Vẻ đẹp con ngườ

Một phần của tài liệu Dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 43 - 48)

NỘI DUNG BIỂU HIỆN DẤU ẤN ĐỊA VĂN HÓA BÌNH ĐỊNH TRONG THƠ BÀN THÀNH TỨ HỮU

2.1.2. Vẻ đẹp con ngườ

Con người là hoa của đất. Mảnh đất có đẹp, có thơ cũng nhờ sự góp phần của vẻ đẹp con người. Chính con người với nét đẹp mang bản sắc địa phương trong cách cư xử, lối sống, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa đã làm nên dáng nét riêng của mảnh đất quê hương.

Ca dao có câu:

Học trò Bình Định ra thi,

Thấy cô gái Huế chân đi không đành.

Anh học trò Bình Định rụt rè, hiền hậu, yêu thích cái đẹp đất Thần kinh cũng chỉ dám bộc lộ bóng gió xa xôi. Để đi được cho đành, trước khi ra về, anh học trò Bình Định bèn rủ vu vơ:

Mãi vui Hương Thủy Ngự Bình, Ai vô Bình Định với mình thì vô.

Tính cách của con người Bình Định là vậy. Rụt rè, nhút nhát nhưng rất nồng hậu, chân thành, mến khách. Cái thô kệch quê mùa của hình dung, cách cư xử không làm phai mờ đi tấm lòng và lời nói chân thật. Người Bình Định bày tỏ tình yêu cũng đơn giản, thành thực như cuộc sống của họ nơi chốn làng quê.

Người Bình Định đẹp ở tâm hồn cốt cách và lời nói không hoa mỹ, cầu kì. Người dân quê ít học nhưng họ vô cùng quý con chữ và những người có chữ nghĩa. Thời cha anh không có điều kiện để làm bạn với sách đèn thì họ vẫn hi sinh tất cả để con em mình được đến trường. Quý cái chữ như thế nên bất kể không gian xa xôi, họ vẫn chấp nhận và gắn kết lương duyên cho những người mang con chữ đến vùng đất này. Hình ảnh người thầy mà Yến Lan trọng vọng, quý thương cũng là tấm gương vô cùng sáng ngời của những con người sinh ra trên vùng đất khó khăn, gian khổ này:

Thầy giáo tôi khi đến buổi đầu, Một hòm sách cũ, tấm màn nâu.

43

Hai câu liễn giấy long hồ điệp, Dán nhấm dài theo nét mực Tàu.

(Thầy tôi – Yến Lan)

Thầy của Yến Lan vốn là một thầy đồ dạy chữ Hán ở giai đoạn chuyển giao cũ mới. Thời thế đổi thay, người thầy vẫn một lòng mong truyền con chữ đến cho bao thế hệ đàn em. Kiên trì với cái cũ và thầy ôm trong lòng nỗi buồn thân thế không bao giờ nguôi ngoai. Nỗi buồn ấy là nỗi buồn của cả một lớp người xưa cũ như thầy. Phải là con người thật sự gắn bó với sự nghiệp chăm lo cho thế hệ sau, người thầy ấy mới mỗi ngày “thắp lửa tình quê” và trăn trở cho sự thịnh suy của nền học vấn nước nhà:

Cứ mỗi đêm khuya dậy thấy đèn,

Qua màn sương đục ngấn trăng nghiêng. Tôi thương thầy mãi buồn thân thế, Ngồi thắp tình quê dưới mái hiên.

(Thầy tôi – Yến Lan)

Con người Bình Định được yêu mến, quý trọng bởi đức tính thủy chung hồn hậu. Người phụ nữ suốt đời một lòng vì chồng con. Có lẽ vì thế mà Bình Định là một trong những tỉnh trên dải đất miền Trung còn lưu lại truyền thuyết về Hòn vọng phu bất diệt. Chứng tích đá mẹ bồng con như tượng đài kì vĩ về lòng chung thủy sáng ngời của người phụ nữ vùng ven biển:

Chồng đi biệt tích tự bao giờ, Một góc trời riêng một dạ chờ. Luỵ nhớ mưa ngàn tuôn nượp nượp, Tóc thề mây núi bạc phơ phơ.

Non chồng nghĩa nặng cao vòi vọi, Nước vướng tình sâu chảy lững lờ. Dâu bể đã bao đời kiếp trải,

44

Lòng son một tấm mãi trơ trơ.

(Đá Vọng Phu – Quách Tấn)

Thơ ca của các thi sĩ Bàn thành tứ hữu phản chiếu trung thực, đầy nghệ thuật về những tính cách cao quý kết tinh trong con người Bình Định. Thời gian có thể trôi đi rất nhanh, mọi vật có thể thay đổi, biến dời nhưng những gì thuộc về cốt cách, tâm hồn con người dường như bền vững cùng tháng năm. Hình ảnh người mẹ, người vợ Bình Định vẫn luôn lung linh tỏa sáng với đức tính thủy chung, hy sinh tất cả cho chồng con:

Bạn xưa còn có cây me cụt, Mưa xói mòn nơi mẹ tựa trông.

(Cây me mẹ tựa – Yến Lan)

Những người chị cũng thế, thầm lặng hy sinh cho các em được đủ đầy về vật chất lẫn tinh thần. Đọc câu thơ của Yến Lan, có lẽ ta khó quên được gói xôi dừa thấm đẫm tình thương người chị gói ghém gửi theo hành trang của em mình:

Lặn lội bên đầm hái lá sen, Xôi dừa chị gói gửi theo em.

(Quà tiễn – Yến Lan)

Miếng xôi dừa là hương vị của quê hương Bình Định chở nặng tình thương của chị dành cho đứa em xa nhà. Thật đáng quý biết bao những tấm chân tình đơn sơ, giản dị mà sao làm người khác cứ nao nao lòng.

Con người Bình Định với vẻ đẹp cốt cách, tâm hồn và tấm lòng hy sinh lặng thầm, cao cả đã được các nhà thơ Bàn thành tứ hữu khắc họa bằng những bài thơ chan chứa ân tình. Phải thấu hiểu, cảm phục và từng đón nhận tình yêu thương của người Bình Định, các nhà thơ mới viết nên những câu thơ nồng nàn, xúc động đến thế về tính cách con người Bình Định. Vẻ đẹp của con người Bình Định không hiển hiện bằng ngôn ngữ, hình dáng mà bộc lộ qua

45

tính cách và sự hy sinh lặng thầm. Đức tính đó từ bao đời nay đã làm nên vẻ đẹp của con người Bình Định qua tháng năm.

Hình ảnh con người vùng đất võ hiện lên trong thơ Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử được khúc xạ qua trí tưởng tượng và tâm tưởng mộng mị, ảo diệu của thi nhân, mang dáng vẻ của sự hư ảo.

Trong tâm tưởng của Chế Lan Viên, hình ảnh người Chiêm nương vừa gần gũi mà xa xăm, mong manh và hư ảo. Ông đi tìm dáng hình Chiêm nữ khi xưa, gợi ông nhớ tới giọng ca vong quốc của các thiếu nữ Chàm:

Ta vừa nghe giọng sầu bi tha thiết

Của Chiêm nương gờn gợn sóng cung Hằng

(Mộng – Chế Lan Viên) Nét đẹp của Chiêm nương hiện lên một cách mơ hồ, mỏng manh:

Ta vừa thấy bóng nàng trên cỏ biếc Suối tóc dài vừa chảy giữa lòng trăng

(Mộng – Chế Lan Viên)

Có khi thi nhân như đối mặt với Chiêm nương, nhưng chỉ cảm nhận thấy nhau qua làn hơi thở:

Ta cùng nàng nhìn nhau không nói Sợ lời than lay đổ cả đêm sâu

Đôi hơi thở tìm nhau trong bóng tối Đôi linh hồn chìm đắm bể u sầu

(Đêm tàn – Chế Lan Viên)

Chế Lan Viên gọi người con gái ấy là “Chiêm nương”, “Chiêm nữ”, “Cô nương”, “Cô em”, “Thân cô”, “Em”đẹp đẽ, mê hoặc, đầy mộng mị với vẻ đẹp của mái tóc “chảy giữa dòng trăng”, giọng hát “trong trẻo quá”, dáng đi “uyển chuyển uốn mình hoa”… Chỉ bên người tình Chiêm nữ, nhà thơ mới có những giờ phút được giãi bày:

46

Nàng hỡi nàng

Trên tay ta là mộ trống

Trong lòng ta là huyệt bỏ với trong hồn Là mồ không lạnh lùng sương giá đọng Toàn khổ đau, sầu não với lo buồn

(Mồ không – Chế Lan Viên)

Viết về hình ảnh người Chiêm nương ở cõi hư thực nhưng đó cũng chính là khát vọng về con người ở hiện tại, là cách để nhà thơ tự an ủi tâm hồn cô đơn và thất vọng của mình.

Trong tập Gái quê của Hàn Mặc Tử, hình ảnh các cô thôn nữ miền Trung đầy gió và nắng hiện lên thật đẹp và trong trẻo biết bao, má đỏ, môi hồng, áo nâu, răng đen duyên dáng và đáng yêu đã làm xao lòng biết bao chàng trai:

Tiếng ca ngắt – cành lá rung rinh, Một nường con gái trông xinh xinh, Ống quần xo xắn lên đầu gối,

Da thịt, trời ơi! Trắng rợn mình!

(Nụ cười – Hàn Mặc Tử)

Bên cạnh nét đẹp trong trẻo, yêu đời, hồn nhiên đó, con người trong thơ Hàn có lúc lại mang vẻ đẹp đầy hư ảo:

- Bằng trăm tiếng vẽ ra trăm màu sắc Với đôi tay nàng trút hết đê mê Dạ lan hương bừng nở cánh e dè Trong khúc nhạc rên đều hơi gió tới

(Đàn ngọc – Hàn Mặc Tử) - Ai đi lẳng lặng trên làn nước

47

Mà sao ngậm cứng thơ đầy miệng Không nói không rằng nín cả hơi

(Cô liêu – Hàn Mặc Tử)

Con người hiện lên ở một thế giới hư thực, chập chùng, lung linh. Con người hư ảo ấy trong thơ Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên chính là hình ảnh biểu tượng cho tiếng lòng của giấc mơ, của cơn say, sự mê sảng, của dòng ý thức và vô thức đan chéo nhau.

Một phần của tài liệu Dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)