Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiến trình CPH Cty Giao nhận kho vận ngoại thương (Trang 93 - 95)

6. Ban qu¶n lý dù ¸n

3.3.2. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ

hóa và giải quyết những tồn đọng về mặt tài chính:

Tất cả đều thừa nhận, giá trị doanh nghiệp được xác định hợp lý sẽ bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay vẫn còn mang tính chủ quan, hành chính, thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn chuyên môn. Bên cạnh đó việc xử lý tài chính cũng gây không ít khó khăn cho việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các khoản nợ tồn đọng, dây dưa khó đòi đã qua nhiều năm, tài sản không cần dùng, vật tư hàng hoá tồn kho lâu ngày không còn chứng từ, không sổ sách nên không thể xác nhận được.

Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp rút kinh nghiệm từ việc cổ phần hóa 4 chi nhánh công ty VIETRANS cần cẩn thận trong việc xác định quyền sử dụng đất, lợi thế địa lý và giá trị thương hiệu tránh hiện tượng giá trị doanh nghiệp được xác định không đúng, không đủ gây thất thoát vốn của Nhà nước. Công ty cần lựa chọn một tổ chức định giá doanh nghiệp chuyên nghiệp và uy tín để có thể xác định giá trị doanh nghiệp chính xác hơn.

Tài sản của DNNN tiến hành cổ phần hóa cần được tính toán đầy đủ vào trong giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa. Việc xác định các tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý nếu không được thực hiện hợp lý, công bằng thì sẽ dẫn đến sự lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước. Cần thực hiện bán đấu công khai giá các tài sản này trên thị trường để xác định đúng giá trị của nó đồng thời ngăn ngừa tình trạng gian lận, tham nhũng. Cần phải xác định rõ về mặt pháp lý tất cả các tài sản của DNNN để dễ dàng trong việc quản lý, kiểm toán, kế toán khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp và xác định rõ trách nhiệm tài chính của DNNN sau khi chuyển sang công ty cổ phần.

Các khoản nợ của công ty nếu không được xử lý tốt đặc biệt là các khoản nợ xấu sẽ dẫn đến tình trạng công ty cổ phần mới ra đời chưa kinh doanh gì đã có các khoản nợ, ảnh hưởng đến tâm lý của cả các cổ đông và người lãnh đạo công ty. Đối với nợ tồn đọng, nợ khó đòi phát sinh trước thời điểm cổ phần hóa, văn phòng công ty cần giải quyết dứt điểm. Đối với những khoản nợ không thể thu hồi ngay thì nên thì nên chuyển giao cho một bộ phận chuyên trách xử lý nợ của DNNN để họ có thể tập trung xử lý giúp và thu về ngân sách. Đối với nợ ngân sách, khi văn phòng công ty thực hiện chuyển đổi sở hữu, trước hết phải có trách nhiệm thanh toán bằng cách giải quyết nội bộ. Nếu không có nguồn nào bù đắp thì khoản đó được coi là khoản ngân sách

Một vần đề tài chính cần giải quyết nữa là nên bán bớt cổ phần của công ty tại các chi nhánh đã cổ phần hóa chỉ giữ lại ở mức vẫn nắm quyền chi phối chi nhánh là 51% để tạo điều kiện cho các chi nhánh thu hút thêm vốn phát triển kinh doanh, từ đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho chi nhánh nói riêng và công ty nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiến trình CPH Cty Giao nhận kho vận ngoại thương (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w