0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

TRIỂN VỌNG THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu U TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI - FDI DOC (Trang 52 -57 )

1. Thuận lợi:

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, nguồn vốn đầu tư nước ngoài gồm cả đầu tư trực tiếp (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong năm 2001 đều rất khả quan về mức huy động lẫn mức sử dụng. Đến cuối tháng 12/2001, FDI đã thu hút được trên 3 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký và đạt 2,3 tỷ

USD vốn đầu tư thực hiện. Trong khi đó ODA, số vốn được hợp thức hoá bằng các hiệp định ký kết với các nhà tài trợ cũng đạt gần 2,2 tỷ USD với mức giải ngân khoảng 1,5 tỷ USD. Nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cho rằng, năm 2001 Việt Nam đã lấy lại được đà phát triển của nguồn vốn đầu tư nư- ớc ngoài. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2001 có bốn nét nổi bật đáng chú ý.

1.1. Đối tác đầu tư

Phần lớn các dự án được cấp giấy phép đều thuộc các nhà đầu tư Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan...vừa có vốn lớn lại nắm công nghệ tiên tiến, hiện đại và năng lực quản lý điều hành thực hiện các dự án hiệu quả. Hầu hết các dự án này đều nằm trong các khu công nghiệp và khu chế xuất, đã được xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, do vậy nhanh chóng đi vào sản xuất.

1.2. Phát triển các lĩnh vực trọng điểm

Trên 90% tổng số vốn này tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng với 373 dự án, tổng số vốn đăng ký là 2,066 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2000, riêng các lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng chiếm trên 70%.

1.3. Đóng góp ngân sách

Trừ một số dự án như Dự án khí Nam Côn Sơn, phần lớn các dự án khác đều có 100% vốn đầu tư nước ngoài, quy mô vừa và nhỏ, sản phẩm phục vụ xuất khẩu chiếm phần lớn. Chính nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động ngày một tăng nên tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp trong công nghiệp đã tăng từ 25,09% năm 1995 lên 35,4% năm 2000 và năm 2001 đã chiếm 35,6% của toàn ngành công nghiệp Việt Nam. Năm 2001, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 3,6 tỷ USD (chưa kể dầu khí) tăng 9% so với năm trớc, tuy chưa đạt kế hoạch nhưng đã tăng gấp đôi mức chung của cả nước. Mục tiêu đến năm 2005 khu vực kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài chiếm 15% tổng sản phẩm trong nước (GDP), 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và 10% tổng thu ngân sách cả nước có thể thực hiện được.

1.4. Đẩy mạnh các chính sách ưu đãi

Chính phủ, các Bộ, các ngành, các tỉnh, thành phố, Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất đều thực hiện các biện pháp tháo bỏ rào cản, khuyến khích, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Năm 2003 được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá sẽ là năm Việt nam đón nhận nhiều dự án. Nghị quyết của Chính phủ về nâng cao hiệu quả, sử dụng đầu tư nước ngoài đã đề ra hệ thống giải pháp tương đối toàn diện, nhằm tháo gỡ khó khăn đối với hoạt động doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút thêm nguồn vốn mới. Hơn thế nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, với đà tăng trưởng ngày càng tăng; môi trường chính trị, xã hội tiếp tục ổn định. Dự báo năm nay có nhiều khả năng gia tăng dự án đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án của Hàn Quốc, Nhật bản, Đài Loan, Hồng Kông trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Tiếp đó là khả năng gia tăng đầu tư của Mỹ, EU trong các lĩnh vực dầu khí, hoá chất, dược phẩm, công nghệ, thông tin … Tuy nhiên, trong năm 2003 cũng như các năm tiếp theo, Việt nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là với nước láng giềng Trung Quốc, các nước ASEAN. Đặc biệt tình hình tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển nói chung, ASEAN nói riêng đang có xu hướng giảm mạnh. Đầu tư nước ngoài của Mỹ vào Việt nam được nhận định là có thể sẽ tăng sau Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Đầu tư nước ngoài của EU những năm qua có tỷ trọng gia tăng vào lĩnh vực dầu khí và điện, nhưng khả năng đầu tư vào các dự án trong năm 2003 của EU chưa chính thức.

Ngoài ra các Tỉnh, Thành cũng thực hiện mọi biện pháp cải tiến, mở rộng cửa để thu hút các nhà đầu tư vào Tỉnh mình.

Điển hình, trong năm 2003, ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Dung Quất sẽ tăng khoảng 11% so với năm 2002.

Nguồn vốn này sẽ được Ban Quản lý Khu công nghiệp Dung Quất tập trung thực hiện một số công trình trọng điểm như kè chắn cát, các trục đường phía Đông và Tây khu Công nghiệp, Trường đào tạo nghề giai đoạn 2, đường Dung Quất- Chu Lai-Kỳ Hà.

Nguồn vốn ODA và vốn tín dụng phát triển sẽ tập trung cho dự án: thiết bị, Trường đào tạo nghề, Bệnh viện Dung Quất giai đoạn 1 và dự án sản xuất, chế biến và đầu tư hạ tầng kỹ thuật Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất.

Các doanh nghiệp cũng dự kiến đầu tư nạo vét luồng cảng bến số 1, triển khai xây dựng 2 bến cảng tổng hợp số 1 và 2, mở rộng hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính Viễn thông đảm bảo phục vụ cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Dung Quất.

2. Khó khăn:

2.1. Về phía Việt nam

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc thu hút và sử dụng đồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam trong thời gian qua còn tồn tại nhiều vấn đề sau:

Tuy đã có nhiều cố gắng trong cải thiện môi trường đầu tư nhưng môi trường đầu tư của nước ta chưa thực sự tạo nên một động lực mạnh mẽ đối với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những vướng mắc trong cơ chế quản lý đầu tư, trong cơ chế kiểm tra giám sát tài chính và tính thiếu nhất quán trong hệ thống điều hành trong khu vực đầu tư nước ngoài.

Vẫn còn tồn tại những chênh lệch rất lớn cũng như những khác biệt quá nhiều trong chính sách thu hút đầu tư những khu vực khác nhau, tạo nên sự thiếu nhất quán trong thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài.

Giá cả về sử dụng cơ sở hạ tầng của Việt nam còn khá đắt so với các nước trong khu vực, điều này làm giảm mạnh khả năng cạnh tranh của Việt nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Nguồn lực về lao động và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, kỹ năng … của các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự cạnh tranh và điều tiết thị trường nội địa làm cho các chủ đầu tư nước ngoài mất cơ hội đầu tư, nhất là các lĩnh vực đầu tư đạt lợi nhuận cao như khách sạn, văn phòng, căn hộ …

Các thủ tục hành chính còn phiền hà (đặc biệt là thủ tục cấp phép xây dựng, thẩm duyệt thiết kế, xây dựng, chứng chỉ quy hoạch, cấp đất …)

Nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Việt nam hoạt động không có hiệu quả. Hầu hết các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam chưa thể hiện việc các nhà đầu tư mang công nghệ mới, hiện đại của thế giới vào Việt Nam.

Lợi dụng sự ưu đãi, khuyến khích đầu tư của nước ta, nhiều nhà đầu tư đưa vào Việt Nam các công nghệ, thiết bị không đồng bộ.

Nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh đối với các doanh nghiệp Việt nam theo cách giảm tỉ lệ hàng xuất khẩu để tranh giành thị trường nội địa Việt Nam.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán ra thị trường các loại hàng hoá rất đắt so với nước sở tại và so với các nước lân cận.

2.2. Về phía nước ngoài

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã bộc lộ không ít những khía cạnh tiêu cực ngoài mong muốn đối với nước tiếp nhận đầu tư sau:

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể bất chấp những đòi hỏi tôn trọng truyền thống văn hoá, xã hội của dân tộc, khai thác tài nguyên quá mức, không quan tâm tới việc xử lý ô nhiễm môi trường, bóc lột người lao động bản xứ bằng nhiều hình thức gây mâu thuẫn và làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong xã hội

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng khai thác những mặt yếu kém của Chính phủ và các doanh nghiệp nước sở tại để khai vống giá trị máy móc thiết bị công nghệ vốn góp, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, giảm lợi ích của nước nhận đầu tư. Chẳng hạn năm 1995, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã thuê Công ty SGS (Societe General de Surveilance) giám định lại giá trị máy móc thiết bị của 14 doanh

nghiệp liên doanh và phát hiện 6 doanh nghiệp trong số trên đã khai vống giá trị thiết bị với tổng số 13.173 triệu USD (Báo Việt nam đầu tư nước ngoài, số 119 ngày 18/7/1995).

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể làm tăng sự phụ thuộc về vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ của nước nhận đầu tư vào phía nước ngoài.

Trong điều kiện nền kinh tế mở, nếu bản thân các doanh nghiệp trong nước có sức cạnh tranh yếu thì với sự xuất hiện của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến sự lũng đoạn và giảm sút hiệu quả sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, bởi vì các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường chiếm ưu thế về kỹ thuật, về vốn và kinh nghiệm tổ chức quản lý so với doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu U TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI - FDI DOC (Trang 52 -57 )

×