Bàn thành tứ hữu những “con mắt thơ”

Một phần của tài liệu Dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 31 - 36)

Bàn thành tứ hữu hay còn gọi là nhóm Tứ linh do bốn nhà thơ cùng sáng lập, trong đó Hàn Mặc Tử được xưng tôn là con rồng trong nhóm Tứ linh này. Hàn Mặc Tử là nhà thơ xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông quê ở Đồng Hới, Quảng Bình nhưng cuộc đời và sự nghiệp văn học lại có nhiều duyên nợ với Quy Nhơn. Cha ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn từng nhiệm sở ở Quy Nhơn nên thời thơ ấu Nguyễn Trọng Trí (tức Hàn Mặc Tử) từng có thời gian sống và học tập tại đây. Tháng 6/1926, sau khi cha mất, gia đình về Quy Nhơn sống với người anh cả, Hàn Mặc Tử và người em trai là Nguyễn Bá Tín vào trung học ở Quy Nhơn. Năm 1932, Hàn Mặc Tử làm việc ở sở đạc điền Quy Nhơn, quen với Quách Tấn. Ở thành phố biển Quy Nhơn, ông cùng với những người bạn lập ra nhóm Bàn thành tứ hữu và sau này là Trường thơ Loạn. Các tổ chức thi ca này gây được tiếng vang khắp trong Nam ngoài Bắc, vang danh cả “một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh).

Cũng chính Quy Nhơn là nơi gắn với những năm cuối đời của nhà thơ tài hoa bạc mệnh này. Sau khi phát hiện bệnh phong đã nặng, ngày 20-9- 1940, với số hiệu bệnh nhân 1134, Hàn Mặc Tử về Quy Nhơn để chữa bệnh tại nhà thương Quy Hòa, cũng là bệnh viện điều trị bệnh phong tốt nhất thời bấy giờ. Chưa đầy hai tháng sau, vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11-11-1940, ông trút hơi thở cuối cùng tại đây, kết thúc một cuộc đời đau thương ngắn ngủi. Lúc đầu, Hàn Mặc Tử được an táng tại làng phong Quy Hòa. Ngày 13- 2-1959, Nguyễn Bá Tín cùng Quách Tấn đã dời mộ ông về Ghềnh Ráng, đặt

31

tại đồi Thi Nhân, cách Quy Hòa khoảng 5 km về phía Đông Nam.

Như vậy, thời thơ ấu của Hàn Mặc Tử trôi dạt theo hành trình tha phương của cả gia đình, đi qua Thừa Thiên, Quảng Ngãi rồi đến Quy Nhơn - Bình Định. Ngoài thời gian làm báo, viết văn, làm thơ sôi nổi ở Sài Gòn, theo đuổi một mối tình yêu đương mơ mộng ở Phan Thiết nhưng cuối cùng lại kết thúc bi kịch, cuộc sống của thi sĩ chủ yếu quanh quẩn ở Quy Nhơn. Có thể nói, vì gắn bó sâu nặng với đất trời, con người Bình Định như vậy nên từ trong tiềm thức, bối cảnh, sự vật, hiện tượng được chắt lọc vào thơ ông cũng không đâu khác ngoài địa danh này. Dù viết về cõi thực hay cõi hư vô, dù lúc tỉnh hay mê, dù với ngòi bút lãng mạn hay tượng trưng, siêu thực, tâm hồn ấy vẫn bám chặt mình vào nơi đã cưu mang, nuôi dưỡng, và đón nhận mình những năm tháng cuối đời.

Đứng sau vai trò của Hàn Mặc Tử là Chế Lan Viên. Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 (tức ngày 9 tháng 9 năm Canh Thân) tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của Trường thơ Loạn. Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Tuổi trẻ của Chế Lan Viên gắn liền với Quy Nhơn, Bình Ðịnh, nơi hàng ngày trên con đường đi về, nhà thơ đã cảm nhận được những dấu tích điêu tàn của Chiêm quốc. Cũng chính nơi đây, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đã rung động mạnh mẽ khi nghe kể về những câu chuyện linh thiêng, những truyền thuyết về một đất nước xa xưa, để rồi suy tưởng, hay buồn thương nuối tiếc giống dân Hời.

32

Những cảnh ấy trên đường về ta đã gặp, Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi. Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập,

Nỗi buồn thương nhớ tiếc giống dân Hời.

(Trên đường về)

Nhà thơ trong Bàn thành tứ hữu ứng với linh vật Quy – Rùa, vì chậm trong chuyển biến phong cách thơ là Quách Tấn. Ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1910 tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê tức huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Thơ ông được Hoài Thanh vinh danh trong Thi nhân Việt Nam

(1941). Từ khi bắt đầu sáng tác đến lúc rời xa cõi tạm, Quách Tấn vẫn trung thành với lối viết theo Mùa cổ điển. Ông cần mẫn cày xới với thể thơ luật Đường cổ kính của muôn đời trước. Thế nhưng ông lại được công chúng vô cùng mến mộ và thi đàn Việt Nam rộng cửa đón ông vào làng thơ.

Trong hành trình cuộc đời của ông, dù đi đâu về đâu, ông vẫn một lòng hướng về mảnh đất chôn nhau cắt rốn Bình Định. Ông chào đời ở quê mẹ, vùng đất võ Tây Sơn. Lớn lên đi học thầy đồ trong làng. Năm 12 tuổi ông bỏ chữ Hán học chữ Pháp tại trường Pháp – Việt Quy Nhơn, nay là trường Quốc học Quy Nhơn. Năm 19 tuổi ông thi đậu bằng Cao đẳng Tiểu học. Sau đó là quãng đời trôi dạt khắp nơi để mưu sinh. Ông làm ở Tòa Khâm sứ Pháp ở Huế, rồi Tòa Khâm sứ Pháp ở Đà Lạt, rồi tiếp đến ở Nha Trang. Kháng chiến nổ ra, ông và gia đình lại quay về chốn cũ, Bình Định. Năm 1949 đến 1951, ông mở trường Trung học tư thục Mai Xuân Thưởng tại thôn An Chánh, huyện Tây Sơn, Bình Định. Mong muốn gắn bó cả đời với mảnh đất này, nhưng cuộc sống lại tiếp tục đưa chân ông đến với nhiều nơi khác đó là Huế (1957-1958), và dừng chân ở Nha Trang (1963 – 1992).

Phần lớn thời niên thiếu và thanh niên, Quách Tấn sống và làm việc tại Quy Nhơn. Quãng đời sau lại gắn bó với Nha Trang. Vì vậy, tình cảm ông

33

dành cho Bình Định và Nha Trang rất thắm thiết. Bằng chứng là trong thơ văn ông đã dành rất nhiều trang viết cặn kẽ về hai xứ sở này. Cũng từ sự gắn bó đó đã đưa ông đến với những mối lương duyên sâu nặng với nhiều con người như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan... để làm nên một nhóm thơ vang danh một thời là Bàn thành tứ hữu.

Trong Bàn thành tứ hữu, Yến Lan (1916 – 1998) được xem là nhà thơ hiền hòa nhất. Ông sinh ra và lớn lên tại An Nhơn, Bình Định. Ngoài thời gian tập kết ra Bắc từ năm 1954 – 1975 công tác tại Nhà xuất bản Văn học ra, phần lớn cuộc đời của Yến Lan gắn chặt với đất và người Bình Định. Mẹ mất sớm năm ông 6 tuổi, Yến Lan phải làm nhiều việc vất vả để kiếm sống như dạy học, viết văn, làm chân ông Từ ở chùa…

Các nhà thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan đều là những tên tuổi chói lọi trên thi đàn Thơ mới. Bình Định vinh dự là cái nôi nuôi dưỡng hồn thơ cho tất cả những tài năng văn chương này tỏa sáng. Họ dù đi đâu về đâu, lưu lạc chân trời góc bể vẫn không thôi đau đáu về nơi chôn nhau cắt rốn này. Để đền ơn chở che, cúc dưỡng của quê hương, các nhà thơ đã dành những tình cảm xứng đáng cho mảnh đất này. Bằng chứng cho những tình cảm ấy là những vần thơ đầy xúc cảm viết về quê hương được ra đời, ghi lại tất cả mọi mặt văn hóa của Bình Định. Đọc thơ của họ, người đọc hôm nay có thể hình dung chiều sâu tiềm ẩn của văn hóa Bình Định qua bao thời gian.

Tiểu kết

Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu những vấn đề cơ sở để triển khai các chương tiếp theo. Vấn đề khái niệm địa văn hóa, địa văn hóa trong văn học, tiếp nhận văn học dưới góc nhìn địa văn hóa là những vấn đề lý luận cần thiết, làm nền tảng để chúng tôi tiếp tục phân tích chương 2 và chương 3. Để tiến hành nhận diện và phân tích các giá trị văn hóa trong thơ Bàn thành tứ hữu, chúng tôi tìm hiểu đất và người Bình Định trong sáng tác của các nhà thơ. Từ

34

đó thấy được giá trị văn hóa của mảnh đất này trong bức tranh văn hóa chung của cả nước. Việc tìm hiểu các tổ chức thơ ở Bình Định trước năm 1945 cũng cần thiết để làm rõ vai trò, vị trí của nhóm Bàn thành tứ hữu và các thành viên của nhóm này trong phong trào Thơ mới.

35

Chương 2

Một phần của tài liệu Dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)