Vẻ đẹp tự nhiên

Một phần của tài liệu Dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 36 - 43)

NỘI DUNG BIỂU HIỆN DẤU ẤN ĐỊA VĂN HÓA BÌNH ĐỊNH TRONG THƠ BÀN THÀNH TỨ HỮU

2.1.1.Vẻ đẹp tự nhiên

Bình Định có địa hình đa dạng: miền núi, đồng bằng, cồn cát ven biển và hải đảo. Nắng nóng gió Tây trong mùa khô, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn kéo dài và thêm vào đó là địa hình dốc, ngắn các lưu vực sông nên các sông không trữ được nước gây nên tình trạng hạn hán rất nghiêm trọng. Gió ở Bình Định là căn nguyên của tình trạng thời tiết khắc nghiệt của nơi đây. Thế nhưng, khi đi vào thơ, gió biến thiên với muôn hình vạn trạng, lúc hung dữ, lúc hiền hòa, êm dịu, mang cái đẹp nhiều vẻ trong thơ Bàn thành tứ hữu.

Những cơn gió mùa xuân nhẹ nhàng, tươi mát:

Cành gió hương xao hoa tỉ muội, Đồi sương sóng lượn cỏ vương tôn.

(Chiều xuân – Quách Tấn)

Gió dồn mặt sóng thu hơi quạnh, Buồm cuốn theo mây ánh nắng vàng.

(Bên sông – Quách Tấn)

Gió rủ canh đi cành liễu khóc, Sông đùa lạnh với bóng trăng run.

(Bên sông 2 – Quách Tấn)

Gió vàng lay động bức rèm thưa, Nắng rọi sương tan mát mẻ chưa? Tỉnh giấc Vu Sơn cười chúm chím, Tóc mây tha thiết chạnh lòng ưa.

36

Vào mùa hè, những cơn gió Nam mạnh mẽ, dữ dội, rực lửa cũng xuất hiện trong thơ Bàn thành tứ hữu:

Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa, Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô.

(Say trăng - Hàn Mặc Tử)

Không phải người con của đất Bình Định có lẽ mấy ai thấu được những sắc thái muôn màu của gió, lúc rát cháy bỏng da, lúc hiền hòa tươi mát. Mùa gió Nam như là đặc trưng của quê hương Bình Định. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ Bàn thành tứ hữu viết nhiều về gió. Bởi gió là một phần cuộc sống của họ mảnh đất miền Trung này.

Nếu như những cơn gió Nam, gió Nồm là bạn tâm giao của các nhà thơ Bình Định thì ánh trăng Quy Nhơn cũng là nỗi ám ảnh khôn nguôi trong thơ của họ. Nổi bật hơn hết là hình ảnh ánh trăng trong thơ của Hàn Mặc Tử. Cuộc đời thi sĩ của ông đã ôm trọn vầng trăng Quy Nhơn làm vật quý riêng mình. Cả cuộc đời Hàn Mặc Tử không thể thoát ra khỏi sự ám ảnh ghê gớm của vầng trăng. Có lúc nó tối tăm, lúc lại chói lòa như hai mặt đối lập của Thiên đàng và Địa ngục. Trăng bao phủ trang thơ Hàn:

Không gian đắm đuối toàn trăng cả Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng

(Huyền ảo – Hàn Mặc Tử)

Trăng như một cái gì đó hữu hình mà thi nhân có thể nuốt được, uống được, ngậm được, tắm được, cắn được, rồi giao hoan cùng trăng, hóa thân vào trăng:

Gió rít tầng cao trăng ngã ngữa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy Sáng dậy điên cuồng mữa máu ra

37

Mang trong mình nỗi cô đơn thấu buốt, do vậy, trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không còn là trăng nguyên vẹn, tròn trịa, mà vầng trăng đã bị khuyết, bị cắn vỡ:

Hôm nay có một nửa trăng thôi Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi Ta nhớ mình xa thương đứt ruột Gió làm nên tội buổi chia phôi

(Một nửa trăng – Hàn Mặc Tử)

Có thể thấy trăng trong thơ Hàn Mặc Tử như một người bạn đồng hành trong mọi biến cố cuộc đời. Trăng đẹp, trăng lung linh, huyền ảo đi cùng với trăng điên loạn, trăng đau thương, trăng hủi…Trăng là nơi để thi nhân trút bầu tâm sự, để được hạnh phúc, đau khổ, điên loạn cùng trăng:

Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy Cho nên muôn dặm ở ngoài kia Em đang mong mỏi, em đang nhớ Bứt rứt lòng em muốn trở về

(Thao thức – Hàn Mặc Tử)

Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử như một đối tượng không thể thiếu để thi nhân bộc bạch, giãi bày, trốn tránh, trút bỏ tâm tình. Trăng hóa người rồi đến người hóa trăng, trăng có đủ loại hình, có đủ đặc điểm, tính cách như con người. Và trăng cũng là người bạn khơi nguồn sáng tạo vô biên cho thi nhân.

Không chỉ Hàn thi sĩ mới yêu trăng tha thiết mà cả Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan cũng dành tình yêu sâu nặng đối với nàng trăng. Chế Lan Viên đắm chìm trên dòng sông trăng siêu thực, thi sĩ được ánh trăng vuốt ve, mơn trớn cho thỏa niềm đam mê:

Ta cởi truồng ra! Ta cởi truồng ra! Ngoài kia trăng sáng chảy bao la. Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn,

38

Thôi ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn. Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Tắm trăng – Chế Lan Viên)

Chế Lan Viên đi từ cõi ta đến cõi trăng sao hoang đường, mờ ảo để tìm đến xứ sở của sự vĩnh hằng và bất diệt:

Ta cởi truồng ra! Ta cởi truồng ra! Ngoài kia trăng sáng chảy bao la Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn Thôi ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da

(Tắm trăng – Chế Lan Viên)

Sở dĩ trăng ám ảnh Chế Lan Viên, có lẽ trước hết vì nó khơi dậy một quá khứ “điêu tàn”. Bao phủ thế giới “điêu tàn” là không gian bàng bạc ánh trăng Chiêm Thành, mộng mị và cổ sơ. Cả một thế giới xưa cũ siêu hình hiện về bàng bạc qua ánh trăng. Trong không gian ấy, không còn phân biệt trăng và con người - nàng Chiêm nữ đất Chăm:

Ta vừa thấy bóng Nàng trên cỏ biếc Suối tóc dài êm chảy giữa dòng Trăng Ta vừa nghe giọng sầu bi tha thiết

Của Chiêm nương gờn gợn sóng cung Hằng

(Mộng – Chế Lan Viên)

Quách Tấn cũng bộc lộ tâm tình u hoài, mơ mộng, níu giữ quá khứ văn chương cùng với trăng sao:

Gió rủ canh đi ngàn liễu khóc, Sông đưa lạnh tới bóng trăng run. Thuyền ai tiếng hát bên sông vắng, Ghé lại cho nhau gửi chút buồn.

39

Đối với các tác giả Bàn thành tứ hữu, thế giới trăng mộng ảo, phi thường, lung linh và đổ vỡ, tạo nên những cảm xúc kì lạ trong thơ, đưa sáng tác của họ gần với cõi u huyền, siêu thực. Yến Lan, chàng thi sĩ “lọt lòng ra giữa bãi trăng” dẫn lối ta vào thế giới mộng ảo thấm đẫm ánh trăng đầy ám ảnh:

Bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu Trăng thì đầy, rơi vàng trên mặt sách Ông lái buồn để gió lén mơn râu

Ông không muốn run người ra tiếng địch Chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao

(Bến My Lăng – Yến Lan)

Ở cạnh thành Đồ Bàn, những đêm trăng trong khung cảnh vừa thanh thoát vừa thế tục, gợi Yến Lan về những hoài niệm. Với trường hợp Yến Lan, trăng gắn với những kỉ niệm đầu đời, với quê ngoại. Ông sinh ra dưới một đêm trăng:

Quê ngoại bên kia bãi cát vàng Mẹ tôi về lỡ chuyến đò ngang

Cơn đau trở dạ không giường chiếu Tôi lọt lòng ra giữa bãi trăng

(Bệnh trăng – Yến Lan)

Kiệt tác Bến My Lăng thấm đẫm ánh trăng vàng. Không gian My Lăng hòa lẫn giữa trăng và người, người và trăng, trăng có mặt khắp mọi nơi: trăng thì đầy, rơi vàng, bến trăng cao, trăng…trăng, nhúng đầy trăng, trăng vàng, say trăng, ngành trăng, suốt bao trăng… Ánh trăng bàng bạc, mênh mông, tràn ngập con thuyền, rơi vàng mặt sách, thấm đẫm trên chiếc áo màu ngọc lưu li của chàng kị mã:

40

Nhưng đêm kia đến một chàng kị mã Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi

(Bến My Lăng – Yến Lan)

Trăng ám ảnh và dày đặc trang thơ các nhà thơ Bàn thành tứ hữu nguyên nhân không chỉ vì họ là những nhà thơ lãng mạn nên khát khao được “ru với gió. Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (Xuân Diệu), mà sâu xa hơn là bởi, họ là những nghệ sĩ sống và làm việc trên mảnh đất Bình Định, mà ánh trăng Bình Định lại có một ma lực hấp dẫn không thể cưỡng lại, ánh trăng Quy Nhơn có sức mời gọi và ám ảnh các thi nhân hơn bất kì nơi nào khác như lời thừa nhận của rất nhiều thi sĩ. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam nhận xét: “vầng trăng vẫn thường ám ảnh các nhà thơ Bình Ðịnh”.

Bình Định đẹp trong tâm cảm của các nhà thơ luôn khắc khoải, gắn chặt hồn mình với nó. Không chỉ gió, trăng mà sông nước quê hương cũng đã trở thành một phần máu thịt của các nhà thơ. Cho dù đi đâu, về đâu thì bến sông quê nhà cũng khắc sâu nỗi niềm của họ về một thời yêu dấu. Có lẽ cái biệt danh của Yến Lan, nhà thơ “Ngui ngút sông trăng” mà Trần Thị Huyền Trang đặt cho ông quả thật không sai. Tuổi thơ của ông gắn bó sâu nặng với con sông Trường Thi cong bờ mi thiếu nữ. Con sông Trường Thi như sông mẹ, gắn với tuổi thơ không mấy lành lặn của Yến Lan, nên dù vui hay buồn, Yến Lan cũng chia sẻ nỗi niềm cùng dòng sông quê nhà. Từ con sông ngày ngày tắm mát, Trường Thi trở thành con sông cổ tích trong Bến My Lăng. Cho dù có bao biến thiên dâu bể của cuộc đời, thì cái bến sông quê ấy trở thành một phần máu thịt, thành tâm hồn của nhà thơ, gắn với những hình ảnh tuyệt đẹp:

41

Đừng bảo hoa cười với gió đông! Ấy là hoa nhạo khách sang sông. Đường xa đò vắng lau xơ xác,

Trong gió đưa sương giải lạnh lùng. Em mơ tiếng khách bên sông gọi, Một khách qua ngang lỡ chuyến đò. Trong lúc lòng em khô héo đợi, Âm thầm nao chảy nước nguồn thơ

(Bến lòng – Yến Lan)

Nhắc đến vẻ đẹp của sông quê, Yến Lan đã bao lần nhắc đến dòng sông gắn với lịch sử hào hùng của đất Bình Định: sông Côn. Dòng sông huyền thoại này đã là cái nôi nuôi dưỡng phong trào Tây Sơn lừng lẫy. Sự hùng vĩ, oai nghiêm của dòng sông đã được Yến Lan miêu tả với bảy tầng thác đập: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sông Côn chảy qua bảy tầng thác đập,

Tình Trung châu: hương mật nặng khoang thuyền. Duyên cá nục, măng le về hội họp,

Phiên chợ Thành vụt tỉnh giấc cô miên.

(Bình Định 1945 - Yến Lan)

Dòng sông Côn phát nguồn từ phía bắc huyện An Lão, chảy hướng Tây Nam rồi hợp lưu với sông Say ở rìa Bắc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, rồi tỏa ra nhiều chi lưu, mang nhiều cái tên mĩ miều khác…Sông chảy qua bao phế tích các vương triều. Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, sông Côn đã và đang lưu giữ nhiều giá trị lớn lao để làm nên diện mạo của một vùng đất.

Thiên nhiên Bình Định với gió, trăng, sông nước… đã thực sự là nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác của thi nhân Bàn thành tứ hữu, tạo thành một mối lương duyên sâu nặng.

42

Một phần của tài liệu Dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 36 - 43)