CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thu thập dữ liệu:

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho khu vực kênh Tân Hòa, Lò Gốm để phục vụ công tác quản lý môi trường (Trang 46 - 47)

3.1. Thu thập dữ liệu:

Để có được thông tin không gian địa lý trước hết sinh viên phải thu thập bản đồ hành chính, bản đồ địa chất thành phố Hồ Chí Minh 1/50000 đã được số hóa. Dùng phần mềm mapinfo để cắt ra bản đồ khu vực cần nghiên cứu tạo thành lớp dữ liệu môi trường nền của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.

Bên cạnh đó, sinh viên phải thu thập thêm các hình ảnh bản đồ các cơ sở công nghiệp trong khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, bản đồ các vùng ngập lụt bản đồ quy hoạch định hướng không gian đến năm 2010 của quận huyện trong khu vực nghiên cứu. Sau đó, đăng ký tọa độ địa lý cho các ảnh bản đồ này và thể hiện đối tượng cần nghiên cứu của từng bản đồ thành dạng bản đồ số rồi nhập thông tin thuộc tính của từng đối tượng tạo thành các lớp dữ liệu cơ sở sản xuất ảnh hưởng đến khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, lớp qui hoạch cơ sở hạ tầng của khu vực. Đối với lớp quan trắc môi trường của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, sinh viên thu thập các số liệu quan trắc và địa điểm các trạm quan trắc trong các báo cáo hàng năm của Chi cục bảo vệ môi trường hoặc của Viện Tài nguyên Môi trường thực hiện. Theo mô tả địa điểm các trạm quan trắc, sinh viên sử dụng máy GPS đến từng điểm quan trắc để ghi lại tọa độ địa lý của các điểm này để thể hiện lên bản đồ tạo thành lớp dữ liệu các trạm quan trắc chất lượng nước ngầm, chất lượng nước mặt và chất lượng không khí của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.

Ngoài ra, hình ảnh thực tế thể hiện sự ô nhiễm của nước kênh Tân Hóa – Lò Gốm cho thấy vấn đề hiện nay cần được quan tâm đặc biệt là chất lượng môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu.

3.2. Xây dựng CSDL GIS đặc điểm môi trường khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm Gốm

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho khu vực kênh Tân Hòa, Lò Gốm để phục vụ công tác quản lý môi trường (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w