Dữ liệu lớp quy hoạch giao thông được số hóa từ hình ảnh bản đồ quy hoạch tổng thể đến năm 2010 của 2 quận: 8, và 11[15].
Hình 3.16: Lớp dữ liệu quy hoạch đường giao thông ở khu
vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Hình 3.17: Dữ liệu thuộc tính lớp quy hoạch giao thông ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Tên file: QHgiaothongTHLG.tab Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field Loại Chiều
dài Mô tả
Tên đường Character 25 Tên đường giao thông sắp mở rộng
Chiều dài Float Chiều rộng con đường sắp mở
rộng tính bằng m
Chiều rộng Float Chiều rộng của con đường sắp
mở
Lớp qui hoạch cho người sử dụng biết những thông tin về các dự án phát triển của khu vực trong thời gian sắp tới. Thể hiện được vị trí, tầm ảnh hưởng của các dự án sắp xảy ra lên môi trường của khu vực đó. Giúp người quản lý cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định tiến hành các dự án.
3.3. Khả năng phục vụ cho quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
· Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.
· Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.
· Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.
3.3.1. Khả năng giúp đưa ra những biện pháp cải tạo môi trường:
Dựa vào lớp cơ sở dữ liệu thông tin môi trường cung cấp cho ta thông tin đầy đủ về các thông số cơ bản của chất lượng môi trường này. Từ đó ta có thể tìm ra những biện pháp xử lý hiệu quả như nạo vét, cải tạo lòng kênh, vớt rác trên dòng kênh…. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ các cơ sở công nghiệp thải ra nhất là các cơ sở dệt nhuộm và chế biến thực phẩm là nguồn gây ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng của chất lượng nước trong kênh. Đối với nước ngầm thì cần có những biện pháp xử lý Fe, Mn hay nâng độ pH của nước ngầm tại một số điểm đã quan
trắc trước khi sử dụng. Đối với môi trường không khí cần có biện pháp xử lý, kiểm soát nồng độ bụi trong môi trường không khí.
3.3.2. Khả năng giúp đưa ra các luật pháp, chính sách kinh tế – xã hội phù hợp với khu vực nghiên cứu: hợp với khu vực nghiên cứu:
Dựa vào lớp cơ sở dữ liệu thông tin môi trường ta thấy rõ hiện nay mặc dù đã có tiêu chuẩn xả nước thải vào hệ thống kênh rạch sông ngòi. Nhưng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm vẫn chưa tuân thủ các điều khoản qui định trong luật bảo vệ môi trường. Vì thế cần có những chính sách, luật định chế tài buộc các cơ sở sản xuất này phải tuân thủ xả thải nguồn nước ra môi trường đạt tiêu chuẩn loại B TCVN 5942 – 1995.
Điểm quan trắc chất lượng nước ngầm cho ta biết rõ trữ lượng nước ngầm của khu vực đó, các tầng chứa nước để từ đó người quản lý ra quyết định lượng khai thác nước ngầm hợp lý cho từng địa phương.
Đối với môi trường không khí hiện nay có quá ít trạm quan trắc để theo dõi chất lượng của môi trường này cần có những dự án đầu tư trạm quan trắc khảo sát chất lượng không khí môi trường ở nơi này. Và có những qui định hạn chế giờ cho các xe lớn đi vào khu vực này tránh gây ô nhiễm bụi và tiếng ồn của khu vực này. Dựa vào chức năng chồng lớp của cơ sở dữ liệu môi trường ta thấy các dự án quy hoạch sắp tới và hiện trạng môi trường của khu vực có hợp lý với nhau không. Để từ đó người quản lý có thể điều chỉnh ra quyết định thay đổi để phát triển bền vững.