Tiếp tục rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn_ tỉnh Nghệ An (Trang 60 - 62)

1 phương hướng phát triển kinh tế của mô hình kinh tế trang

3.1Tiếp tục rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch

hoạch xây dựng trang trại phù hợp với quy hoạch tổng thể của từng địa phương.

Đất đai là tư liệu sản xuất không thay thế được cho tất cả các hoạt động sản xuất đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa nông nghiệp là nghành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để tạo đà cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp thì điều cần thiết quan trọng phải có sự quy hoạch tổng thể để cho nông nghiệp phát triển một cách toàn diện nhất. Nam Đàn là một hu

n yện nông nghiệp từ lâu đời với ngày càng có nhiều mô hình kinh tế mới được áp dụng mà qua đó hình thức kinh tế trang trại trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi hơn. Để có sự hoạt động có kết quả cao cộng với sự phát triển đan xen của các mô hình kinh tế. Bởi vậy tại các kỳ họp hội đồng Huyện đã đưa ra những giải pháp thích hợp cho cơ cấu phát triển mà điều cần có là quy hoạch tổng thể đất đai.

Trên cơ sở quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được duyệt và biến động đất đai cũng như yêu cầu phát triển kinh tế, các xã tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dùng đất nông nghiệp đưa vào quản lí hết những nơi còn hoang hoá, nơi chưa giao sử dụng quy hoạch phát triển trang trại cho từng vùng từ loại hình.

Các trang trại chăn nuôi với quy hoạch sử dụng đất phù hợp bởi ngay từng trong ngành chăn nuôi nó luôn gắn liền với công tác thức ăn, phân, ... Nên trong quy hoạch sử dụng đất cần chú ý:

- Vùng chăn nuôi tập trung tránh xã khu dân cư, khu đô thị.

- Đối với các trang trại chăn nuôi đại gia súc, dê, ... cần phát triển các trang trại chăn nuôi ở những nơi vùng đồi núi, vùng trồng cỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, ...

- Bố trí khu vực chế biến, giết mổ gia súc phù hợp tạo điều kiện cho công tác vận chuyển, kịp thời ,...

Tiếp tục thực hiện công tác chuyển đổi đất, chuyển nhượng và cho thuê đất đảm bảo quy mô cơ cấu của từng loại hình trang trại một cách hợp lí nhằm phát huy lợi thế của đất đai, điều kiện tự nhiên từng vùng, từng địa phương gắn với giao thông, thuỷ lợi, tiêu úng. Quy hoạch trang trại phải phù hợp với quy hoạch vùng kinh tế, đảm bảo yêu cầu về môi trường, thuận lợi cho việc đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo điều kiện cho chủ trang trại sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn có chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Cụ thể định hướng phát triển các vùng như sau:

- Vùng núi và bán sơn địa: Chân núi Đại Huệ, cần thiên nhân phát triển kinh tế trang trại trồng trọt và khoanh nuôi và bảo vệ rừng kết hợp chăn nuôi. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, tiến hành rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp có rừng mà không hiệu quả có độ dốc dưới 15° chuyển sang trồng cây ăn quả. Bố trí mỗi trang trại có từ 2 - 5 ha vường trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đại gia súc như bò sinh sản, bò vỗ béo, nuôi dê theo phương thức kết hợp chăn thả với nuôi nhốt thâm canh.

- Vùng đồng bằng sâu trũng: Những vùng ruông sâu trũng cho đấu thầu để xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt bằng phương thức công

nghiệp và bán công nghiệp kết hợp chăn nuôi cá và thuỷ cầm, xây dựng một số trang trại sinh thái nuôi thuỷ cầm kết hợp du lịch.

- Vùng bãi ven sông, vùng cao cưỡng: Xây dựng các trang trại nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo, thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn gia súc phục vụ chăn nuôi đồng thời kết hợp trồng dâu nuôi tằm, trồng chuối va một số cây ăn quả phù hợp.

3.2 Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về quản lí đất đai tạo điều kiện pháp lí cho trang trại và trang trại chăn nuôi phát triển.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn_ tỉnh Nghệ An (Trang 60 - 62)