0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá tổng lợi nhuận cho một tỉnh hay ĐBSCL

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP " ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT SỰ NỨT HẠT LÚA TRÊN ĐỒNG RUỘNG VÀ SAU THU HOẠCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG MÊKÔNG CỦA VIỆT NAM - MS 1 " POTX (Trang 32 -35 )

9. Lợi ích vật chất và tài chính

9.6 Đánh giá tổng lợi nhuận cho một tỉnh hay ĐBSCL

Trong Bảng 4, tỉ lệ giảm tổn thất tại mỗi giai đoạn được ước tính trên số liệu thực tế. Ví dụ, thu hoạch đúng hạn có thể làm giảm 3.5% thất thoát gây ra do thu hoạch trễ. Hệ thống sản xuất gạo truyền thống và hệ thống nâng cao để xử lý hạt trong và sau thu hoạch được trình bày như sau:

(1) Hệ thống truyền thống: - Thu hoạch trễ => Gặt xếp dãy/thủ công => Tuốt lúa => Phơi nắng => Xay xát sử dụng hệ thống thông thường.

(2) Hệ thống tiên tiến: - Thu hoạch đúng hạn => Gặt bằng máy => Sấy cơ học => Xay xát sử dụng hệ thống cải tiến. Harvesters -Dryers Milling plant Storage Market Benefit (Low) Benefit (high) Market FARMERS COOP COOP - UNION COOP

…… ……

COOP RICE Rice line Management Capital Capital line

Trên cơ sở các thí nghiệm xay xát thực hiện tại nhà máy xay xát công suất 7 tấn/ha ở tỉnh Kiên Giang, hệ thống xay xát cải tiến làm tăng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên 12-14% so với hệ thống sản xuất gạo truyền thống. Giảđịnh rằng 3% thất thoát gạo nguyên tương đương với 1% tổn thất hạt, vậy hệ thống cải tiến làm giảm 4% tổn thất hạt trong giai đoạn xay xát so với hệ thống truyền thống (Bảng 3). Theo lý thuyết, hệ thống cải tiến sẽ làm giảm tổn thất của hệ thống xay xát truyền thống từ 15.9% xuống còn 2.7%. Đây thực sự là một lợi nhuận to lớn nếu như toàn ĐBSCL áp dụng hệ thống xay xát tiên tiến này. Ngoài ra, cần phải có khoàng 21000 máy sấy (máy sấy tĩnh vỉ ngang đảo chiều gió) và 20000 máy gặt đập liên hợp (SCH) mới đáp ứng được hệ thống sản xuất tiên tiến. Không kểđến con số lợi nhuận từ việc cải thiện kỹ thuật xay xát, giảm được 9% tổn thất từ các phương pháp thu hoạch và sấy đúng giúp tiết kiệm 800 triệu USD/năm cho ĐBSCL.

Trong 13 tỉnh ởĐBSCL, chương trình CARD026/VIE05 đã thực hiện các thí nghiệm và hoạt động huấn luyện tại các tỉnh Long An, Cần Thơ và Kiên Giang là 3 trong 4 tỉnh có tỉ lệ cơ giới hóa thu hoạch hàng đầu ở ĐBSCL năm 2009 (Bảng 5). Các tỉnh này đã có tỉ lệ tăng trưởng đáng kể các máy gặt đập liên hợp từ năm 2006 đến năm 2009. Nhờ vậy, tổng số máy gặt đập liên hợp ở ĐBSCL đã tăng từ 33 máy năm 2006 lên đến 2300 máy năm 2009. Các con số này hàm ý tác động của dự án này đến tỉ lệ cơ giới hóa thu hoạch lúa. Ngoài chương trình CARD, các chương trình khác như “hội thi máy gặt đập liên hợp” được Bộ NN & PTNT tổ chức hàng năm từ 2007 cũng góp phần tác động làm gia tăng số lượng máy gặt đập liên hợp ởĐBSCL. Do đó, khá khó khăn để xác định tỉ lệ tác động của chương trình CARD đối với quá trình cơ giới hóa thu hoạch và sau thu hoạch lúa gạo ởĐBSCL. Tuy nhiên, chỉ có chương trình CARD tổ chức các hoạt động cho nông hộ về vấn đề nứt gãy hạt (tổn thất giá trị) do thu hoạch trễ hạn, phơi nắng hay sấy lúa không đúng kỹ thuật gây ra.

Kiên Giang là tỉnh mà chương trình CARD đã tổ chức hơn 10 buổi huấn luyện tại tất cả các huyện với hơn 1200 nông hộ đã qua huấn luyện. Tại tỉnh Kiên Giang, năm 2006 chỉ có 16 máy gặt xếp dãy và không có máy gặt đập liên hợp nào. Tuy nhiên, đến năm 2009 số lượng máy gặt gia tăng đáng kể, tỉnh đã lắp đặt hơn 800 máy gặt đập liên hợp và 168 máy gặt xếp dãy. Tỉ lệ cơ giới hóa thu hoạch lúa gia tăng từ 0% năm 2006 lên 27% năm 2009 tại Kiên Giang. Tính toán tương tự như đã trình bày cho HTX Tân Phát A, từ năm 2009 trở đi tỉnh Kiên Giang có khả năng thu được 4.4 triệu USD từ việc giảm các tổn thất và tiết kiệm được từ chi phí thu hoạch là 12.9 triệu USD so với năm 2006.

10. Kết lun

Theo quan điểm của chúng tôi, đề án này đã đạt được mục tiêu đề ra về thẩm định các phương pháp thu hoạch, sấy và xay xát cải tiến. Lợi ích thực sự đã được minh chứng cho nông hộ thấy thông qua các hợp tác xã bằng các hoạt động huấn luyện, tham quan và hội thảo. Các số liệu định lượng về tác động của dự án đã được trình bày trong báo cáo MS11 dựa vào kết quả khảo sát nông hộ. Đề án đã đạt được các kết quả quan trọng mang lại lợi ích cho tiểu nông hộ.

11. Ph lc

Phụ lục 1. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến tỉ lệ nứt gãy hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ởĐBSCL.

Phụ lục 2. Tối ưu hóa sấy lúa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng RSM.

Phụ lục 3. Báo cáo kỹ thuật các thí nghiệm xay xát.

3a. Thu thập dữ liệu tổn thất xay xát

3b. Thí nghiệm trên hệ thống xay xát 1 tấn/giờ 3c. Thí nghiệm trên hệ thống xay xát 7 tấn/giờ

33

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP " ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT SỰ NỨT HẠT LÚA TRÊN ĐỒNG RUỘNG VÀ SAU THU HOẠCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG MÊKÔNG CỦA VIỆT NAM - MS 1 " POTX (Trang 32 -35 )

×