Các phơng thức giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế độ pháp lý về ký kết & thực hiện hợp đồng XNK ở Cty XNK Hà Tây (Trang 35 - 38)

VI. Giải quyết tranh chấp trong Thơng mại quốc tế

2) Các phơng thức giải quyết tranh chấp

Tranh chấp trong thơng mại quốc tế xảy ra là không tránh khỏi. Để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các bên thì phải tiến hành giải quyết các tranh chấp đó. Tuy nhiên giải quyết nh thế nào cũng nh lựa chọn phơng thức nào cho phù hợp. Sự phù hợp này dựa trên hàng loạt các vấn đề nh: mục tiêu cần đạt đợc, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, chi phí, thời gian bỏ ra để giải quyết tranh chấp. Đồng thời vừa phải bảo đảm công lý vừa đảm bảo giữ gìn quan hệ làm ăn của các bên và bí mật kinh doanh.

Có một số phơng thức giải quyết tranh chấp. Mỗi phơng thức có những u điểm, nhợc điểm riêng. Vì thế cần phải phát huy tối đa các u điểm cũng nh hạn chế nhợc điểm. Cho nên cần phải đa vào điều khoản giải quyết tranh chấp một trình tự kết hợp các phơng thức giải quyết. Thông thờng bao gồm các phơng thức sau:

a) Thơng lợng trực tiếp giữa các bên.

Trong đại đa số trờng hợp khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thơng lợng, tìm cách tháo gỡ những bất đồng và giữ gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài giữa họ.

Việc thơng lợng thành công thì các bên phải tuân thủ thực hiện, nếu không thành công thì phải nhờ tới trọng tài hoặc toà án (khoản 1 điều 239).

b) Hoà giải các tranh chấp thơng mại quốc tế

Phơng thức này đợc nhiều nhà kinh doanh nghiên cứu sử dụng cũng nh luật pháp nhiều nớc đề cập tới. Việc hoà giải phải đợc dựa trên sự tự nguyện của các bên; phải khách quan, công bằng, hợp lý, tôn trọng tập quán thơng mại quốc tế. Đảm bảo bí mật tài liệu, chứng cứ ý kiến của các bên trong hoà giải. Tuy nhiên hoà giải cũng sẽ kết thúc nếu các bên đạt đợc mục đích hoặc không đạt đợc điều mong muốn hoặc một trong các bên không muốn tham gia.

Thoả thuận, hoà giải không có tính bắt buộc thi hành nh phán quyết của trọng tài hay toà án. Vì thế hoà giải thờng đợc kết hợp với các phơng thức khác nh trọng tài toá án.

ở khoản 2 điều 239 Luật Thơng mại Việt Nam quy định "Các bên có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung tâm hoà giải".

c) Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài.

Đây là phơng thức giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn. Trong đó, trọng tài viên sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra quyết định có tính bắt buộc đối với các bên. Muốn giải quyết theo thủ tục trọng tài phải thoả thuận đa vụ tranh chấp ra trung tâm trọng tài nào và thủ tục tố tụng của nó. Điều khoản trọng tài đợc lập với các điều khoản khác nên ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hoặc vô hiệu thì cũng không làm điều khoản trọng tài vô hiệu một cách tơng ứng.

Phán quyết của trọng tài có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp và đợc luật pháp quốc gia và quốc tế công nhận. Cho dù phán quyết trọng tài là kết quả của sự thoả thuận có tính chất riêng t và do hội đồng trọng tài ban hành (kể cả hội đồng trọng tài không còn tồn tại sau phán quyết). Nếu các bên không thực hiện phán quyết này thì sẽ đợc cỡng chế thi hành theo trình tự t pháp cả ở trong nớc lẫn ở nớc ngoài. Việc toà án công nhận và cho thi hành phán quyết trung tâm trọng tài thơng mại quốc tế đợc quy định ở điều ớc quốc tế và pháp luật của các quốc gia.

d) Giải quyết theo thủ tục t pháp toà án

Đến nay cha có một toà án quốc tế nào để giải quyết hữu hiệu các tranh chấp thơng mại quốc tế. Việc giải quyết theo phơng thức này đợc thực hiện tại toà án của một nớc nào đó. Tố tụng t pháp ở từng nớc rất khác nhau nhng vẫn có đặc điểm chung tạo nên u thế và nhợc điểm cơ bản của phơng thức giải quyết này. Khi đa tranh chấp ra toà án cần lu ý về thẩm quyền của toà án đợc chọn, hiệu lực thi hành sau án ở các nớc liên quan đến vụ việc, tính khách quan của toà án đợc chọn đối với nớc ngoài tham gia tố tụng, thời gian và chi phí tố tụng.

Vấn đề phức tạp là phải xác định đúng thẩm quyền về việc của toà án định chọn đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu. Nó đợc xác định theo tính chất và giá trị tranh chấp. Mỗi nớc đều có sự quy định khác nhau nh Anh toà thợng thẩm, Việt Nam, Trung Quốc ở toà Kinh tế thuộc toà án nhân dân tỉnh trở lên.

Các bên có thể đa vào hợp đồng về chọn luật một nớc nào đó để giải quyết tranh chấp. Nếu không thoả thuận về luật thẩm phán sẽ áp dụng theo nguyên tắc xung đột pháp luật để xác định luật áp dụng cho hợp đồng và cho

việc giải quyết tranh chấp: luật nơi ký kết, nơi thực hiện, nơi có đối tợng hợp đồng, nơi có quốc tịch hay có trụ sở kinh doanh chính. Tuỳ theo luật pháp của từng nớc mà quy định những hồ sơ kiện gồm những gì, thời hiệu kiện do các bên thoả thuận trong hợp đồng nếu không thì căn cứ vào luật áp dụng để xác định.

Việc giải quyết theo thủ tục toà án là mang quyền lực nhà nớc, bản án đ- ợc cỡng chế thi hành và có tính dứt điểm trên lãnh thổ của quốc gia đó.

Phần B

Thực hiện ký kết và thực hiện

hợp đồng xuất khẩu ở công ty XNK Hà Tây I. Một số nét về công ty xuất nhập khẩu Hà Tây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế độ pháp lý về ký kết & thực hiện hợp đồng XNK ở Cty XNK Hà Tây (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w