Lợi nhuận từ việc cải thiện phương pháp sấy:

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam - MS 1 " potx (Trang 27 - 29)

9. Lợi ích vật chất và tài chính

9.4 Lợi nhuận từ việc cải thiện phương pháp sấy:

Ở HTX đã có 2 máy sấy vỉ ngang thông thường 4 tấn/giờ (tương đương với 1 máy sấy tỉnh vỉ ngang 8 tấn/giờ) và 1 máy sấy vỉ ngang đảo chiều gió 8 tấn/giờ do chương trình CARD026/VIE05 hỗ trợ trong năm 2006. Năm 2008, HTX đã phát triển thêm 4 máy sấy tỉnh vỉ ngang đảo chiều gió 8 tấn/giờ. Như vậy, HTX có tương đương 6 máy sấy tĩnh vỉ ngang đảo chiều gió. Có thể nói trước khi dự án bắt đầu HTX có 1 máy sấy và sau khi thực hiện dự án, HTX đã có 6 máy sấy. Với những hoạt động thí nghiệm và huấn luyện tại đây, dự án đã có tác động đến nhận thức của các nông hộ trong HTX về lợi ích của việc sử dụng đúng kỹ thuật sấy lúa cơ học so với phơi nắng. Lợi nhuận thu được khi ứng dụng kỹ thuật sấy phù hợp bao gồm 1) Lợi nhuận từ việc giảm tổn thất sấy; 2) Lợi nhuận từ chi phí sấy; và 3) Lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ.

Đối với vấn đề sấy, cần quan tâm đến mùa khô và mùa ướt. HTX có khoảng 478 ha ruộng lúa (mỗi mùa). Bảng 8 trình bày số lượng máy sấy cần thiết để làm khô lúa thu hoạch từ 478 ha ruộng.

Bảng 8. Đặc tính sấy của máy sấy tĩnh vỉ ngang đảo chiều gió Công suất sấy (tấn/mẻ) [1] Thời gian sấy (h) [2] Thời gian hoạt động (ngày/vụ) [3] Mẻ/vụ [4] Lượng tấn lúa khô/vụ [5] 8 10 22.5=45/2 52.8 = 24*[3]/[2] 422.4 = [1]*[4]

Tính cho năng suất lúa 5 tấn/ha, tổng sản lượng lúa của mỗi vụở HTX là 2390 tấn (=5* 478). Do vậy, số lượng máy sấy cần có là 5.7 (2390/422.4). Tuy nhiên, do chỉ thu hoạch trong 3 ngày nên thời gian sấy cần thiết để làm khô lúa của HTX trong mỗi mùa ngắn hơn thời gian hoạt động là 4.5 lần. Do đó, cần phải có đến 5.7*4.5 (=25.5) hay 26 máy. Điều này có nghĩa là trong mỗi mùa, trong vòng 5 ngày thu hoạch, trước khi dự án bắt đầu các máy sấy của HTX chỉ có thểđáp ứng 3.85% (=1/26) ruộng lúa của HTX, sau khi thực hiện dự án khả năng sấy được nâng lên đáp ứng 23% (=6/26) ruộng lúa, số lúa còn lại có thể sấy bằng máy thuê bên ngoài hoặc phơi nắng. Sự khác biệt giữa trước và sau khi thực hiện dự án là sau khi thực hiện dự án đã khuyến khích được các nông hộ trong HTX đầu tư nhiều máy sấy hơn và sử dụng đúng kỹ thuật sấy lúa.

+ Lợi nhuận từ việc giảm tổn thất sấy:

Trước hết, đã loại trừ hoàn toàn các tổn thất sấy gây ra do tập quán phơi đồng. Theo báo cáo của HTX trong năm 2008 (Hội thảo của chương trình CARD026/VIE05-2008), không còn nông hộ nào phơi lúa trên đồng. Điều này minh chứng cho tác động của dự án và giảm được 8.7% tổn thất giá trị. Vì thế, tập quán phơi đồng sẽ không được tính đến trong phần tính toán tổn thất sấy. Trong các ước tính sau đây, xem như các nông hộ chỉ sử dụng máy sấy hoặc phơi nắng.

Đặt rDL = giảm tổn thất sấy; Ld1 = tổn thất trước khi thực hiện dự án; Ld2 = tổn thất sau khi thực hiện dự án; trong đó rDL = Ld1 – Ld2 , và

Ldl = phơi nắng + sấy sai = (99% * 4% + 1%*5%) = 4.01% và Ld2 = phơi nắng = (100%-23%)*4% = 3.08%

Do đó, tỉ lệ giảm tổn thất sấy sẽ là rDL = 0.93%.

Giảđịnh rằng sản lượng trung bình là 5 tấn/ha, tổng tổn thất sấy giảm được của HTX cho 1 ha trong 1 mùa vụ là:

RDL = rDL * 5 tấn/ha = 0.0465 tấn lúa khô/ha.

Đối với hệ thống giá năm 2008-2009, 1 kg lúa khô là 4500 VND, vậy tổn thất sấy giảm tính cho 956 ha/năm của HTX sẽ là:

RDLM = RDL * 4500 * 1000 = 209250 VND/ha = 11.6 USD/ha

+ Lợi nhuận từ việc giảm chi phí sấy so với phơi nắng:

Bảng 9 là chi phí sấy từ các phương pháp sấy khác nhau hiện đang sử dụng ởĐBSCL. Sấy cơ học sử dụng trấu làm chất đốt sẽ làm giảm chi phí sấy so với phơi nắng trong mùa mưa. Không khuyến khích sử dụng than đá để sấy. Đối với thời tiết thông thường trong mùa mưa, sấy lúa bằng máy tiết kiệm được 61VND/kg (3.9USD/tấn) lúa khô. Đối với 1 ha có năng suất 5 tấn/ha thì tiết kiệm được RDCM1 = 305000 VND/ha (19.5 USD/ha).

Vậy, lợi nhuận thu được từ việc giảm chi phí sấy trong mùa mưa sẽ là: RDCMT1 = 0.23*478* RHCM1 = 33.6 triệu VND/năm = 2150 USD/năm

Trong mùa nắng, sấy cơ học làm tăng chi phí sấy so với phơi nắng 9 VND/kg (0.5USD/tấn). Tổn thất chi phí sấy sẽ là RDCM2 = 45000 VND/ha (2.5 USD/ha) đối với năng suất 5 tấn/ha.

Thất thoát từ việc tăng chi phí sấy trong mùa khô sẽ là:

RDCMT2 = 0.23*478* RHCM2 = 4.95 triệu VND/năm = 275 USD/năm Do vậy, tổng lợi nhuận từ chi phí sấy so với phơi nắng sẽ là:

RDCMT = RDCMT1 - RDCMT2 = 28.6 triệu VND/năm = 1870 USD/năm (1/2 RFD)

Bảng 9. Chi phí sấy (2006) cho các phương pháp sấy khác nhau

Phương pháp sấy VND /kg US$ /tấn

RFD (SRA-8) (đảo chiều gió, 8 tấn/mẻ), đốt trấu 79 4.9 RFD (SRA-8) (đảo chiều gió, 4 tấn/,mẻ), than đá 130 8.1

Phơi nắng, trong mùa khô 70 4.4

Phơi nắng, mùa mưa, thời tiết bình thường 140 8.8

Phơi nắng, mùa mưa, thời tiết xấu 210 13.1

Nguồn: Phan Hieu Hien et al 2009, CARD026/VIE05 final workshop 2009.

+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ:

Trong tổng thời gian hoạt động 45 ngày, sau 10 ngày phục vụđồng ruộng của HTX, các máy sấy có thể sấy lúa ở những nơi khác ngoài HTX. Một máy sấy có thể đáp ứng cho 133ha/ năm (35 ngày/năm * 3.8ha/ngày) và thu được khoảng 16.6 triệu VND/năm (924 USD/năm) (1 mẻ kiếm được 200.000 VND). Vậy, lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ của HTX sẽ là RDSMT = 99.7 triệu VND hay 5500 USD/năm (6*924 USD/năm) (1.5 RFD).

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam - MS 1 " potx (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)