M ỗi lô có chiều dài 2m và chiều rộng 1m và đường biên quanh khu vực thu hoạch là 1.5 m.
3. .33 H ệ thống xay xát
3.8 Phân tích số liệu
Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê Statgraphics 3.0.
4 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Bảng 1 trình bày độ sạch và tỉ lệ nứt hạt của mẫu thóc ban đầu ở 3 mức ẩm độ (14, 15, & 16 % cơ sởướt). Kết quả cho thấy độ sạch của thóc trong thí nghiệm này không cao. Độ sạch thóc 14% ẩm (88.26%) cao hơn độ sạch thóc ở 15% và 16% (Bảng 1). Do độ sạch có liên quan đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên nên gạo nguyên cũng sẽ có giá trị không cao. Độ nứt của hạt trước khi thí nghiệm ứng với các mức ẩm độ 14%, 15% và 16% lần lượt là 4,0%, 3,33% và 1,0%. Số liệu này sẽđược trừ ra khi phân tích độ nứt của hạt gạo nguyên sau khi xay xát ở hệ thống máy đã thí nghiệm
Bảng 1. Độ sạch thóc và tỉ lệ hạt nứt của mẫu ban đầu ở 3 mức ẩm độ.
Ẫm độ, % cs ướt Độ sạch, % Độ nứt hạt ban đầu, % 13.76% 88.26 4.0 14.92% 83.49 3.3 16.22% 83.69 1.0
Bảng 2 trình bày ảnh hưởng của các ẩm độ khác nhau đến năng suất của hệ thống và tỉ lệ
thu hồi gạo nguyên sau khi xay xát. Kết quả phân tích phương sai ANOVA (Phụ lục 5) cho biết sự khác biệt vềẩm độ của mẫu thóc ban đầu không đáng kểđến năng suất của hệ thống (P >0.05). Tuy nhiên, kết luận này có thể phạm phải sai lầm loại II, thông thường người ta chấp nhận mức xác suấtsai lầm loại II β = 0,10 ÷ 0,20. Bằng các suy diễn thống kê, có thể
xác định được với n ≥ 9 ( = số lần lặp lại hay số khối), mức sai biệt tối thiểu giữa 2 nghiệm thức ∆ = 60 kg/h thì khả năng phạm sai lầm loại II là β≈ 0,16 (chấp nhận được). Như vậy,
ởđây số lần lặp lại (= số khối) quá ít.
Bảng 2. Năng suất trung bình của hệ thống và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở 3 mức ẩm độ
Tỉ lệ thu hồi gạo trắng, % * ẩm độ, % cs ướt Năng suất, kg thóc/giờ Gạo nguyên Tấm Xát trắng gạo trong 6 phút, kg Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên, % (1) (2) (3) (4) (5) 14 691.05ns 78.11 21.89 41.33 46.71ns 15 578.47ns 79.39 20.61 32.73 44.91ns 16 747.54ns 67.675 32.325 40.97 37.09ns *tỉ lệ thu hồi gạo trắng là 59.63% (14%), 56.60 % (15%), và 54.80 % (16%) (5)= (2)*(4)*(1); ns: khác biệt không đáng kểởα=0.05
Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở 14% ẩm cao nhất (46.71%) sau đó là 15% (44.90%) và 16% (36.94%). Kết quả phân tích thống kê cho thấy tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giữa 3 mức ẩm độ
là không đáng kể với P > 0.05 (Phụ lục 4.2). Tuy nhiên, sử dụng trắc nghiệm t so sánh giữa hai mẫu gạo có ẩm độ 14% và 16% thì sự khác biệt là đáng kểở mức ý nghĩa 0.1 (Phụ lục 5).
Thực tế, đây là hệ thống xay xát kiểu rulô cao su do Sinco sản xuất với năng suất lý thuyết là 1 tấn/giờ. Tuy nhiên, hệ thống chỉ được dùng làm học cụ để giảng dạy của Khoa Công nghệ – Trường Đại học Cần Thơ, việc vận hành toàn bộ hệ thống chưa từng được thực hiện, chỉ cho từng máy riêng rẽ của hệ thống hoạt động trong quá trình giảng dạy thực tập cho sinh viên, trước đó máy đã ngừng hoạt động trong thời gian dài. Chính vì thế, trong quá
điều chỉnh các máy móc trong hệ thống, góc nghiêng sàng,…) cũng không thật sự thành thục và chuyên nghiệp. Những yếu tố này cũng gây đã ảnh hưởng nhất định đến kết quả của thí nghiệm.
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Nhìn chung, ẩm độ thóc ban đầu càng cao thì tỉ lệ thu hồi gạo nguyên càng thấp. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở 14% ẩm cao nhất (46.71%) sau đó là 15% (44.90%) và 16% (36.94%).
Ảnh hưởng của ẩm độ ban đầu đến đặc tính của hệ thống xay xát 1 tấn/giờ như trong thí nghiệm này là đáng kể khi xem xét giữa hai mức ẩm độ 14% và 16%. Bên cạnh đó, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của hệ thống này thấp hơn những hệ thống hiện tại. Điều này có thể là do những trục trặc kỹ thuật nhưđã trình bày ở trên. Đề nghị thực hiện tiếp thí nghiệm trên các hệ thống khác cũng như tăng số lần lặp lại đểđảm bảo độ chính xác.