ASEAN
Kể từ khi gia nhập ASEAN (năm 1995), Việt Nam đã hội nhập sân chơi khu vực và toàn cầu. Từ đó, Việt Nam tham gia rất nhiều cơ chế hợp tác khu vực, từ ASEAN+ đến các hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực mà ASEAN là trung tâm... Gia nhập ASEAN giúp kinh tế Việt Nam hội nhập sân chơi khu vực và toàn cầu.
Sau hơn 25 năm gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới, có độ mở kinh tế rất lớn với tỷ lệ kim ngạch thương mại/GDP hơn 200%.
2.4.1 Các kết quả đạt được
Thứ nhất, các dự án đầu tư trực tiếp nước nước ngoài của Việt Nam sang ASEAN thu về lượng ngoại tệ cho đất nước, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Tính hết hết năm 2019, tổng số tiền đã chuyển về nước của các dự án đã báo cáo là 793 triệu USD, bằng 20,03% tổng vốn đầu tư đã thực hiện
Thứ hai, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (Viettel, Vinamilk, các công ty con của Tập đoàn Cao su Việt Nam, các ngân hàng có vốn nhà nước), đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng. Trong năm 2014, có 12,5% dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép là của nhà đầu tư cá nhân, 76% dự án của các công ty tư nhân. Trong đó,
48
nhiều công ty đã có tên tuổi trong lĩnh vực hoạt động của mình cũng bắt đầu đầu tư ra nước ngoài (FPT, BKAV, Tôn Hoa Sen, Kym Đan, chuyển phát Tín Thành...). Đặc biệt là sau khi AEC có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến các thị trường trong khối ASEAN, giá trị đầu tư vào các dự án tại các quốc gia ASEAN đã tăng lên với thời hạn đầu tư dài hơn.
Thứ ba, hoạt động đầu tư trực tiếp sang ASEAN giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi phân phối lao động toàn cầu. Khi Việt Nam tham gia vào đầu tư trực tiếp nước ngoài các doanh nhân có năng lực đàm phán kinh tế quốc tế, kết nối sự hợp tác, trao đổi sẽ ngày càng có cơ hội nâng cao năng lực trên thị trường quốc tế. Đồng thời nhu cầu về việc làm tại nước ngoài cho người lao động Việt Nam sẽ gia tăng.
Thứ tư, hoạt động đầu tư trực tiếp sang ASEAN đã và đang giúp cho Việt Nam mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm và tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước tiếp nhận đầu tư, tận đụng được các cơ hội về thị trường để tìm kiếm chênh lệch lợi nhuận. Như Lào không chỉ là đất nước có môi trường kinh doanh, điều kiện tự nhiên và các chính sách luôn thuận lợi, một thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư. Mà còn là vùng đất tiềm năng về đất đai cùng địa hình đặc thù, Lào đã có sức hút đặc biệt với các nhà đầu tư để triển khai các dự án bất động sản, dịch vụ hạ tầng, khoáng sản và trồng cây nông nghiệp…Do vậy mà các dự án đầu tư của DN Việt Nam, phần lớn đều liên quan đến lĩnh vực thủy điện, hạ tầng, nông nghiệp vào đất nước tiềm năng này.
Thứ năm, hoạt động đầu tư trực tiếp sang ASEAN còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao. Khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp vào các nước tiên tiến có trình độ khoa học công nghệ phát triển cao như Singapore, Thái Lan, Brunei,… Việt Nam sẽ được tiếp cận với những thực tế của việc quản lý tài chính, quản lý nhân sự, hệ thống quản lý, trình độ khoa học công nghệ hiện đại.
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1 Những hạn chế
Thứ nhất, các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc tìm kiếm lợi nhuận, thu hồi vốn về nước còn thấp. Các doanh nghiệp chủ yếu đạt được mục đích mở rộng thị
49
trường và tìm kiếm nguồn cung. Như doanh nghiệp Viettel thị phần thị trường của doanh nghiệp này đang ở vị trí số 1 trên thị trường Lào, Campuchia và Myanmar.
Thứ hai, hệ thống các hình thức đầu tư theo chuỗi, hiệp hội còn quá ít. Mà các hình thức này đều có sự gắn kết mật thiết với nhau. Có thể thấy trong cơ cấu đầu tư của Việt Nam, đa số các doanh nghiệp đầu tư theo kiểu nhỏ lẻ, độc lập, thiếu vắng các chuỗi đầu tư đa ngành, bên cạnh đó, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư như thanh toán, bảo hiểm và các dịch vụ thị trường đầu tư ra nước ngoài quá ít. Còn ít các ngân hàng trong nước vươn ra ASEAN để lập doanh nghiệp hoặc lập chi nhánh.
Thứ ba, việc quản lí và và đưa ra những lợi ích và sự hỗ trợ lớn nhất cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư ra nước ngoài vẫn còn những sự hạn chế nhất định. Các doanh nghiệp muốn đầu tư đều phải tốn thời gian để hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép.
Thứ tư, một số dự án đầu tư chưa đáp ứng được tiến độ cam kết, số lượng dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào một số thị trường quen thuộc. Các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng thị trường 9 quốc gia tại ASEAN. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng dự án đầu tư sang ASEAN vẫn chủ yếu tập trung ở một số quốc gia quen thuộc (tại Lào chiếm 36,52% tổng số dự án, tại Campuchia chiếm 27,08%, tại Singapore chiếm 14,48%, tại Myanmar chiếm 13,73%) (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT,2019). Doanh nghiệp Việt Nam chưa xâm nhập sâu vào thị trường ASEAN, trong đó các thị trường có khá ít dự án của Việt Nam như Brunei, thị trường Phillippines.
2.4.2.2 Những nguyên nhân Về phía nhà nước
Thứ nhất, Việt Nam chưa xây dựng chiến lược đầu tư sang ASEAN cả trong trung và dài hạn. Hoạt động đầu tư sang ASEAN hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu mang tính tự phát, muốn thu hồi vốn nhanh.
Thứ hai, hạn chế trong cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư. Hiện nay, pháp luật về ĐTRNN của Việt Nam còn thiếu các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp ĐTRNN. Đến nay, mới có quy định về đầu tư nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Quyết định số 124/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định quy định về ĐTRNN ban hành theo Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hướng dẫn và ban
50
hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục ĐTRNN ban hành theo Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018. Chưa đầy đủ các quy định đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các lĩnh vực. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài chưa có được sự quan tâm, hỗ trợ đúng mức từ phía các cơ quan nhà nước.
Thứ ba, hạn chế trong công tác quản lý đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN.
Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang ASEAN còn yếu. Mặc dù dòng vốn ĐTTT sang ASEAN của Việt Nam có xu hướng tăng trong vài năm qua nhưng vẫn còn dưới mức tiềm năng. Tính đến hết năm 2019, tổng số vốn đăng ký ĐTTT của Việt Nam sang ASEAN đạt 11,26 tỷ USD, quy mô bình quân mỗi dự án đạt 14,18 triệu USD. Nhìn chung, quy mô vốn đầu tư còn hạn chế do tiềm lực tài chính nói chung của các doanh nghiệp Việt Nam nhất là khu vực tư nhân.
Thứ hai, sự liên kết giữa các nhà đầu tư Việt Nam còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam thường kinh doanh đơn lẻ, thiếu sự liên kết hợp tác, chia sẻ thông tin với nhau, thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh để tranh giành dự án, ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ ba, chưa có các chiến lược đầu tư sang ASEAN tại các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng các cơ hội mà AEC đem lại. Đây cũng là lý do giải thích xu hướng đầu tư trực tiếp sang ASEAN của các doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung vào một số thị trường quen thuộc, ít đầu tư vào thị trường mới.
2.5 Cơ hội và thách thức khi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang ASEAN
2.5.1 Cơ hội
Khu vực ASEAN là nơi rất tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện đầu tư. Khi đó cộng đồng AEC sẽ mang lại những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang ASEAN, đó là:
Thứ nhất, ASEAN là một khu vực thị trường chung rộng lớn, thống nhất với dân số trên 600 triệu người và quy mô GDP hiện nay khoảng 2.400 tỷ USD, khi
51
cộng đồng kinh tế AEC trong ASEAN trở thành nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới, là khu vực xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới sẽ tạo điều kiện để hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề được tự do lưu chuyển trong các nước thành viên ASEAN mà không phải chịu sự phân biệt đối xử.
Thứ hai, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam: tham gia vào một sân chơi chung và chịu áp lực cạnh tranh từ các đối tác khu vực cả về trình độ quản lý, công nghệ và nhân lực sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự cải tổ, thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển.
Thứ ba, khi đầu tư vào ASEAN, cộng đồng kinh tế của ASEAN sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang ASEAN: môi trường kinh doanh được mở rộng theo hướng minh bạch và bình đẳng hơn sẽ là điều kiện để đầu tư ra nước ngoài, để Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Thứ tư, giúp những lao động có trình độ tay nghề cao có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển, có nhiều cơ hội học hỏi từ nước bạn.
2.5.2 Thách thức
Bên cạnh các cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ, các thách thức này xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp, cũng như từ các yếu tố bên ngoài.
Thứ nhất, thách thức lớn nhất khi đầu tư vào khu vực ASEAN đối với Việt Nam hiện tại là sức ép cạnh tranh từ hàng hóa từ các nước trong nội khối ASEAN. Buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải cải tiến để thích ghi, hội nhập. Cải tiến từ chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, hệ thống hóa các quy trình sản xuất, quản lý,… để hoạt động trở nên hiệu quả hơn, dễ cạnh tranh hơn với các đối thủ.
Thứ hai, những lao động có tay nghề kém sẽ bị thị trường đào thải khi nhu cầu của doanh nghiệp hạn chế. Đặc biệt trong giai đoạn Covid19 các nhà máy, doanh nghiệp ở các quốc gia đều đối mặt với tình trạng khó khăn, buộc một số doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự. Thì những lao động không có tay nghề sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi doanh nghiệp giảm đầu tư vào số lượng công nhân.
52
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG ASEAN
3.1 Mục tiêu và định hướng về thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.
3.1.1 Mục tiêu
* Đối với Nhà nước
Thứ nhất,các ban ngành chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các cam kết quốc tế, xây dựng các chính sách, chiến lược, khung pháp lý chi tiết, cụ thể cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, chiến lược đầu tư sang ASEAN cả trong trung và dài hạn. Để doanh nghiệp đi đầu tư có chiến lược tổng quát dài hạn, chắc chắn hơn về hoạt động kinh doanh của mình.
Đơn giản hóa các thủ tục đăng ký và cấp phép cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Nên bỏ hình thứ cấp phép, chuyển sang hình thức đăng ký giấy phép để các doanh nghiệp được thuận lợi và chủ động hơn
Nên rút ngắn thời gian cấp giấy phép cho các doanh nghiệp ra nước ngoài. Hiện tại theo quy định của chính phủ thì trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình lên Thủ tướng chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến của các cơ quan có liên quan để Thủ tướng xem xét và quyết định xem dự án đó có đủ điều kiện để có thể đầu tư ra nước ngoài hay không. Nếu được thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đồng ý chấp thuận của chính phủ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận được phép đầu ra ra nước ngoài cho doanh nghiệp. Nếu trong trường hợp mà doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận được phép đầu tư ra nước ngoài thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi giấy văn bản và sẽ nêu rõ lý do tại sao doanh nghiệp không được cấp giấy cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
Ban hành thêm các cơ chế, chính sách linh hoạt. Xây dựng những ưu đãi đối với những danh mục, lĩnh vực khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động ra nước ngoài dưới hình thức được ưu đãi hơn về thuế suất, các khoản vay ngân hàng. Nhằm
53
đẩy mạnh được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài theo định hướng phát triển của đất nước.
Thứ hai, Chính phủ nên ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
Chính sách về thuế quan:
Thuế là công cụ tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời lợi nhuận và khả năng tái đầu tư của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà chính phủ nên có những chính sách thuế ưu đãi dành cho những danh mục, lĩnh vực đầu tư khuyến khích ra nước ngoài.
Khi các doanh nghiệp nhập khẩu các vật liệu, tài liệu, thiết bị hay mẫu vật,... để thực hiện mục đích phân tích hay nghiên cứu cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì nên được miễn thuế nhập khẩu và không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Chính sách về ngoại hối:
Nhà nước nên thực hiện nhất quán các chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Đặc biệt các các dự án nằm trong lĩnh vực ưu tiên khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mua bán ngoại tệ, thực hiện các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp có thể dễ dang thực hiện các hoạt động đầu tư của mình.
Các ban ngành quản lý nhà nước nên tiếp tục mở rộng hoạt động quản lý ngoại hối. Ngoài ra, nên phát triển thị trường ngoại hối theo nhu cầu của thị trường ngoại tê, nên giữ tỷ giá ổn định, hạn chế tối đa rủi ro do tỷ giá hối đoái gây ra cho các doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư, thực hiện đầu tư dài hạn ra nước ngoài.
Thứ ba, nhà nước nên mở rộng hợp tác quốc tế khu vực ASEAN lĩnh vực FDI. Nhà nước nên tích cực tham gia kí kết mở rộng các hiệp định đầu tư đa phương và song phương.
Tích cực thảo luận, đàm phán với các nước ASEAN về các vấn đề thuế quan, hỗ trợ các hoạt động đầu tư nước ngoài được dễ dàng: tránh đánh thuế hai lần, hỗ trợ ứng dụng, nâng cao hiệu quả của các hiệp đã ký kết.
54
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam với quy mô còn nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế và đặc biệt là các chính sách thủ tục còn nhiều hạn chế, khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy hoạt động đầu tư trực tiếp nước