CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho khu vực kênh Tân Hòa, Lò Gốm để phục vụ công tác quản lý môi trường (Trang 72 - 78)

Qua kết quả cung cấp thông tin đặc điểm về môi trường ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm ta thấy khu vực này có địa hình trũng chủ yếu nằm ở quận 6 nên thường xảy ra tình trạng ngập vào thời gian triều cường dâng cao hay do mưa lớn. Khu vực Tân Hóa – Lò Gốm được bao phủ bởi lớp trầm tích pleistocen. Thành phần chính là đất sét và cát. Ngoài ra trong khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm tập trung rất nhiều các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ với các loại hình sản xuất đa dạng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước của kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Môi trường nước ở khu vực này so với TCVN 5942 – 1995 loại B thì tại các điểm quan trắc cho thấy mức độ ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng của kênh rất cao. Nồng độ DO luôn bằng 0, BOD5 cao gấp 2 – 6 lần so với tiêu chuẩn, nồng độ COD cao từ 5 – 10 lần so với tiêu chuẩn. Nồng độ tổng ni tơ và phospho có trong nước cũng tương đối cao. Vì thế vấn đề môi trường của khu vực này cần cải tạo và có biện pháp quản lý phù hợp là giảm bớt việc ô nhiễm môi trường nước của kênh Tân Hóa – Lò Gốm.

Hiện nay mạng lưới cấp nước ở khu vực này chưa hoàn chỉnh nên người dân còn sử dụng nước ngầm làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lượng nước ngầm ở một số khu vực cần phải được thông qua quá trình xử lý mới có thể dùng vào sản xuất và sinh hoạt. Chất lượng không khí ở khu vực này cần quản lý chặt chẽ vì môi trường không khí ở đây chưa bị ô nhiễm nhiều. Chỉ có nồng độ bụi là khá cao so với tiêu chuẩn. Hiện nay ở khu vực này đang có rất nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Vì thế dựa vào những thông tin môi trường đã được xây dựng, người sử dụng đặc biệt là người quản lý môi trường có thể ra quyết định cho những dự án nào phù hợp với môi trường của khu vực đó. Và kêu gọi đầu tư thu hút các dự án cải tạo chất lượng môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra thông tin môi trường này có thể được cập nhật dễ dàng nếu thông tin môi trường của nước ta được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Và hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin nói chung va hệ thống GIS cung cấp thông tin môi

trường nói riêng đang là giải pháp ưu tiên trong việc quản lý môi trường của cả nước. Vì thế việc tìm hiểu đặc điểm môi trường của khu vực cần quản lý để xây dựng nên các cơ sở dữ liệu GIS cung cấp thông tin môi trường sẽ là phục vụ tốt cho công tác quản lý môi trường khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.

Cơ sở dữ liệu địa lý cung cấp thông tin môi trường khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm phục vụ cho công tác quản lý môi trường đã được thực hiện bao gồm những lớp dữ liệu sau:

• Lớp dữ liệu nền: ranh giới hành chính, địa hình và cơ sở hạ tầng khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.

• Lớp dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường: quan trắc chất lượng môi trường không khí, quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, quan trắc chất lượng môi trường nước ngầm.

• Lớp dữ liệu về các thông tin quy hoạch: qui hoạch khu công nghiệp, qui hoạch khu dân cư, quy hoạch các khu thương mại dịch vụ, công trình công cộng và quy hoạch các tuyến đường giao thông torng khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.

Tuy nhiên, trong thời gian làm đề tài chỉ có 3 tháng cuối mùa mưa nên sinh viên không thể thực hiện việc lấy mẫu đối chứng để xác định hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm cũng như quan trắc chất lượng nước ngầm ở các hộ dân cư.

Bên cạnh đó, những thông tin về các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của khu vực là vấn đề nhạy cảm nên thông tin về tên cơ sở, địa chỉ, lưu lượng xả thải của các cơ sở sản xuất này còn thiếu.

Trạm quan trắc môi trường ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm rất ít vì thế thông tin về chất lượng không khí và chất lượng nước mặt chưa thể đánh giá chính xác hiện trạng môi trường ở đây.

Thông tin quy hoạch các khu dân cư, các cơ sở công nghiệp, các công trình dịch vụ, tuyến đường giao thông cho đến năm 2010 vẫn còn đang được sửa đổi và chưa được công bố rộng rãi ở hầu hết các địa phương. Nên trong đề tài chỉ xây dựng được các lớp quy hoạch tổng thể định hướng đến 2010 của 3 quận 6,8 và 11. Lớp dữ liệu quy hoạch tổng thể này chỉ thể hiện được vị trí không gian, diện tích của đối tượng nghiên cứu.

Những định hướng để hoàn thiện đề tài là:

• Lấy mẫu quan trắc chất lượng nước mặt, nước ngầm ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm ở cả 2 mùa mưa và nắng.

• Thông tin về các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm cần được cập nhật thường xuyên.

• Cập nhật những thông tin quy hoạch tổng thể của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm đến năm 2020.

4.2. Kiến nghị:

 Hỗ trợ các dịch vụ ủng hộ và cố vấn cho việc nâng cao năng lực trong cải cách chính quyền, phân bổ phát triển kinh tế, quyền sử dụng đất và càc dịch vụ cơ bản cho người nghèo thành thị, và cải thiện chiến lược quy hoạch và quản lý liên quan đến kiểm soát việc sử dụng đất, qũy đất, các nội quy linh hoạt và liên tục và phương án hệ thống các kiểu nhà như các phương án thấp tầng/ mật độ cao.

 Tăng cường các liên kết với các trường đại học và các học viện và tập trung vào nâng cao năng lực đa ngành học và đa ngành nghề.

 Xây dựng và thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường nước, môi trường không khí.

 Nâng cao năng lực quản lý môi trường và giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường khu vực kênh.

 Quy hoạch quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại trong khu vực kênh rạch nội thành.

 Quy hoạch bảo vệ chất lượng nước mặt và nước ngầm của khu vực.

 Quy hoạch việc cải tạo (nạo vét, mở rộng lòng kênh và nâng cao bờ kênh để tăng khả năng chuyển tải nước của dòng kênh) kênh kết hợp với việc chỉnh trang đô thị.

 Đưa ra những biện pháp thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường hiệu quả (thu phí, phạt…). Xử lý mạnh mẽ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quanh khu vực kênh, cần có những qui định khắt khe đối với nhà máy xí nghiệp trong việc thải bỏ chất thải rắn nguy hại và xả thải nguồn nước. Đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm không có khả năng khắc phục tại chỗ được thì phải di dời vào các khu công nghiệp tập trung hoặc buộc phải đóng cửa.

 Quy hoạch khu dân cư đô thị đồng thời quy hoạch việc di dời, tái định cư cho người dân sống ven và trên kênh.

 Thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý chất lượng môi trường kênh Tân Hoá – Lò Gốm:

• Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thực hiện việc thu thập, xử ly,ù lưu trữ và công bố, cập nhật số liệu thông tin về chất lượng môi trường của khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm rộng rãi. Nguồn dữ liệu chính xác này sẽ giúp quy hoạch cải tạo môi trường, kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống luật pháp và công nghệ xử lý, quản lý môi trường.

• Cần xây dựng hệ thống các bản đồ để quản lý chất lượng môi trường khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm. (dựa vào kỹ thuật GIS và viễn thám)

• Hưóng dẫn thống nhất việc sử dụng GIS cho các viện, trung tâm nghiên cứu, Sở khoa học công nghệ thành phố để đồng bộ hoá nhằm phục vụ mục tiêu quản lý tổng hợp môi trường kênh Tân Hoá – Lò Gốm.

 Triển khai phân loại và phân vùng ô nhiễm môi trường để quản lý và phòng chống ô nhiễm kênh Tân Hoá – Lò Gốm.

 Phát triển mô hình hoá trong quản lý tổng hợp môi trường kênh Tân Hoá – Lò Gốm:

• Dự báo định lượng các tác động môi trường do các phương án phát triển đặc biệt là chất lượng môi trường nước .

• Đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trưòng khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm của các phương án hoặc kỹ thuật giảm thiểu tác động.

 Thiết lập và hoạt động hệ thống trạm quan trắc chất lưọng môi trường khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm để nhằm mục đích:

• Quan trắc (định kỳ hay thường kỳ) diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường không khí bao gồm các yếu tố vật lý, hoá học, vi sinh, độc chất…trong phạm vi kênh Tân Hoá – Lò Gốm đặc biệt là trong khu vực có mật độ công nghiệp và dân cư tập trung cao.

• Đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ ô nhiễm ở kênh Tân Hoá – Lò Gốm.

• Thu thập lưu trữ số liệu về diễn biến chất lượng môi trường phục vụ công tác quản lý, đánh giá chất lượng môi trường của khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm.

 Quy hoạch thoát và xử lý nước thải (của các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, sinh hoạt từ các hộ gia đình) tập trung dọc kênh Tân Hoá – Lò Gốm.

 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường của người dân sống ven/ trên kênh Tân Hoá – Lò Gốm.

• Thông qua những cuộc họp tổ dân phố để trò chuyện, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, kêu gọi sự đóng góp của người dân trong việc ý thức thải bỏ rác đúng nơi quy định và có biện pháp mạnh đối với trường hợp vi phạm (đặc biệt lưu ý với những người sống ven/ trên khu vực kênh).

• Thông qua chưong trình trực tiếp trên truyền hình về tình hình kênh rạch thành phố (đặc biệt kênh Tân Hoá – Lò Gốm) để tác động đến người dân, các xí nghiệp, nhà máy ở khu vực này có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường kênh rạch.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho khu vực kênh Tân Hòa, Lò Gốm để phục vụ công tác quản lý môi trường (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w