Lợi nhuận từ việc áp dụng cơ giới hóa phương pháp thu hoạch:

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam - MS 1 " potx (Trang 25 - 27)

9. Lợi ích vật chất và tài chính

9.3 Lợi nhuận từ việc áp dụng cơ giới hóa phương pháp thu hoạch:

Tại thời điểm năm 2006 HTX Tân Phát A, tỉnh Kiên Giang không có một máy thu hoạch nào. Tuy nhiên, đến năm 2008 HTX này đã có 4 máy gặt xếp dãy và 16 máy gặt đập liên hợp trong đó có 1 máy là do chương trình CARD hỗ trợ. Nông hộ trong HTX đã có nhận thức về lợi ích của việc áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp sau khi nhận được máy gặt đập liên hợp do Chương trình CARD hỗ trợ cũng như sau khi đã tham dự các buổi huấn luyện của chương trình. Từđó, các nông hộđã quyết định mua thêm 15 máy gặt đập liên hợp trong vòng 2 năm qua 2006-2008. Nếu tính 2 máy gặt xếp dãy tương đương với 1 máy gặt

đập liên hợp thì sau 2 năm HTX đã có 18 máy thu hoạch là số lượng gần nhưđáp ứng đủ yêu cầu cần có nhưđã tính toán ở phần trên. Có nghĩa là tính toán cho mỗi mùa vụ, trong vòng 5 ngày trong khoảng thời gian thu hoạch, các máy thu hoạch của HTX có thể thực hiện thu hoạch 75% (=18/24) diện tích ruộng lúa của HTX, và 25% ruộng lúa còn lại có thể thu hoạch bằng cách thủ công hay thuê máy thu hoạch bên ngoài HTX. Cũng có thể nói rằng ít nhất 75% ruộng lúa của HTX được thu hoạch đúng thời điểm. Theo số liệu điều tra khảo sát của chương trình CARD026/VIE05 năm 2007 (Báo cáo Hội thảo CARD026/VIE05 năm 2008) có đến 70% nông hộởĐBSCL thu hoạch trễ hạn. Như vậy, có thể xem hiện trạng trước khi thực hiện dự án (không có máy thu hoạch), HTX Tân Phát A cũng thu hoạch trễ hạn 70%. Nói cách khác, đã có một sự biến chuyển về công suất thu hoạch ở HTX từ thu hoạch trễ hạn 70% trở nên thu hoạch đúng hạn 75%. Sự biến chuyển này là nhờ phần lớn ở tác động của chương trình CARD026/VIE về việc nhận thức của nông hộ thông qua các thí nghiệm trên đồng, tổ chức trình diễn và các hoạt động huấn luyện của dự án. Lợi ích từ cải thiện phương pháp thu hoạch như phần tính toán (xem Bảng 1) sau đây là kết quả của việc thu hoạch đúng thời điểm và sử dụng máy gặt đập liên hợp. Kết quả này bao gồm 1) Lợi ích của việc giảm tổn thất thu hoạch; 2) Lợi ích của việc giảm chi phí thu hoạch so với thu hoạch thủ công; và 3) Lợi ích từ các hoạt động dịch vụ. Cho đến khi nào việc sử dụng máy gặt đập liên hợp trở nên phổ biến rộng rãi thì có thể loại trừ lợi ích từ các hoạt động dịch vụ vì nông hộ có thể thuê bên ngoài thực hiện.

+ Lợi nhuận từ việc giảm các tổn thất thu hoạch:

Đặt rHL = giảm tổn thất thu hoạch; Lh1 = các tổn thất xảy ra trước khi thực hiện dự án (không có máy gặt, thu hoạch trễ); Lh2 = các tổn thất xảy ra sau khi thực hiện dự án (số lượng máy gặt tăng, thu hoạch đúng thời điểm); trong đó rHL = Lh1 – Lh2 , và

Lhl = (70% * 3.5% + (2.9%+1.5%)) = 6.85% và Lh2 = (25% Lhl + 75% * (1.2%+1.5%)) = 3.74%

Do vậy, tỉ lệ giảm tổn thất thu hoạch là rHL = 3.11%.

Giả sử năng suất trung bình lúa là 5 tấn/ha, vậy tổng tỉ lệ giảm tổn thất thu hoạch được (RHL) của HTX trong 1 vụ cho 1 ha lúa là:

RHL = rHL * 5 tấn/ha = 0.156 tấn lúa khô/ha.

Tính cho giá lúa năm 2008-2009, 1 kg lúa khô là 4500 VND, giảm tổn thất thu hoạch trên 956ha/năm của HTX sẽ là:

RHLM = RHL * 4500 * 1000 = 700300 VND/ha = 38.9 USD/ha

+ Lợi nhuận từ việc giảm chi phí thu hoạch so với thu hoạch thủ công

Thu hoạch thủ công cần có 40 nhân công để cắt, gom lúa và tuốt lúa cho 4 ha ruộng một ngày tiêu tốn khoảng 2.15 triệu đồng trên cơ sở hệ thống giá của năm 2008. Trong khi đó máy gặt đập liên hợp chỉ cần 3 nhân công làm đầy đủ các công việc như trên với giá chỉ có 1.17 triệu đồng như trình bày trong bảng 7 với các số liệu của Kiên Giang và Cần Thơ.

Bảng 7. Ước tính chi phí thu hoạch cho một máy gặt đập liên hợp chuẩn

Mục chi Chi phí

(VND/ha)

Diễn giải

Xăng

Công lái máy Công xử lý lúa Khấu hao thiết bị Chủ máy 210000 100000 160000 200000 500000 Diesel, 15 lít/ha

Tiền công cho một người lái máy/ha

Tiền công để vận chuyển lúa đến bờ ruộng/ha

Khấu hao cho 1 SCH, 45 ngày/năm, thời hạn sử dụng 5 năm Lợi nhuận của chủ máy thu hoạch

Tổng chi phí 1170000

Note: standard combined-harvester (SCH) is a harvester with price of 180 million VND (10000 USD), capacity of 4ha/day, working 10hrs/day.

Vậy, lợi nhuận thu được từ việc giảm chi phí thu hoạch sẽ là: RHCM = 2.15 – 1.17 = 0.98 triệu VND/ha = 54.4 USD/ha

RHCMT = 0.75*956* RHCM = 702.7 triệu VND/year = 39036 USD/năm (= 4 SCH)

+ Lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ:

Trong tổng cộng thời gian hoạt động ngày, sau 10 ngày phục vụ tại đồng ruộng của HTX, các máy gặt đập liên hợp của HTX có thể phục vụ cho các đồng ruộng bên ngoài HTX. Một máy gặt đập liên hợp có thể thực hiện 140 ha/năm (35 ngày/năm * 4 ha/ngày) và thu được khoảng 70 triệu VND/năm (3889 USD/năm). Vậy, lợi nhuận thu được từ các hoạt động dịch vụ của HTX sẽ là RHSMT = 1.26 tỉ VND hay 70000 USD/năm (18*3889 USD/năm) (7 SCH).

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam - MS 1 " potx (Trang 25 - 27)