Lịch sử hình thành và phát triển của công ty VIETRANS:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiến trình CPH Cty Giao nhận kho vận ngoại thương (Trang 52 - 57)

Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công thương, hoạt động theo chế độ kinh tế tự chủ tài chính. Tiền thân của Công ty là Cục kho vận kiêm Tổng Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương - đây là tổ chức giao nhận đầu tiên ở Việt Nam được thành lập theo quyết định số 554/BNT ngày 13/08/1970 của Bộ Thương mại.

Hiện nay tên chính thức của Công ty là “Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương”, tên tiếng Anh là Viet Nam National Foreign Trade Forwarding And Warehousing Corporation. Tên giao dịch đối ngoại viết tắt là VIETRANS được thành lập theo quyết định số 337/TM/TCCB ngày 31/03/1993 của Bộ Thương Mại.

Ngành nghề kinh doanh chính của Vietrans :

* Kinh doanh XNK (Theo ngành nghề đăng ký kinh doanh). * Kinh doanh kho và kho ngoại quan.

* Đại lý tàu biển và đại lý hàng hoá hàng không tại các cảng biển và sân bay quốc tế của Việt Nam.

* Cung cấp dịch vụ Logistic, giao nhận, vận chuyển đa phương thức đối với hàng hoá XNK; Hàng công trình; Hàng quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập

tái xuất; Hàng triển lãm; Hàng ngoại giao, hành lý cá nhân; Hàng nguyên container và hàng thu gom chia lẻ.

* Các loại dịch vụ kinh doanh khác như: Dịch vụ thủ tục hải quan; Dịch vụ chuyển phát nhanh; Dịch vụ xây dựng, dịch vụ cho thuê văn phòng

Công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội, có các chi nhánh đại diện tại một số đầu mối giao thông vận tải quan trọng trong và ngoài nước.

• Địa chỉ giao dịch: 13 Lý Nam Đế - Hà Nội • Điện thoại : 04.38457801 – 04.3844913 • Telex : 411505VTRSVT

• Fax : 844255829

• Tài khoản tiền Việt Nam: 300.310.000.014 • Tài khoản ngoại tệ: 220.130.370.014

Lịch sử hình thành và phát triển của VIETRANS gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngoại thương qua các giai đoạn và đã trở thành mạng lưới trên toàn quốc.

* Từ năm 1978-1987:

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiệm vụ giao nhận của VIETRANS lúc này vừa là đảm bảo cho sản xuất vừa đảm bảo cung ứng cho tiền tuyến. Các cán bộ ngày đêm bám cảng và sân ga để kịp thời giao nhận hàng hoá đặc biệt là hàng viện trợ.

Ngày 24/4/1976 Bộ Ngoại Thương quyết định đổi tên Cục kho vận kiêm tổng công ty giao nhận ngoại thương thành tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương có trụ sở đóng tại Hà Nội và các đơn vị trực thuộc, đó là các công ty giao nhận kho vận ngoại thương đóng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy

Nhơn, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, ban giao nhận Bến Thuỷ, các tạm giao nhận liên vận quốc tế. Thời kỳ này VIETRANS là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, được Nhà Nước đầu tư vốn xây dựng hệ thống kho bãi rộng khắp hầu hết các cảng và sân ga. Thế độc quyền trong thời kỳ bao cấp làm cho thương hiệu VIETRANS trở thành địa chỉ tin cậy cho các đối tác trong và ngoài nước, đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của VIETRANS.

* Từ năm 1988 – 2000:

Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, xoá bỏ cơ chế bao cấp các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép tham gia vào thị trường làm cho sự cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận - một lĩnh vực được coi là khá hấp dẫn và dễ dàng triển khai cung cấp dịch vụ. VIETRANS mất thế độc quyền, số lượng khách hàng và hàng hoá giảm mạnh, các chủ hàng trước đây phải uỷ thác qua VIETRANS thì giờ họ được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Khối lượng hàng hoá uỷ thác giao nhận năm 1989 giảm đột ngột chỉ còn non một phần tư khối lượng năm 1988, trong khi đó số lượng cán bộ, công nhân viên không hề giảm, sức ép việc làm đè nặng lên vai lãnh đạo Tổng công ty. Tuy nhiên, do tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế VIETRANS đã kịp thời nắm bắt nhu cầu dịch vụ của thị trường, ngay lập tức mở rộng phạm vi hoạt động và chuyển nhanh từ giao nhận vận tải nội đại sang giao nhận vận tải quốc tế, phát triển dịch vụ vận tải liên hợp, đóng gói và giao nhận vận chuyển hàng hoá ngoại giao, giao nhận vận chuyển hàng triển lãm, hình thành quan hệ hợp tác với một số đại lý giao nhận nước ngoài, tạo điều kiện mở mang quan hệ hợp tác quốc tế. VIETRANS không chỉ là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa” (door to door) trên phạm vi quốc tế

tải quốc tế) vào năm 1989, phát hành FBL (vận đơn vận tải đa phương thức của FIATA) và là một trong những công ty đầu tiên khai thác dịch vụ ngoại quan. Ngoài ra VIETRANS đã được công nhận là đại lý hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) và còn là thành viên của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), VIETRANS là sáng lập viên của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam(VIFFAS) đồng thời Tổng giám đốc của VIETRANS được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội.

Ngày 31/3/1993 VIETRANS chuyển từ Tổng công ty thành công ty theo Quyết định số 337/TCCB của Bộ Thương mại. Năm 1995 Bộ Thương mại có quyết định tách VIETRANS Sài Gòn thành một công ty độc lập trực thuộc Bộ có tên giao dịch là VINATRANS, sự kiện này lại một lần nữa gây khó khăn lớn cho VIETRANS, vì VIETRANS Sài Gòn là nơi đươc VIETRANS đầu tư nguồn lực mạnh nhất, dành toàn bộ các đại lý lớn. Trước khó khăn đó, ban lãnh đạo công ty đã quyết định tiếp tục mở Chi nhánh VIETRANS Sài Gòn nhằm dành lại thị phần rộng lớn và rất tiềm năng này. Nhưng ngày đầu mới thành lập Chi nhánh phải đối đầu với quá nhiều khó khăn, các đại lý và khách hàng đã đi theo VINATRANS, Chi nhánh phải bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Thị trường bị thu hẹp, nội bộ thì mất đoàn kết, thu nhập giảm sút...làm cho đời sống của CBCNV rơi vào tình cảnh túng thiếu, một số cán bộ phải bỏ việc.

* Từ năm 2001 đến nay:

Trước tình hình bất ổn định đó, Bộ Thương mại đã thay đổi Ban lãnh đạo công ty, với những con người năng động, sáng suốt và có lòng quyết tâm xây dựng lại công ty. Ban lãnh đạo mới đã sớm chấm dứt tình trạng mất đoàn

kết, dần lấy lại niềm tin của CBCNV, tất cả với mục tiêu của toàn công ty,xây dựng cơ chế quản lý và đưa ra mục tiêu chiến lược cụ thể.

+ Tổ chức lại quản lý, kinh doanh: đổi mới toàn diện bộ máy tổ chức theo hướng gọn nhẹ, có hiệu quả, chuyên môn hoá, tránh chồng chéo nghiệp vụ lẫn nhau, đầu tư tất cả nguồn lực cho các phòng nghiệp vụ. Chú trọng mở rộng thị trường, tăng cường liên doanh, liên kết với các hãng tàu các đại lý nước ngoài. Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho CBCNV, quan tâm và tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ trẻ, phát huy khả năng tự chủ và sáng tạo của từng cá nhân.

+ Thay đổi hình thức phân phối: phân phối gắn liền với kết quả lao động để tạo động lực, xoá bỏ chủ nghĩa phân phối bình quân.

+ Về liên doanh: tăng cường công tác quản lý và giám sát hoạt động của các liên doanh, cử những cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức trong sáng, có ngoại ngữ giỏi cử sang làm việc tại các liên doanh. Những cán bộ được cử sang liên doanh được công ty giáo dục chính trị tư tưởng một cách vững vàng, làm việc theo nguyên tắc hoà nhập nhưng không hoà tan, hợp tác chặt chẽ với đối tác.

+ Xây dựng nếp sống văn hoá doanh nghiệp và tác phong công nghiệp, xây dựng tinh thần đoàn kết từ công ty đến chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Nhờ có những giải pháp đột phá như trên nên kết quả kinh doanh từ năm 2001 đến nay đều đạt mức tăng trưởng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiến trình CPH Cty Giao nhận kho vận ngoại thương (Trang 52 - 57)