Các hình thức đầu tư trong các dự án đầu tư của Việt Nam khá đa dạng, bao gồm:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
- Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư của Việt Nam.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).
- Hình thức mua lại cổ phần, mua lại công ty hoặc hình thức hợp danh.
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo hình thức đầu tư giai đoạn 1991-2019
Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ lệ phần trăm về số dự án Số vốn đăng ký đầu tư Tỷ lệ % về số vốn đăng ký đầu tư 100% vốn Việt Nam 584 73,90 8.116.291.904 72.299 Liên doanh 1 23,20 150.000 17.509 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ở nước ngoài 13 1,64 1.113.676.819 9.920 Mua cổ phần 184 0,63 1.965. 556.707 0.171 Mua lại 5 0, 50 19.147.500 0.100
37
Hợp danh 4 0,13 11.210.000 0.001
Tổng 791 100 11.226.032.93
0
100
(Nguồn: Luận án Tiến sĩ Trịnh Quang Hưng tính toán dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019)
Như vậy, có thể thấy hình thức đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN khá đang dạng, trong đó, hình thức lập tổ chức kinh tế mới (100% vốn Việt Nam và liên doanh) vẫn chiếm đa số chiếm 97% số dự án và chiếm 89% số vốn đăng ký đầu tư. Các dự án đầu tư theo hình thức BCC chủ yếu là trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí. Hình thức hợp danh chiếm tỷ lệ phần trăm số dự án thấp nhất do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên khi đầu tư theo hình thức hợp danh là rất cao.
2.2.3 Theo giai đoạn đầu tư
Bảng 2.4.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo giai đoạn đầu tư giai đoạn 1991-2019.
Giai đoạn Dự án Vốn đăng ký đầu tư Quy mô vốn
bình quân mỗi dự án Số lượng Tỷ trọng(%) Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) 1991-1998 7 0,88 3.664.811 0,33 523. 544 1999-2005 72 9,10 2.047.879.417 18,24 28.442.770 2006-2015 465 58,79 7.653.835.239 68,18 16.459.861 2016-2019 247 31,23 1. 520.653.463 13, 55 6.156.492
38
Tổng số 791 100 11.226.032.930 100 14.192.203
(Nguồn: Luận án Tiến sĩ Trịnh Quang Hưng tính toán dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019)
Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt gần đây ghi nhận xu hướng dịch chuyển chủ thể đầu tư, khi vốn tư nhân tăng trong khi nhà nước giảm. Năm 2019, 100% số lượng dự án mới đầu tư ra nước ngoài do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, trong khi không có dự án nào của khối doanh nghiệp nhà nước.
Trong số gần 21 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước là 13,8 tỷ USD, đã giải ngân 6,7 tỷ USD. Trong số này, "ông lớn" PVN đầu tư 27 dự án với vốn đăng ký 7,1 tỷ USD; Viettel đầu tư 10 dự án viễn thông với vốn đăng ký 3 tỷ USD... Các ngân hàng như BIDV, MBBank, SHB, VietinBank, Vietcombank, Agribank... cũng đầu tư khoảng 830 triệu USD tại các thị trường nước ngoài.
Về phía tư nhân, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư 7 dự án với vốn đăng ký 1,1 tỷ USD. Hay Công ty cổ phần Golf Long Thành đầu tư 2 dự án tại Lào có vốn đăng ký khoảng 1,1 tỷ USD.
Giai đoạn 2016-2019:
Trong giai đoạn này, Luật Đầu tư 2015 và Nghị định 83/2015/NĐ-CP đã có hiệu lực, thay thế các quy định cũ về ĐTRNN. Về cơ bản cách thức quản lý ĐTRNN không thay đổi nhưng chuyển từ nguyên tắc thẩm tra cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN sang nguyên tắc ghi nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN, đơn giản hóa thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN. Đặc biệt, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập vào ngày 31/12/2015 đã đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp như được tiếp cận nguồn đầu vào (nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa trung gian) giá thấp hơn do hàng rào thuế quan cơ bản được xóa bỏ và chi phí giao dịch, thương mại trong ASEAN giảm xuống; được hưởng lợi do chi phí giảm và thủ tục xuất khẩu thuận lợi hơn, nhờ việc cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ linh hoạt và thủ tục hải quan thuận lợi hơn, cùng nhiều lợi thế khác là kết quả của hợp tác khu vực; có cơ hội tiếp cận thị trường các nước thành viên ASEAN khác do các biện pháp phân biệt đối xử trong ASEAN được xóa bỏ; Nhà đầu tư có thể tham gia hạot động đầu tư đa lĩnh vực hơn, thuận lợi hơn do các chính sách, thủ tục được minh
39
bạch và đơn giản hóa hơn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đặc biệt là những lao động có trình độ cao sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào cơ hội việc làm trong ASEAN.
2.2.4 Theo địa điểm đầu tư
Lào là địa điểm ghi nhận vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt đầu tư nhiều nhất, hơn 5 tỷ USD vốn đăng ký của 290 dự án; tiếp đến là Campuchia khoảng 3,07 tỷ USD, Myanmar khoảng 1,47 tỷ USD...
Bảng 2.5. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 1991-2019
STT Quốc gia Dự án Vốn đăng ký đầu tư Quy mô
bình quân mỗi dự án (USD/ dự án) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) 1 Lào 290 36,66 5.124.424.886 45,65 17. 549.400 2 Campuchia 214 27,0 5 3.074.403.356 27,39 14.366.371 3 Myanmar 106 13,04 1.466.384.054 13,06 13.833.812 4 Malaysia 22 2,78 1.169.191.705 10,42 53.14 5.078 5 Singapore 111 14,03 295.415.083 2,63 2.661.397 6 Indonesia 17 2,1 5 56.020.416 0,50 3.29 5.319 7 Thái Lan 22 2,78 30.058.650 0,27 1.366.302 8 Philippines 7 0,88 6.484.780 0,06 926.397
40
9 Brunei 2 0,2 5 3.6 50.000 0,03 1.82 5.00
Tổng số 791 100 11.226.032.930 100 14.182.304
(Nguồn: Luận án Tiến sĩ Trịnh Quang Hưng tính toán dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019)
Theo số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 791 dự án đầu tư sang khu vực ASEAN đạt hơn 11tỷ USD với quy mô trung bình mỗi dự án là hơn 14,2 triệu USD. Trong khu vực ASEAN, Lào là nước có số dự án Việt Nam đầu tư sang nhiều nhất với 290 dự án chiếm 36,66% với tổng số vốn đầu tư là 5.124.424.886 USD, quy mô bình quân mỗi dự án là 17.549.400 USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là năng lượng (phần lớn là thủy điện); dịch vụ, hạ tầng chiếm khoảng, nông – lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp và lĩnh vực khai khoáng. Do quan hệ giữa hai nước cũng rất tốt nên các doanh nghiệp yên tâm khi đặt niềm tin vào nước láng giềng này.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang SEAN theo số dự án giai đoạn 1991-2019 (%)
Đơn vị: % 36.6 27.1 13.4 2.8 14 2.1 2.8 0.9 0.3
41
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu dựa trên số liệu bảng 2.5 về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019)
Qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.1 cho thấy Việt Nam đầu tư sang Lào nhiều nhất trong giai đoạn 1991-2019. Tổng số dự án lên đến 290/791 dự án sang 9 nước trong khu vực ASEAN chiếm 36,66% tổng số dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang ASEAN. Số vốn đầu tư sang Lào lên đến 5.124.424.886 USD với quy mô bình quân mỗi dự án (USD/ dự án) là 17.549.400 USD. Do Lào có nguồn đầu vào giá rẻ, nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, khoáng sản và lao động giá rẻ nhưng lại thiếu vốn, công nghệ tiên tiến, nguồn kinh phí đầu tư vào các lĩnh vực khoáng sản, thủy điện hay xây dựng còn hạn chế. Thấy được tiềm năng đó, Việt Nam đầu tư sang Lào với sự hợp tác phát triển nhiều dự án về hạ tầng, khai thác khoáng sản, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, xây dựng cầu đường, sản xuất hàng gia dụng, kinh doanh siêu thị, du lịch. Tại Lào, thì tập đoàn công nghê- viễn thông của Việt Nam: Viettel cũng đầu tư vào thị trường tiềm năng này đã tăng lên gấp 4 lần sau khi Viettel đầu tư tính từ thời điểm ban đầu đến năm 2020. Viettel đã xây dựng mạng lưới với mật độ trạm và cáp quang dày đặc, đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu tới khách hàng: 4.000 trạm phát sóng (BTS) và 23.000 cáp quang, phủ tới 100% số huyện và 95% dân số Lào.Thống kê của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL) cho thấy, đến hết tháng 9/2020, Việt Nam có hơn 400 dự án với số vốn khoảng 4,2 tỷ USD triển khai tại 17/18 tỉnh, thành phố của Lào. Thứ 2, Việt Nam đầu tư sang Campuchia chiếm 27,1% tổng số dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang ASEAN. Trong đó có thương hiệu lớn về lĩnh vực viễn thông của Việt Nam đầu tư sang thị trường này đó là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel hay tại Campuchia, mạng Metfone. Với độ phủ sóng tới 97% dân cư nhanh chóng trở thành mạng có thị phần số 1 tại đất nước này.
2.3 Những yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang các nước ASEAN. nước ASEAN.
2.3.1 Về phía các nước tiếp nhận đầu tư
42
Các yếu tố về chính sách đầu tư và môi trường đầu tư ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thu hút đầu tư của các nước. Vì chính sách của nước nhận đầu tư ảnh hưởng đến hoạt động phát triển, các chính sách mà công ty triển khai. Nước nào có các chính sách đầu tư và môi trường đầu tư càng thuân lợi thì việc thu hút FDI càng dễ dàng.
2.3.1.2 Độ mở của nền kinh tế.
Độ mở của nền kinh tế có tác động kích thích tăng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường ASEAN. Nền kinh tế các nước càng mở cửa, việc thâm nhập vào thị trường các nước càng trở nên dễ dàng hơn thông qua việc giảm các hàng rào thủ tục hành chính, có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. Thông qua các nước tiếp nhận đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu hàng hóa nhằm tận dụng các ưu thuế từ các cam kết ưu đãi thương mại giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
Bảng 2.6 Độ mở trong nền kinh tế của các quốc gia ASEAN
(Đơn vị tính: % trong GDP)
Quốc gia Năm
2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2019 Campuchia 110.89 136.83 113.60 127.86 126.95 124.89 123. 56 Lào 68.84 71.79 84.72 85.80 75.09 75.83 - Brunei 103.17 97.46 95.37 84.90 87.32 85.18 108. 51 Indonexia 71.44 63.99 46.70 41.94 37.44 39. 54 37.3 Myanmar 1.17 63.99 46.70 41.94 39.06 39.06 - Malaysia 220.41 0.27 0.18 47.36 128.64 135.92 123.09
43
Philippines 104.73 203.85 157.94 133. 55 64.90 70.66 68.61
Singapore 366.07 97.88 71.42 62.69 310.26 322.43 319.15
Thái Lan 121.30 422.65 373.44 329.05 121.66 121.66 110.3
Việt Nam 111.42 130.71 152.22 178.77 184.69 200.31 210.4
(Nguồn: Số liệu thống kê của World Bank về chỉ số của các nước qua các năm - https://data.worldbank.org)
Xét về độ mở của các nền kinh tế trong ASEAN có thể thấy, Singapore vẫn là quốc gia đứng đầu trong việc mở cửa đối với hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài vào trong nước. Chỉ số thương mại hàng hóa và dịch vụ/GDP của Singapore hàng năm đều giữ ở mức cao, trên 300. Việt Nam là nước có mức độ mở cửa nhanh qua các năm.
Mức độ mở cửa thị trường ở các nước có tác động không nhỏ đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. 2.3.1.3 Chi phí về cơ sở hạ tầng
Các doanh nghiệp Việt Nam thường đầu tư nhiều hơn vào những nước có cơ sở hạ tầng thấp hơn như Lào, Campuchia, Myanmar. Nguyên nhân chính có thể là do chi phí đầu tư vào thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các nước khác như Singapore, Brunei khá đắt. Do vậy, tác động từ chi phí cơ sở hạ tầng đến đầu tư trực tiếp của Việt Nam trên thị trường ASEAN là tác động nghịch.
2.3.1.4 Chỉ số về lao động
Năng suất lao động nơi nào càng cao sẽ khiến các doanh nghiệp càng muốn bỏ vốn đầu tư vào thị trường đó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù năng suất lao động của các nước như Campuchia, Lào, Myanmar thấp hơn các nước khác trong khu vực, song do hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như trong khai mỏ, trong các dự án nông nghiệp nên đây vẫn là những thị trường ưu tiên đối với dòng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này.
44
2.3.1.5 Mức thuế suất đối với thu nhập doanh nghiệp trong một năm
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại ASEAN. Trong xu thế hội nhập, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại ASEAN đã có xu hướng giảm, khiến cho doanh nghiệp cảm thấy có lãi hơn khi tiến hành đầu tư tại nước sở tại, kích thích doanh nghiệp tiếp tục bỏ vốn đầu tư tại thị trường này. Xu hướng lựa chọn các nước tiếp nhận đầu tư có nhiều ưu đãi thuế, miễn thuế là tất yếu trong chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bảng 2.7: Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp tại ASEAN
Quốc gia Năm 2001 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2017
Brunei 30 27.5 25.5 23. 5 18.5 Campuchia 20 20 20 20 20 Indonesia 30 30 28 25 25 Lào 20 20 35 35 24 Malaysia 28 26 25 25 24 Myanmar 30 30 30 35 25 Philippines 35 35 30 30 30 Singapore 25.5 18 18 17 17 Thái Lan 30 30 30 30 20
45
Việt Nam 32 28 25 25 20
(Nguồn: luận văn tiến sĩ Trịnh Quang Hưng thu thập từ các dữ liệu từ thông tin website của các cơ quan quản lý thuế của các nước thành viên ASEAN)
Thuế xuất nhập khẩu trong khu vực cộng đồng kinh tế ASEAN hiện đã giảm xuống 0% đối với hầu hết các mặt hàng. Việc thành lập doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm các chi phí cũng như thuế, tạo ra nguồn lợi nhuận cao hơn. Nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài các nước đều thực hiện giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong nội khối. Nhìn chung năm 2001, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại ASEAN nằm trong khoảng từ 20-32% trong đó thuế suất ở Việt Nam là cao nhất chiếm 32%. Mức thuế suất ngày càng giảm dần theo từng năm đến năm 2017, mức thuế suất dao động trong khoảng từ 17- 30%, cao nhất là ở nước Philippines chiếm 30%, mức thấp nhất là Singapore chiếm 17%, Việt Nam ở mức giữa trong khu vực nội khối với thuế suất là 20%. Năm 2017 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhìn chung có xu hướng giảm so với các năm trước đó. Nhưng mức giảm thuế suất này còn khá khiêm tốn.
2.3.1.6 Mức ổn định tỷ giá
Chỉ số giá quy đổi theo tỷ giá hối đoái có tác động làm giảm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Nguyên nhân là do hầu hết các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đều sử dụng ngoại tệ, chủ yếu là USD để tiến hành đầu tư nên khi chỉ số giá thay đổi theo hướng tăng sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải mất nhiều VND hơn để mua USD đầu tư ra nước ngoài. Tỷ giá USD/VND liên tục tăng trong thời gian qua dẫn tới doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc thu hút vốn để tiến hành đầu tư ra nước ngoài.
2.3.2 Về phía Việt Nam
2.3.2.1 Các chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Các chính sách đầu tư của Việt Nam chưa thực sự tác động tạo ra thuận lợi đối