Tình hình dân số lao động

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn_ tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 28)

1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Nam đàn ảnh hưởng đến phát

1.4Tình hình dân số lao động

* Số lượng dân số lao động.

động mà con người biến đối tượng sản xuất thành yếu tố vật chất phục vụ cho cuộc sống của mình. Qua số liệu sau biến động lao động của Nam Đàn qua các năm như sau:

BIỂU SỐ 2.2

CƠ CẤU LAO ĐỘNG HUYỆN NAM ĐÀN Đơn vị: Nghìn người

Chỉ tiêu số 2000 2006

người % số người %

I Dân số 154,575 100 159,532 100

1 Lực lợng lao động 70,34 45,50 74,8 46,88

1.1Lao động nông nghiệp 59,78 85 53,85 72

- Trồng trọt 50,82 85 41,46 77

- Chăn nuôi 7,62 15 12,38 23

1.2 Công nghiệp- Xây dựng 2,81 4 6,73 9

1.3 Dịch vụ- du lịch 3,51 5 9,72 13

1.4 Số LĐ thiếu việc làm ở NT 15,5 13

Theo số liệu thống kê năm 2006_ UBND huyện Nam Đàn

Nhìn vào bảng số liệu nhận thấy lực lượng lao động tham gia vào sản xuất của huyện ở mức bình thường chỉ ở mức 46.88% trong đó lao động nữ chiếm đến 52.4%. Cơ cấu lao động của huyện của huyện chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Theo số liệu thống kê trên thì số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp đã có xu hướng giảm từ 85% năm 2000 xuống còn 72% năm 2006. Trong nội nghành nông nghiệp cũng có sự chuyển biến tích cực, cân bằng dần giữa lực lượng tham gia vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Sự chuỷên biến theo chiều hướng này tạo điều kiện cho phát triển kinh tế khi mà nền cơ cấu kinh tế của thời đại theo hướng phát triển các nghành công nghiệp và dịch vụ.

* Chất lượng lao động.

Nam đàn là một huyện đồng bằng có điều kiện gần với trung tâm của thành phố nên nông dân nhạy bén với kỹ thuật và thị trường, vấn đề đào tạo của lao

động được coi trọng. Tổng lao động xã hội được đào tạo chiếm 13.2% là một tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động được đào tạo có tay nghề. Trong đó lao động tốt nghiệp cao đẳng chỉ chiếm ít chỉ 1.2%. Do đó chưa tiếp nhận và vận dụng được những kỹ thuật và thông tin một cách có hiệu quả nhất. Cho nên yêu cầu đào tạo và đào tạo lại phù hợp với yêu cầu mới là một điêu hết sức cấp bách hàng đầu trogn quá trình phát triển kinh tế trang trại.

1.5 Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng

Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng của một địa phương là điều kiện quan trọng quyết định đến sự phát triển của sản xuất vì thế mà không những được sự đầu tư quan tâm của nhà nước và tỉnh. Hàng năm nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm một lượng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn_ tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 28)