Các thủ pháp tạo nghĩa

Một phần của tài liệu Dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 70 - 74)

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN DẤU ẤN ĐỊA VĂN HÓA BÌNH ĐỊNH TRONG THƠ BÀN THÀNH TỨ HỮU

3.1.2.Các thủ pháp tạo nghĩa

Để biểu đạt những đặc điểm của đất và người Bình Định, các nhà thơ trong Bàn thành tứ hữu sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để từ đó bức tranh phong cảnh, bức tranh con người, phong tục tập quán, sản vật văn hóa của địa phương được hiện lên rõ nét. Phần lớn các thủ pháp được phối kết linh hoạt để tạo cho hình ảnh, cảm xúc, ý thơ được diễn đạt nhuần nhị, linh hoạt và đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Từ các thủ pháp đơn giản như nhân hóa, ẩn dụ, so sánh đến những thủ pháp có phần phức tạp hơn như liên tưởng, hoán dụ, chơi chữ… đều xuất hiện trong những câu thơ, bài thơ biểu đạt về mảnh đất Bình Định.

70

Phổ biến nhất trong thơ của Bàn thành tứ hữu là thủ pháp so sánh.

Đây là biện pháp tu từ tốt nhất để biểu hiện ý đồ nghệ thuật một cách rõ ràng trong việc xây dựng hình ảnh đa chiều, tạo một trường liên tưởng rộng, sâu. Bằng trí tưởng tượng phi thường, thi nhân để cho ngôn từ lên tiếng:

Quả tim ta là một khối U buồn

Mạch máu ta là một khối Đau thương Mà quả đất là khối sầu vô hạn

(Đừng quên lãng - Chế Lan Viên)

Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự Tôi đều nhận thấy trên môi em Làn môi mong mỏng tươi như máu Đã khiến môi tôi mấp máy thèm

(Gái quê – Hàn Mặc Tử)

Các kiểu cấu trúc so sánh thường gặp trong thơ Bàn thành tứ hữu là: A như B:

Trăng đi từ tóc đi vào máu

Như sữa tuôn dài chảy khắp thân Tôi yêu trăng quá, mê trăng quá Như má yêu môi, đến rất gần

(Bệnh trăng – Yến Lan) A là B:

Nàng! Nàng! Nàng! Không có nữa châu than Xác là mộng mà hồn là tuyệt đích

(Nàng bước tới - Bích Khê) A hơn B:

Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc Cả một mùa xuân đã hiện hình Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi

71

Chết rồi xiêm áo trắng như tinh

(Cô gái đồng trinh - Hàn Mặc Tử)

Nghệ thuật ẩn dụ cũng được các thi sĩ thơ Bình Định sử dụng tương đối nhiều. Ẩn dụ là một trong những hiện tượng chuyển nghĩa được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ văn chương. Các nhà thơ của Bàn thành tứ hữu thường hay dùng hình ảnh để mã hóa những điều sâu kín trong lòng. Đặc sắc nhất là việc tạo ra các hình ảnh ẩn dụ Trăng, Hồn, Máu để thể hiện những liên tưởng của các nhà thơ về con người, xã hội và về bản thân, bộc lộ cả khổ đau lẫn khát vọng.

Chế Lan Viên mơ về “một tinh cầu giá lạnh”, “một vì sao trơ trọi” để ẩn dụ về một hành tinh khác không còn “ưu phiền đau khổ với buồn lo” (Những sợi tơ lòng - Chế Lan Viên). Trong hành trình đi vào cõi hư vô, ta bắt gặp ở thơ Chế Lan Viên rất nhiều những điều kỳ dị: máu huyết, xương khô, thép lạnh, sọ người… Bình Định với vòm trời xanh thẳm trên những tháp Chàm lở lói rêu phong đứng trầm tư hàng thế kỉ đã dựng lại cõi hư vô ớn lạnh không ngừng ám ảnh Chế Lan Viên:

Trên trời lạnh tháp Chàm sao ủ rũ

Hay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi? Hay lãnh đạm, Hời không về tháp cũ Hay xuân sang, Chiêm nữ vẫn vui cười

(Đêm xuân sầu - Chế Lan Viên)

Ở thơ Hàn Mặc Tử, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này cũng xuất hiện nhiều, có điều nó được biểu đạt ở sự bổ sung, hòa lẫn:

Ngoài không gian rất mát Chim thanh tước ra đời Nêu cao hơn tiếng nhạc Mùa hát sẽ xanh tươi

72

(Điềm lạ - Hàn Mặc Tử)

Không chỉ ẩn dụ ở cấp độ từ ngữ, thơ Hàn còn là ẩn dụ cấu tạo cú pháp. Dường như bản thân mỗi từ ngữ không thôi chưa thể bộc lộ hết ý nghĩa tiềm ẩn mà tác giả hướng đến, nên phải tìm nghĩa ẩn dụ ở câu thơ, khổ thơ. Do vậy khi đọc thơ Hàn Mặc Tử chúng ta không chỉ huy động mọi giác quan mà còn phải hết sức tỉnh táo về lí trí:

Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?

(Đây thôn Vỹ Dạ - Hàn Mặc Tử) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hình ảnh trong thơ như chẳng ăn nhập gì với nhau. Nó tan tác, dở dang, và chia lìa. Gió đi theo đường gió, mây lại theo đường mây, nước lặng lẽ theo dòng, khẽ chạm hoa bắp, một con thuyền và một vầng trăng đổ ánh vàng lai láng cả dòng sông. Cảnh buồn hay tâm trạng nhà thơ nhiều xáo động. Mỗi câu thơ với một hình ảnh rời rạc ấy liên kết lại với nhau là ẩn dụ về tâm trạng cô đơn đến cô độc của tâm hồn thi sĩ.

Các nhà thơ Bàn thành tứ hữu còn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

như một phương thức để dồng nhất sự vật với tính cách con người, đó cũng là cách để các nhà thơ bộc lộ cái tôi của mình. Trong thơ Hàn Mặc Tử, trăng cũng là người, nên trăng ngủ, trăng tái mặt, trăng nằm sóng soãi, trăng lả lơi, trăng ngả nghiêng, trăng lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình, trăng đứng tuổi, trăng dậy thì…

Hình ảnh Tháp Chàm trong thơ Chế Lan Viên mang bao nỗi trăn trở, day dứt, thổn thức như con người:

Ai tưởng đến tháp Chàm kia trơ trọi

Tháng ngày luôn rộng lớn cửa đợi ma Hời Ai nhìn đến làn thương rêu lở lói

73

Trên thịt hồng nứt nẻ gạch Chàm tươi (Thu về - Chế Lan Viên)

Nhân hóa là phương thức chứng tỏ sức mạnh của mình trong việc giúp các vật không phải là người “đầu thai” vào kiếp người trong sáng tác của các nhà thơ Bàn thành tứ hữu, để từ đó cất lên tiếng nói của con người, giúp các nhà thơ bộc bạch, giãi bày những tâm tư, nỗi lòng u ẩn.

Có nhiều trường hợp, các nhà thơ tài năng sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật trong cùng một đoạn thơ, ví như để biểu đạt vẻ đẹp của vầng trăng Bình Định, Chế Lan Viên vừa sử dụng thủ pháp hoán dụ, vừa nhân hóa, ẩn dụ trong đoạn thơ sau:

Ngoài kia trăng sáng chảy bao la Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn Thôi ngụp lặn trong ánh vàng hôn độn Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da

(Tắm trăng – Chế Lan Viên)

Các biện pháp tạo nghĩa là một trong những công cụ hữu hiệu để các nhà thơ Bàn thành tứ hữu chuyển tải ý đồ nghệ thuật và bộc lộ tâm tình, đồng thời khẳng định tài năng thơ ca xuất chúng của mình.

Một phần của tài liệu Dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 70 - 74)