Thẩm định và cấp giấy phép.

Một phần của tài liệu u tư trực tiếp nước ngoài - FDI doc (Trang 49 - 50)

IV- MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.Thẩm định và cấp giấy phép.

Trong giai đoạn một vài năm đầu gọi vốn đầu tư trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam về hợp tác đầu tư khó có thể từ chối các dự án xin cấp giấy phép hoạt động. Các cán bộ chuyên môn của Việt Nam lúc đó chưa thể có ngay được các kinh nghiệm trong công tác xét duyệt này. Thời gian đó phương tiện kỹ thuật và thông tin còn bị hạn chế, do vậy công tác thẩm định dự án còn có thể bỏ sót nhiều vấn đề quan trọng như việc xác định năng lực của các đối tác, khả năng tiêu thụ của thị trường, nguồn nguyên liệu đầu vào, giá trị thiết bị, xây dựng và sản xuất... điều đó giải thích vì sao phần lớn các dự án đổ bể thuộc các năm đầu thực hiện Luật đầu tư nước ngoài. Đến nay, sau hơn 10 năm tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy phép cho các dự án, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã ban hành một mẫu hồ sơ mới đơn giản hơn mẫu hướng dẫn trước đây, giúp các nhà đầu tư nhanh chóng hoàn thành hồ sơ dự án để xin cấp giấy phép hoạt động.

Vấn đề đáng đề cập đến trong công tác này là thủ tục xét duyệt còn rườm rà, nhất là ở khâu xét duyệt của các địa phương, mà chủ yếu là ở thành phố Hồ Chí Minh. Để nhận được sự chấp thuận của địa phương, các nhà đầu tư trong nước phải qua hai bước. Bước một là trình duyệt dự án tiền khả thi. Bước hai là trình duyệt dự án chính thức đã thoả thuận với đối tác nước ngoài. Thời gian thẩm định các dự án ở địa phương còn kéo dài. Các vấn đề quan tâm của “Hội đồng” thẩm định ở địa phương, gồm đại diện của nhiều ngành, còn rất rộng, gây không ít phiền phức cho các chủ đầu tư, chưa nói đến các hiện tượng tiêu cự có thể có trong công tác thẩm định dự án này. Tất cả các điều đó đều là những bài họ bổ ích cho công tác quản lý Nhà nước về thẩm định dự án và cấp giấy phép trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu u tư trực tiếp nước ngoài - FDI doc (Trang 49 - 50)