2.3.2.1 Các chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Các chính sách đầu tư của Việt Nam chưa thực sự tác động tạo ra thuận lợi đối với hoạt dộng đấu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, chưa thực
46
sự đủ mạnh để tạo ra yếu tố kích thích dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài nói chung.. Việc đầu tư ra nước ngoài hiện nay tại Việt Nam còn vướng nhiều ở cơ chế chính sách, về định hướng về chiến lược đầu tư. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự coi đầu tư ra nước ngoài là một hoạt động được khuyến khích. Bởi vậy, rất nhiều chính sách của Việt Nam vẫn còn hạn chế việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài hoặc chưa có cơ chế thực sự hỗ trợ đầu tư của các doanh nghiệp ra nước ngoài nói chung và sang thị trường ASEAN nói riêng. Việc hoàn thiện các chính sách đầu tư, bao gồm các quy định về thủ tục, về quản lý và các cơ chế hỗ trợ đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là cần thiết để tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN.
2.3.2.2 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn hạn chế dẫn đến các lĩnh vực được đầu tư còn chưa được phong phú. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2013 đã có 742 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 15,5 tỷ USD. Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung phần lớn vào ngành công nghiệp khai khoáng với 99 dự án, tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD, (chiếm 13,3% về số dự án và 46% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là ngành nông, lâm, thủy sản chế biến với 80 dự án, tổng vốn đầu tư 1,9 tỷ USD (chiếm 10,8% số dự án và 12,6% tổng vốn đầu tư); công nghiệp điện đứng thứ ba với 1,8 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 12,1%.
2.3.2.3 Năng lực cạnh tranh của Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định, trong đó có cả từ phía quản lý nhà nước và bản thân các doanh nghiệp. Mặc dù có sự hoàn thiện dần về hành lang pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tuy nhiên, thể chế chính sách chưa thực sự hoàn chỉnh, thường đi chậm so với thực tế, do đó chưa phát huy tác động một cách mạnh mẽ đến sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhiều bất cập từ khâu quản lý tiền đầu tư đến khâu hậu kiểm. Trong khâu quản lý việc triển khai thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chưa
47
có sự phân định rõ vai trò quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành, địa phương nơi nhà đầu tư đăng ký kinh doanh hoặc thường trú.
Các cơ quan đại diện của Nhà nước ở nước ngoài như Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, cơ quan Thương vụ chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Một số cơ quan đại diện của Việt Nam ở nhiều nước không nắm rõ được số lượng các dự án, các khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, trong khi đó các nhà đầu tư cũng không chủ động gặp gỡ, báo cáo tình hình hoạt động của dự án. Có thể nói, đây là nguyên nhân căn bản làm cho các nhà đầu tư lâm vào tình cảnh lạc lõng, đơn lẻ hoặc xung đột với nhau khi giải quyết những khó khăn trong việc triển khai dự án tại nước sở tại.