II- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀ
1. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ
Kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành, Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả mọi lĩnh vực của quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong 10 năm trở lại đây đạt mức bình quân từ 7-8%/năm, thuộc vào nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, tình hình chính trị kinh tế
trong khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp thì Việt nam với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp đôi trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ đói nghèo giảm một nửa đã nổi lên thành điểm đầu tư an toàn và hấp dẫn.
Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định quyết tâm tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và đề ra nhiều chủ trương, quyết sách trong phát triển kinh tế, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, qua đó tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của đầu tư nước ngoài. Nghị quyết của Chính phủ về nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài đã đề ra hệ thống giải pháp tương đối toàn diện nhằm tháo gỡ khó khăn đối với hoạt động doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút thêm nguồn đầu tư nước ngoài mới. Do vậy Chính phủ đã chủ trương đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vốn góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước cụ thể như sau.
1.1. Cải thiện chính sách
Việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài cùng với việc sửa đổi và bổ sung bộ luật của Chính phủ cho phù hợp với tình hình đầu tư, đã giúp các Nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy thoải mái, và họ sẵn sàng tham gia bỏ vốn vào các dự án có ý nghĩa quan trọng của Việt nam.
Những bộ luật cũ dần được chỉnh sửa, khắc phục những khiếm khuyết còn vướng mắc và xoá dần những bất bình đẳng quá lớn trong việc ưu đãi giữa luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài, tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, Nhà nước đang thực hiện các chính sách giảm và miễn thuế đối với một số danh mục, cải tiến các chính sách đầu tư, đặc biệt Chính phủ vừa ban
hành Nghị định bổ sung số 27/2003/NĐ-CP thay cho Nghị định số 24/2000/NĐ- CP ngày 31/07/2000 với nội dung cơ bản là mở rộng các lĩnh vực đầu tư kinh doanh trong sản xuất và dịch vụ phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đơn giản hoá thủ tục cấp phép đầu tư. Một quyết định mới nữa là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần của công ty Việt nam trong giới hạn quy định. Một phương thức huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý của nước ngoài nhằm mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh.
Hơn nữa, hiện Chính phủ cũng đang xem xét để ban hành văn bản về hình thức công ty cổ phần, đẩy nhanh thực hiện lộ trình thu hẹp sự khác biệt trong chính sách đầu tư nước ngoài và trong nước.
Bên cạnh đó việc phát triển thị trường vốn, dịch vụ tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán cũng là điều đang được Chính phủ quan tâm. Chính phủ sẽ bổ sung chính sách và biện pháp phát triển các doanh nghiệp dịch vụ trong nước, mặt khác tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào những dịch vụ cần thiết. Điều này giúp đẩy mạnh sự cạnh tranh của các công ty trong nước một nội lực để phát triển đất nước. Đồng thời trong thời gian tới đó là hệ thống thuế. Chính phủ sẽ thống nhất thuế thu nhập tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2. Thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước
Quá trình thúc đẩy hợp tác với các nước trên thế giới là một bước tiến lớn của Chính phủ nhằm mở cửa kinh tế và tạo thêm những cơ hội lớn cho việc thu hút đầu tư. Đặc biệt trong những năm trở lại đây những sự kiện hoạt động dồn dập về xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt nam đang được tiến hành ngày một mạnh mẽ.
Việc ký kết các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước được Chính phủ đã và đang thực hiện như Vương Quốc Anh, Nhật Bản, … Nhật
Bản, một nước có vốn đầu tư vào Việt nam rất lớn và luôn là trong một trong 10 nước và lãnh thổ dần đầu về đầu tư nước ngoài tại Việt nam.
Theo số liệu thống kê của Sứ quán Nhật và Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2000 đã chứng tỏ điều đó.
BẢNG SỐ 3: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN TỪ 1995-2000
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Vốn đầu tư
1995 1.129,9 1996 591,3 1997 657,3 1998 138,0 1999 62,10 2000 81,0
Chính phủ cũng tăng cường hợp tác với các nước có vốn đầu tư lớn như: Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Ấn độ, Hàn Quốc, … nhằm huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tổ chức nhiều đoàn vận động đầu tư tại các nước Châu Âu, Mỹ, EU … tạo được sự quan tâm chú ý của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đối với thị trường Việt nam.
1.3. Khuyến khích các hình thức đầu tư và hỗ trợ phát triển các KCN, KCX
Chính phủ đang khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các hình thức đầu tư BOT, liên doanh liên kết nhằm mở rộng khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể ta thấy hiện nay hình thức đầu tư là doanh nghiệp liên doanh chiếm 61% số dự án và 70% số vốn đầu tư. Điều này là kết quả của việc đưa ra những chính sách đối xử công bằng giữa doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh của Chính phủ. Hơn nữa do tin
tưởng vào môi trường đầu tư ở Việt nam, nên những năm gần đây bên cạnh các doanh nghiệp liên doanh thì đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài đã tăng lên và hiện chiếm 30% số dự án và 20% vốn đầu tư.
Chính phủ cũng khuyến khích phát triển các KCN, KCX bằng sự hỗ trợ mạnh mẽ của mình. Các khu công nghiệp và khu chế xuất đã được hình thành và phát triển từ cách đây 12 năm với việc thành lập KCX Tân Thuận vào năm 1991. Theo Quy định 519/TTg ngày 6/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, và cho đến nay để thu hút ngày càng nhiều những nhà đầu tư vào các KCN-KCX, Nhà nước đã từng bước sửa đổi để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển cụ thể như chính sách giảm giá thuê đất, giá dịch vụ, bỏ một số phí, lệ phí, giảm thiểu các chi phí cho các nhà đầu tư, cho phép nhà đầu tư trong nước được chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với tài sản KCN,KCX. Ngoài ra Chính phủ đã cho phép dùng ngân sách hỗ trợ việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong hàng rào các KCN tại một số địa phương còn khó khăn như Đà Nẵng, Thanh Hoá, Phú Thọ… nhằm nâng cao khả năng thu hút đầu tư và khuyến khích các Tỉnh, Thành có thêm khả năng phát triển các thế mạnh khác.
Do vậy tính đến nay cả nước có 74 KCN và KCX được thành lập với tổng diện tích tự nhiên 13.000 ha, tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 1,09 tỷ USD và 12.063 tỷ đồng. Đến nay, các KCN, KCX đã cho thuê được gần 4.610 ha, bằng 45% diện tích đất công nghiệp, trong đó các dự án đầu tư thuê 2.180 ha. Các KCN và KCX này đã thu hút được gần 1.100 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký lên tới hơn 10 tỷ USD, tính cả vốn đầu tư của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và gần 900 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đạt gần 40.000 tỷ đồng.
Điều nay cho thấy mặc dù kết quả đạt được chưa nhiều nhưng cũng là một bước tiến lớn của quá trình nỗ lực thực hiện các chính sách Nhà nước đặt ra. Nhiều nhà đầu tư đã thừa nhận “Các dự án đầu tư vào các KCN được triển khai
nhanh và thuận lợi hơn nhiều sơ với các dự án đầu tư ngoài KCN vì đất đai được quy hoạch với những cơ sở hạ tầng sẵn có không phải lo đền bù, giải toả mặt bằng hay xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất”.
Như vậy có thể nói việc Chính phủ ban hành Luật đầu tư nước ngoài và quá