Các yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn_ tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 43)

2 Thực trạng phát triển trang trại chănnuôi tại Huyện Nam

2.4Các yếu tố sản xuất

• Tình hình sử dụng đất tại các trang trại chăn nuôi.

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thay thế được, có y nghĩa quyết định đối với việc hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Nam Đàn là một huyện đồng bằng và đồi núi. Dựa vào địa hình đặc thù của huyện mà đất đai của huyện được sử dụng vào xây dựng mô hình kinh tế trang trại phù hợp vơi địa hình đó.

Hiện nay quỹ đất được sử dụng của các chủ hộ trang trại có nguồn gốc phong phú nhưng tập trung chủ yếu từ những nguồn sau:

- Đất nông nghiệp được nhà nước khoán giao cho thuê, đất khoán của các nông lâm trường, thuê của chính quyền địa phương, đất trống đồi trọc, bãi bồi ven sông, mặt nước chưa thuộc quy hoạch được các hộ đầu tư bỏ vốn khai hoang cải tạo.

Hiện nay toàn huyện có 153 trang trại chăn nuôi với tổng diện tích là 190,5 ha như vậy bình quân một trang trại sử dụng 1,245ha để xây dựng trang trại.

Trong đó các trang trại chăn nuôi bò sử dụng 38,5 ha đất chủ yếu ở các xã miền núi của huyện. Các trang trại chăn nuôi bò chủ yếu là xây dựng chuồng trại, còn một số nhỏ là dùng để trồng cỏ làm nguyên liệu thức ăn cho gia súc.

Một số trang trại chăn nuôi gà công nghiệp với quy mô lớn với quy mô diện tích đất lên tới 1,5-1,7 ha. Với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 500 triệu đồng.

Theo quy mô đất bình quân, căn cứ vào số liệu thực tế điều tra tại các trang trại chăn nuôi của Phòng Kinh Tế huyện Nam Đàn được phân loại thành các nhóm sau đây:

BIỂU SỐ 2.7

PHÂN LOẠI TRANG TRẠI THEO QUY MÔ ĐẤT ĐAI Đơn vị : Trang trại và %

DiÖn tÝch b×nh qu©n/ TT Sè trang tr¹i kh¶o s¸t Tû lÖ(%)

< 1 ha 37 45,7

1- 2 ha 32 39,5

> 2 ha 14 13,8

Tæng sè 81 100

Theo bảng trên ta thấy các trang trại chăn nuôi tại huyện với mức đất đai diện tích đất đai trên dưới 1ha là chủ yếu chiến 39,5 % trong tổng các trang trại, các trang trại từ 1-2 ha chiếm nhiều nhất trong tổng các trang trại với 45% tổng số trang trại khảo sát. Những trang trại cho chăn nuôi, với số lượng đầu vật nuôi có thể lớn mà không cần nhiều diện tích. Các trang trại diện tích trên 2 ha có 14 trang trại chiếm 13,8% tổng số trang trại khảo sát, các trang trại này chủ yếu là các trang trại chăn nuôi đại gia súc.

• Sự hình thành nguồn vốn của trang trại chăn nuôi.

Nguồn vốn là yếu tố cần thiết để có một mô hình sản xuất hoàn thiện tạo được nền tảng cơ bản mà từ đó có được cơ sở vật chất đẩy đủ tạo điều kiện phát triển cho công tác chăn nuôi. Nguồn vốn là yếu tố để cho chủ trang trại chủ động trong công tác tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất. Có vốn chủ trang trại chăn nuôi mới có điều kiện kinh tế để thuê đất, có vốn để thuê lao động, để tạo ra nguồn giống vật nuôi dồi dào, ... Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn hiện nay cơ bản cơ chế chính sách thông thoáng đã tạo điều kiện cho vay vốn phát triển kinh tế trong nông dân mà từ đó cải thiện sự phát triển trong kinh tế.

BIỂU SỐ 2.8

NGUỒN VỐN CỦA CHỦ TRANG TRẠI Đơn vị : Triệu đồng Trang trại Số TT TổngNV Bq/1TT Trong đó Vốn tự có Vốn vay Khác Số chủ TT chănnuôi 81 15792 194,9 Chủ CN đại gia súc 15 5100 340 2602 1490 1100 Chủ CN lợn 10 1787 178,7 1250 250 287 Chủ CN gia cầm 26 4925 189,4 3500 870 555 Chủ chăn nuôI cá 10 680 68 500 180 0

Chăn nuôi dê 20 3300 165 2650 450 200

Tổng 10502 3240 2142

Bình quân/ TT 129,65 40 26,4

Cơ cấu(%) 66,5 20,5 12,3

Theo số liệu thống kê năm 2006_ UBND huyện Nam Đàn

Tính tại thời điểm điều tra, tổng số vốn mà trang trại là 14876 triệu đồng, bình quân một trang trại có 183,7 triệu đồng vốn sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn của chủ trang trang trại chủ yếu là vốn tự có chiếm tới 70,6% tổng số vốn. Nguồn vốn đi vay rất đa dạng nhưng cũng chỉ chiếm tới 17,4%, còn lại vốn khác chiếm 11,9%.

Trong tổng nguồn vốn mà chủ trang trại vay nguồn vốn chủ đạo cho vay là ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, vay của các dự án. Trong những năm gần đây thì tại Huyện Nam Đàn hình thức kinh tế trang trại được quan tâm sát sao tạo điều kiện cho vay vốn tại các dự án như bò lai sind sinh sản, lợn nái ngoại, ...

Để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi, ngoài các yếu tố về đất đai, kỹ thuật, lao động các chủ trang trại phải đầu tư lượng vốn tương đối lớn. Do vậy nhiều người trên địa bàn huyện có kiến thức và ý chí làm giàu nhưng chưa đủ điều kiện để phát triển kinh tế trang trại. Nếu giải quyết tốt nguồn vốn vay thì chắc chắn kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn sẽ phát triển một bước cao hơn.

Vấn đề cấp giấy chứng nhận cho trang trại để được vay vốn còn nhiều bất cập, chưa nhất quán để tạo động lực phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi.

• Lao động của trang trại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lao động của trang trại bao gồm lao động của chủ hộ và lao động thuê ngoài.

Lao động của chủ hộ bao gồm cả chủ trang trại vừa trực tiếp quản lí và lao động trực tiếp. Quan khảo sát thực tế cho thấy:

BIỂU SỐ 2. 9

LAO ĐỘNG CỦA CÁC TRANG TRẠI Đơn vị: Người Trang trại số TTKS số khẩu LĐ chủ hộ LĐ thuê ngoài Thường xuyên Thời vụ(công) Số chủ TT chăn nuôi 81 Chủ CN đại gia súc 15 87 45 18 180 Chủ CN lợn 10 48 25 8 220 Chủ CN gia cầm 26 117 75 17 170 Chủ chăn nuôI cá 10 56 20 0 210

Chăn nuôi dê 20 108 58 0 150

Bình quân 5,13 2,753 0,53

Theo số liệu thống kê năm 2006_ UBND huyện Nam Đàn

Lao động của chủ hộ bao gồm cả chủ trang trại vừa trực tiếp quản lí và lao động trực tiếp. Qua khảo sát 81 trang trại tổng số nhân khẩu 416 khẩu, bình quân mỗi khẩu có 5.13 người trong đó số lao động trực tiếp sản xuất là 223 lao động tận dụng được 53,6% sức lao động của gia đình. Như vậy lao động của trang trại cao hơn so với mặt bằng chung lực lượng tham gia lao động của xã hội. Mức tham gia vào lao động sản xuất của chủ trang trại là tương đối cao nên qua thực tế khảo sát khối lượng công việc của các chủ trang trại rất lớn, hầu hết thời gian lao động cho trang trại như các hoạt động chăm sóc, thức ăn cho các con vật nuôi.

Lao động thuê ngoài: Theo số liệu thống kê thì lao động thuê ngoài của các trang trại chăn nuôi ở mức bình thường, các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn và có kỹ thuật cao thường có từ 1-2 lao động làm thuê. Trong các trang trại khảo sát thì các trang trại không có lao động từ 3 lao động trở lên. Lao động thuê ngoài thường xuyên ở các trang trại có 43 người bình quân một trang trại 0.53 người với tiền công bình quân khoảng 400- 450 nghìn đồng.

Lao động thuê ngoài theo thời vụ trong năm đạt 930 công, bình quân mỗi trang trại 11,5 công/ trang trại/năm. Tiền công bình quân thời vụ thường từ 25-30 ngàn đồng. Một số trang trại chăn nuôi với quy mô lớn và có sự áp dụng mô hình kinh tế mới thường thuê ngày công của những cán bộ kỹ thuật kiểm tra vào các đầu vụ và định kỳ chăm sóc. Đây là sự tiến bộ trong công tác chăn nuôi của huyện cần được xem xét và phát huy.

Nói tóm lại các nguồn lực phát triển kinh tế trang trại của huyện nói chung là phong phú và khá thuận lợi. Các nguồn lực tự nhiên và lao động luôn đảm bảo cho nhu cầu phát triển của các trang trại. Cần phải có những biện pháp tích cực phát triển kinh tế trang trại trong những năm tới để tận dụng một cách thiết thực hơn các nguồn lực vào hoạt động sản xuất cũng như giải quyết được các vấn đề của xã hội. Giải quyết việc làm ở nông thôn đang là vấn đề cấp bách khi mà lực lượng lao động dồi dào nhưng lại đang ở trạng thái thất nghiệp và bán thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn_ tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 43)