành của tỉnh và thanh tra tỉnh cũng chịu sự kiểm tra của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của tỉnh. Qua kiểm tra có thể thấy, nhìn chung các đơn vị đã tích cực tổ chức chỉ đạo thực hiện việc công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục giải quyết công việc gắn với cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, một số nôi dung và hình thức về công khai, minh bạch, cải cách hành chính tại một số cơ quan còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch của cấp có thẩm quyền chưa được chú trongj, nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc công khai, minh bạch trong công tác phòng, chống tham nhũng chưa đầy đủ.

* Xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)