Từng bước nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật và

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn_ tỉnh Nghệ An (Trang 65 - 67)

1 phương hướng phát triển kinh tế của mô hình kinh tế trang

3.5 Từng bước nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật và

trang trại và làm tốt hơn công tác chuyển giao kỹ thuật.

C

ông tác chăn nuôi

- Chăn nuôi bò: Tiếp tục phát triển các trang trại chăn nuôi trên cả 3 vùng, phát triển nuôi bò sữa. Những hộ gia đình có bò cái lai sind sinh sản nên phối tinh nhân tạo bò Hà Lan để từng bước tạo đàn bò sữa, thực hiện phát triển đàn bò sữa của tỉnh. Với công tác giống phải tiếp tục thực hiện chương trình sind hoá đàn bò, tập trung chỉ đạo mỏ rộng mạng lưới dẫn tinh viên, nhất là các xã chưa có dẫn tinh viên để phục vụ đầy đủ kịp thời trong việc phát triển bò lai sind và bò sữa.

- Chăn nuôi lợn: phát triển các trang trại chăn nuôi lợn nạc, tạo ra những sản phẩm có số lượng và chất lượng cao, cung cấp cho thị trường nội địa và hàng hoá cho xuất khẩu.

Phát triển chăn nuôi lợn sinh sản trong đó chú á y phát triển nhanh đàn lợn nái ngoại nhất là các trang trại chăn nuôi để sản xuất ra đàn lợn hậu bị ngoại thuần và con giống. Tiếp tục kết hợp với trung tâm giống chăn nuôi của tỉnh, chỉ đạo trạm giống chăn nuôi huyện sản xuất đủ tinh lợn ngoại và tinh lợn móng cái phục vụ địa bàn,...Chăn nuôi lợn thịt ở các trang trại khi mà nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu đòi hỏi phải có tỷ lệ nạc cao nên đòi hỏi các trang trại chăn nuôi lợn thịt phải chọn nuôi lựon tạo ra sản phẩm nạc cao như đại bạch, landrát,

p yorsia, ... chỉ đạo thực hiện chăn nuôi

theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp.

- Chăn nuôi gia cầm: Phát triển các trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn rộng. Đưa tiên bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến vào chăn nuôi như các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thức ăn công nghiệp. Nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp,...

- Chăn nuôi cá: Cần có kế hoạch cụ thể về chăn nuôi cá, tích cực chỉ đạo mở rộng diện tích và thâm canh nuôi cá lúa, cá vụ 3 tận dụng diện tích các hồ thủy lợi. Trang trại chăn nuôi cá cần phải có kế hoạch cụ thể sản xuất với quy mô như thế nào để đảm bảo nhu cầu thức ăn.

Và một số phương thức chăn nuôi khác đảm bảo yêu cầu phát triển và đảm bảo số lượng và chất lượng.

C

ông tác thú y

Hoạt động chăn nuôi gắn liền với công tác thú y để đảm bảo năng suất và chất lượng của sản phẩm. Thấy được tầm quan trọng của công tác thú y nên UBND huyện Nam Đàn đã đưa ra biện pháp phát triển kinh tế trang trại là thực hiện tốt công tác thú y.

Củng cố mạng lưới thú y từ huyện đến xã hoạt động có hiệu quả và phải thực hiện tốt các chức năng:

+Quản lí hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh thú y.

+ Tham mưu cho UBND xã về công tác thú y trên địa bàn, dự tính, dự báo dịch bệnh để kịp thời phòng và chống dịch không để lây lan.

+ Xây dựng kế hoạch, kiểm tra chỉ đạo côgn tác thú y trong tất cả các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, vừa và nhỏ.

+ Xây dựng quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thú y trên địa bàn xã.

+ Thường xuyên tuyên truyền pháp lệnh thú y để nhân dân thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc phòng bệnh cho gia súc và gia cầm,...

+ Trạm thú y huyện phải làm công tác cung ứng các loại vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thường xuyên kiểm tra công tác kinh doanh thuốc thú y, chỉ đạo công tác tiêm phòng, kiểm tra kiểm soát giết mổ gia súc. ....

-N

âng cao năng lực, trình độ kỹ thuật và quản lí cho chủ trang trại và làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật

+ Đưa các giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao, năng suất và chất lượng tốt vào sản xuất kinh doanh.

+ Không ngừng đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến các sản phẩm của trang trại nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.

+ Mở một số lớp đào tạo ngắn hạn sơ cấp, trung cấp nông nghiệp, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật khuyến nông khuyến lâm để tất cả các trang trại trên địa bàn có hiểu biết kỹ thuật và kiến thức tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, nâng cao năng lực chuyên môn, quản lí kinh tế và dịch vụ thương mại cho các chủ trang trại.

+ Tổ chức cho các chủ trang trại tham quan các mô hình trong và ngoài tỉnh, hội thảo chuyên đề để rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế trang trại ở địa phương.

+ Thành lập và hướng dẫn hoạt động có hiệu quả hiệp hội các trang trại nhằm giúp nhau về kỹ thuật, từng bước tìm đầu ra cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn_ tỉnh Nghệ An (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w