3 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chănnuôi tại Huyện
3.2 Chi phí vật chất của các trang trại chănnuôi tại huyện Nam Đàn
Hoạt động sản xuất tại các trang trại là tổng thể các mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu. Mối liên kết đó được tính toán chặt chẽ trong công tác chăn nuôi. Theo số liệu khảo sát năm 2007 thì chi phí sản xuất bình quân của trang trại chăn nuôi bò là cao nhất với bình quân 200,8 triệu đồng / trang trại. Thấp nhất là chăn nuôi cá với chi phí 34,7 triệu đồng/ trang trại. Chi phí sản xuất của các trang trại tập trung chủ yếu vào chi phí cho con giống và thức ăn. Và một số chi phí khác như điện nước, tiền công lao động thời vụ và công nhật, khấu hao tài sản cố định. Trong chi phí nó bao gồm cả tiền công dành cho thuê lao động thời vụ và lao động thường xuyên thuê ngoài. Theo điều tra thì công lao động thời vụ được thuê với giá từ 350- 500 nghìn đông/ 1 tháng còn công nhật được thuê từ 15- 30 nghìn đồng/ ngày.
BIỂU 2.11
CHI PHÍ VẬT CHẤT BÌNH QUÂN Đơn vị: Triệu đồng
KhÊu hao TSC§ Gièng Thøc ¡n Chi phÝ kh¸c Trang tr¹i CN bß 25 76 80 19,8 200,8 Trang tr¹i CN lîn 12 33 52 7 104 TT CN gia cÇm 11 30 48 9 98 Trang tr¹i CN c¸ 3 16 11,2 2,5 34,7 Trang tr¹i CN dª 8 24 28 14 74
Chi phÝ vËt chÊt b×nh qu©n/ trang tr¹i
BQ/ TT
ChØ tiªu
Số liệu khảo sát trang trại chăn nuôi huyện Nam Đàn năm 2007
Theo như số liệu điều tra trên thì nó có mối tương quan chặt chẽ với nguồn vốn đầu tư, giá trị sản xuất, những ngành có chi phí đầu tư cao hơn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
3.3 Thu nhập của các trang trại.
Thu nhập của trang trại là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi chi phí vật chất, trừ đi tiền công thuê lao động và trừ đi các chi phí khác. Như vậy thu nhập của các trang trại bao hàm phần thu nhập của các chủ trang trại( tiền công quản lí và tiền công lao động trực tiếp), tiền công của các thành viên trong gia đình và lãi thuần của trang trại. Thu nhập gia đình là chỉ tiêu quan trọng vừa phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh vừa phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của kinh tế trang trại theo số liệu khảo sát ta có:
BIỂU SỐ 2.12
THU NHẬP BÌNH QUÂN 1 TRANG TRẠI CHĂN NUÔI Đơn vị : Triệu đồng ChØ tiªu TTKS Tæng thu nhËp TNBQ/TT Trang tr¹i CN bß 15 987 65,8 Trang tr¹i CN lîn 10 580 58 TT CN gia cÇm 26 988 38 Trang tr¹i CN c¸ 10 165 16,5 Trang tr¹i CN dª 20 774 38,7 Trang tr¹Þ ch¨n nu«i 81 3494 43,13
Theo số liệu khảo sát trên thu nhập bình quân của một trang trại chăn nuôi tại huyện Nam đàn là 43,13 triệu đồng/ trang trại. Trong khi đó thu nhập bình quân của trang trại trong nước là 43 triệu đồng. Như vậy mức thu nhập này của trang trại chăn nuôi tại huyền Nam đàn ở mức trung bình. Cần có chính sách khuyến khích phát triển và giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất để tăng thu nhập của gia đình lên.
ở đây nhận thấy được sự khả quan hơn ở mức thu nhập của các trang trại chăn nuôi bò và lợn mức thu nhập ở mức cao là 65,8 triệu đồng và lợn là 58 triệu đồng. Tại huyện Nam Đàn trang trại gia cầm phát triển tương đối rộng rãi và có quy mô nhưng theo điều tra thì thu nhập ở các trang trại này ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực bỏ ra, nguồn thu nhập này thấp so với mặt bằng chung chỉ đạt 38 triệu đồng/ trang trại. Đối vơi trang trại chăn nuôi cá thì với mức thu nhập thấp này cần phải có sự cải thiện tốt hơn trong sản xuất để nâng cao mức thu nhập.
Từ việc đầu tư phát triển kinh tế trang trại theo hướng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi, các chủ trang trại đã biến các vùng đất hoang hoá, khô cằn hoặc vùng ngập quanh năm thành những vùng kinh tế trù phú, mang đậm tính chất hàng hoá quy mô lớn, đầu tư cao, tạo thêm nhiều việc làm, tăng của cải vật chất cho xã hội, tăng thu nhập và cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần cho các hộ nông dân trong vùng. Trước hết là biến các hộ nông dân bình thường thành các chủ trang trại giàu có thu nhập tăng nhanh. Ngoài ra xã hội còn thu được lợi ích về tài nguyên và môi trường do các trang trại chăn nuôi một cách hợp lí và có quy hoạch cụ thề.
4 KẾT LUẬN RÚT RA
4.1 Kết quả đạt được.
Trong những năm qua trên địa bàn huyện trang trại phát triển khá nhanh cả số lượng, chất lượng và cả quy mô sản xuất, nhiều mô hình trang trại sản xuất kinh doanh kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, nông lâm thuỷ sản có hiệu quả cao, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho
người dân lao động nâng cao cuộc sống góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
Theo số liệu điều tra ở trên thì trang trại chăn nuôi của huyện đã đạt được những kết quả nhất định:
C
ác loại hình trang trại : Toàn huyện có 153 trang trại chăn nuôi với tổng diện tích 190.5 ha. Với các mô hình trang trại hoạt động đem lại giá trị kinh tế cao.
Trang trại chăn nuôi bò thịt, bò giống nhất là trong những năm qua công tác cải tạo giống bằng nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là chương trình sind hoà đàn bò đã góp phần đẩy nhanh công tác cải tạo đàn bò, trên cơ sở đó làm mô hình để nhân ra diện rộng.
Trang trại chăn nuôi gia cầm có những cải tiến cao, có 4 trang trại quy mô trên 8000 con/ lưá, với thời gian 45- 50 ngày/ lứa. Trong điều kiện sản xuất bình thường có thể đem lại thu nhập từ 60- 70 triệu đồng/ năm. Đây là bước đột phá trong hoạt động sản xuất chăn nuôi nhất là trong giai đoạn những năm gần đây cả nươc đang phải chống dịch cấm gia cầm và sự e ngại trong việc sử dụng các sản phẩm từ gia cầm.
Trang trại chăn nuôi lợn trong những năm qua đã có bước hình thành các trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại với số lượng lớn hàng năm cung cấp 2500- 3000 con lợn hậu bị và lợn ngoại thuần có giá trị kinh tế cao.
Và một số hình thức trang trại chăn nuôi khác như là trang trại nuôi dê, nuôi tằm, cá,... cũng mang lại kết quả rất cao.
C
ông tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ: Trong những
năm vừa qua huyện đã mở được 12 lớp tập huấn kỹ thuật xây dựng chuồng trại và chăn nuôi lợn nái ngoại theo phương thức công nghiệp, 2 lớp dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo cho hàng trăm lượt người tham gia giúp chủ trang trại và công nhân trực tiếp sản xuất nắm được quy trình kỹ thuật và công nghệ mới về chăn nuôi. Đồng thời các chủ trang trại tích cực tìm hiểu học tập kinh
nghiệm, tham quan các mô hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh để trang bị kiến thức cho bản thân.
Th
ực hiện cơ chế chính sách
- Chính sách của huyện: Thực hiện nghị quyết 06 của ban thường vụ huyện uỷ, UBND huyện đã ban hành một số cơ chế, chính sách, hỗ trợ vốn tạo điều kiện để trang trại hình thành và phát triển. Đến hết năm 2006 trên địa bàn huyện đã có 28 trang trại được UBND huyện phê duyệt dự án trong đó có 20 trang trại chăn nuôi bò và 8 trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại, số trang trại này được cấp bù lãi suất ngân hàng là 456.688.000 đồng.
- Chính sách của tỉnh: Căn cứ chính sách của tỉnh ban hành, UBND huyện đã chỉ đạo các nghành triển khai, hướng dẫn các trang trại làm thủ tục để được hỗ trợ theo quy định. Từ năm 2002- 2006 các trang trại được vay vốn của tỉnh 840 triệu đồng và được hỗ trợ lãi suất 111.3 triệu đồng. Ngoài ra tỉnh đã cấp bù chênh lệch giá nái giống gốc lợn ông bà, lợn bố mẹ là 264 triệu đồng.
- Chính sách đất đai: ngoài chính sách về vốn, huyện xã gắn với việc thực hiện chuyển đổi ruộng đất, huyện đã có chủ trương cho đấu thầu và cho thuê đất có thời hạn, một số cơ sở xã 2 năm đầu không thu thuế để tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế trang trại. Từ đó khuyến khích được nhân dân tận dụng được diện tích mặt nước ao hồ, ruộng trũng, đất hoang hoá để phát triển kinh tế trang trại.
Nguy ên nhân đạt được:
- Có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển của tỉnh, huyện.
- Hiệu qủa của mô hình kinh tế trang trại ngày càng được khẳng định. Lơị thế của mô hình về quy mô, người quản lí, điều kiện sản xuất cộng vào sự ủng hộ của chính quyền địa phương
- áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều giống vật nuôi có năng suất chất lượng cao.
- Quá trình cung ứng thức ăn cho chăn nuôi phù hợp vơi yêu cầu của các trang trại chăn nuôi.
4.2 Tồn tại khuyết điểm
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, kinh tế trang trại chăn nuôi còn bộc lộ một số yếu điểm sau:
- Về quy mô: tuy số lượng trang trại đã có sự phát triển về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ, có nhiều trang trại chưa đạt yêu cầu về kỹ thuật cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật. Một số trang trại, chủ trang trại có điều kiện nhưng chưa dám đầu tư xây dựng những trang trại chăn nuôi đặc sản.
- Về mức đầu tư: phần lớn các trang trại chưa được tập trung đầu tư tương xứng, mức đầu tư còn ít, cơ cấu con nuôi còn manh mún, thiếu quy hoạch, có nhiều vùng trang trại trở thành khu dân cư nên chưa phát huy rõ nét như các xã miền núi Nam Thanh, Khánh Sơn,...
- Tiềm năng đất đai còn nhiều nhưng vẫn chưa được khai thác để đưa vào quy hoạch sản xuất.
- Hiệu quả đầu tư: Trang trại chăn nuôi tuy đã có hiệu quả ban đầu nhưng hiệu quả chưa cao, sản xuất còn mang tính manh mún nhỏ lẻ, sản xuất theo tập quán quảng canh.
Trình độ sản xuất kinh doanh, kỹ thuật của các chủ trang trại còn thấp, quan tâm đầu tư kỹ thuật công nghệ cho trồng trọt, chăn nuôi còn hạn chế. Việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho các chủ trang trại chưa được quan tâm đúng mức.
Chưa làm tốt công tác giám sát trong các quá trình xây dựng trang trại, có một số trang trại vị phạm về quy hoạch xây dựng.
Nguyên nhân tồn tại
- Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền thiếu quan tâm tới phát triển kinh tế trang trại.
- Một số bộ phận nhân dân tư tưởng hẹp hòi nứi kéo. Sự phối hợp thẩm định, phê duyệt các dự án trang trại giữa các phòng ban chức năng của huyện
chưa kịp thời đồng bộ, chưa giúp cơ sở định hướng và cách xây dựng một cách chi tiết.
- Kinh tế phần đông nông dân còn khó khăn, vốn đầu tư phát triển cho kinh