Lào là địa điểm ghi nhận vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt đầu tư nhiều nhất, hơn 5 tỷ USD vốn đăng ký của 290 dự án; tiếp đến là Campuchia khoảng 3,07 tỷ USD, Myanmar khoảng 1,47 tỷ USD...
Bảng 2.5. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 1991-2019
STT Quốc gia Dự án Vốn đăng ký đầu tư Quy mô
bình quân mỗi dự án (USD/ dự án) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) 1 Lào 290 36,66 5.124.424.886 45,65 17. 549.400 2 Campuchia 214 27,0 5 3.074.403.356 27,39 14.366.371 3 Myanmar 106 13,04 1.466.384.054 13,06 13.833.812 4 Malaysia 22 2,78 1.169.191.705 10,42 53.14 5.078 5 Singapore 111 14,03 295.415.083 2,63 2.661.397 6 Indonesia 17 2,1 5 56.020.416 0,50 3.29 5.319 7 Thái Lan 22 2,78 30.058.650 0,27 1.366.302 8 Philippines 7 0,88 6.484.780 0,06 926.397
40
9 Brunei 2 0,2 5 3.6 50.000 0,03 1.82 5.00
Tổng số 791 100 11.226.032.930 100 14.182.304
(Nguồn: Luận án Tiến sĩ Trịnh Quang Hưng tính toán dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019)
Theo số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 791 dự án đầu tư sang khu vực ASEAN đạt hơn 11tỷ USD với quy mô trung bình mỗi dự án là hơn 14,2 triệu USD. Trong khu vực ASEAN, Lào là nước có số dự án Việt Nam đầu tư sang nhiều nhất với 290 dự án chiếm 36,66% với tổng số vốn đầu tư là 5.124.424.886 USD, quy mô bình quân mỗi dự án là 17.549.400 USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là năng lượng (phần lớn là thủy điện); dịch vụ, hạ tầng chiếm khoảng, nông – lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp và lĩnh vực khai khoáng. Do quan hệ giữa hai nước cũng rất tốt nên các doanh nghiệp yên tâm khi đặt niềm tin vào nước láng giềng này.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang SEAN theo số dự án giai đoạn 1991-2019 (%)
Đơn vị: % 36.6 27.1 13.4 2.8 14 2.1 2.8 0.9 0.3
41
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu dựa trên số liệu bảng 2.5 về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019)
Qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.1 cho thấy Việt Nam đầu tư sang Lào nhiều nhất trong giai đoạn 1991-2019. Tổng số dự án lên đến 290/791 dự án sang 9 nước trong khu vực ASEAN chiếm 36,66% tổng số dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang ASEAN. Số vốn đầu tư sang Lào lên đến 5.124.424.886 USD với quy mô bình quân mỗi dự án (USD/ dự án) là 17.549.400 USD. Do Lào có nguồn đầu vào giá rẻ, nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, khoáng sản và lao động giá rẻ nhưng lại thiếu vốn, công nghệ tiên tiến, nguồn kinh phí đầu tư vào các lĩnh vực khoáng sản, thủy điện hay xây dựng còn hạn chế. Thấy được tiềm năng đó, Việt Nam đầu tư sang Lào với sự hợp tác phát triển nhiều dự án về hạ tầng, khai thác khoáng sản, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, xây dựng cầu đường, sản xuất hàng gia dụng, kinh doanh siêu thị, du lịch. Tại Lào, thì tập đoàn công nghê- viễn thông của Việt Nam: Viettel cũng đầu tư vào thị trường tiềm năng này đã tăng lên gấp 4 lần sau khi Viettel đầu tư tính từ thời điểm ban đầu đến năm 2020. Viettel đã xây dựng mạng lưới với mật độ trạm và cáp quang dày đặc, đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu tới khách hàng: 4.000 trạm phát sóng (BTS) và 23.000 cáp quang, phủ tới 100% số huyện và 95% dân số Lào.Thống kê của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL) cho thấy, đến hết tháng 9/2020, Việt Nam có hơn 400 dự án với số vốn khoảng 4,2 tỷ USD triển khai tại 17/18 tỉnh, thành phố của Lào. Thứ 2, Việt Nam đầu tư sang Campuchia chiếm 27,1% tổng số dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang ASEAN. Trong đó có thương hiệu lớn về lĩnh vực viễn thông của Việt Nam đầu tư sang thị trường này đó là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel hay tại Campuchia, mạng Metfone. Với độ phủ sóng tới 97% dân cư nhanh chóng trở thành mạng có thị phần số 1 tại đất nước này.