Nội Dung lập dự án đầu tư của Tổng công ty cổ phần Vinaconex

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex): Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 96)

Đối với các dự án nhóm A, Chủ đầu tư phải tổ chức lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Thủ Tướng Chính Phủ cho phép đầu tư. Đối với các dự án nhóm B,C có mức vốn đầu tư từ 7 tỷ đồng trở lên chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư. Đối với các dự án có vốn đầu tư dưới 7 tỷ đồng, chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Trên thực tế Tổng Công ty thường xuyên đầu tư các dự án lớn có mức độ quan trọng cao nên Tổng công ty thường lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Sau khi nhận được chủ trương đầu tư của Tổng công ty giao, Ban đầu tư tiến hành tổ chức lập dự án hoặc thuê tư vấn lập dự án. Đối với những dự án quan trọng đòi hỏi tiến độ Ban đầu tư trực tiếp lập dự án. Nội dung công tác lập dự án tại Tổng công ty như sau

1.2.4.1. Khái quát tình hình kinh tế tổng quan, sự cần thiết và mục tiêu đầu tư:

Tình hình kinh tế xã hội tổng quát thể hiện khung cảnh đầu tư, nó ảnh hưởng trực tiếp dến dự án đầu tư, từ khi có quyết định đầu tư cho đến khi kết thúc dự án. Ban Đầu tư tiến hành khảo sát, nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội tổng quát và các yếu tố liên quan tới dự án và xem xét có nên đầu tư không. Nhưng đa phần các dự án mà Tổng công ty thực hiện lập thường là các dự án đầu tư BĐS nên giữa các dự án có sự tương đồng do đó tình hình kinh tế - xã hội của dự án thường được sử dụng từ các dự án tương tự và phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan mà các thành viên trong nhóm đã thu thập được theo sự phân công của chủ nhiệm dự án.

Ví dụ như : “Dự án đầu tư xây dựng công trình trường công nhân kỹ thuật và xuất khẩu lao động VINACONEX – Sơn Tây”

+ Nhu cầu đào tạo: theo điều tra lực lượng lao động của Việt Nam năm 2002 là 38.411 nghìn người, chiếm 48,2% dân số cả nước. Số lao động hiện qua đào tạo chiếm khoảng 12,5%, trong đó lao động lành nghề chiếm 14%, còn lại là lao động bán lành nghề chiếm 86%. Như vậy số lao động qua đào tạo là thấp so với các nước trong khu vực, mục tiêu phấn đấu là nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động vào năm 2005 lên 19% và 25% vào năm vào năm 2010 và nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo dài hạn trong tổ số lao động qua đào tạo nghề lên 22% vào năm 2005 và 30% vào năm 2010. Như vậy hàng năm Việt Nam cần đào tạo nghề trung bình cho 1 triệu lao động trong giai đoạn 2001 – 2005 và 1,4 triệu người lao động trong giai đoạn 2005 – 2010.

+ Theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của đất nước, thì việc phát triển công tác đào tạo dạy nghề phù hợp với quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của đất nước. Tăng tỷ lệ lao động trong khu vực phi nông nghiệp bao gồm cả công nghiệp và dịch vụ lên khoảng 50% và giảm tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 35% trong khu vực nông nghiệp và 50% trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Yêu cầu này xác định số lượng trường đào tạo nghề là rất thiếu. Đây thực sự mở ra một thị trường lao động lớn cho lao động qua đào tạo nghề và nhu cầu học nghề là cao trong giai đoạn tới.

+ Việt Nam sẽ nâng cao năng lực đào tạo nghề lên 1.070.000 học sinh/năm vào năm 2006, trong đó tăng đào tạo nghề dài hạn cao và có công nghệ đào tạo tiên tiến, có trang thiết bị hiện đại được đặc biết quan tâm.

+ Cơ cấu lao động qua đào tạo trong các doanh nghiệp hiện nay còn bất hợp lý, chưa phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Theo khảo sát về nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp do Bộ lao động và thương binh xã hội thực hiện thì tỷ lệ giữa các loại lao động kỹ thuật: cao đẳng, đại học trở lên – trung cấp – công nhân kỹ thuật (kể cả có bằng và không bằng) – đào tạo ngắn hạn như sau:

Doanh nghiệp nhà nước: 1 – 0,95 -4,27 – 2,31 Doanh nghiệp tư nhân: 1 – 0,73 – 2,31

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 1 – 0,64 – 1,53 – 2,31

Cơ cấu này hco thấy với mọi loại hình sở hữu, các doanh nghiệp còn đang thiếu công nhân kỹ thuật đặc biệt là công nhân lành nghề bậc cao. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp đối với người lao động và các trường dạy nghề. Cũng từ đây, nhu cầu học nghề của người lao động sẽ tăng và tự điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo trong các trường đào tạo nghề là cần thiết.

+ Căn cứ vào đinh hướng, mục tiêu phát triển dạy nghề của Việt Nam và thực tế, nhu cầu sử dụng lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng dân số và lao động, thực tế quy mô, chất lượng đào tạo, dự báo nhu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn 2001 – 2005 tăng trung bình 12 -15% và tăng 20% trong giai đoạn 2005 – 2010.

Cơ cấu đào tạo nghề sẽ chuyển theo hướng áp dụng công nghệ đào tạo tiên tiến đầu tư trang thiết bị hiện đại theo trình độ phát triển công nghệ trong khu vực và trên thế giới, chuyển dịch loại hình đào tạo trong đó tỷ lệ đào tạo dài hạn được nâng cao đáng kể. Việc liên kết giáo dục đào tạo nghề giữa các nước trong khu vực sẽ tăng trước sự hội nhập kinh tế toàn cầu.

Khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật:

Tính đến tháng 6 năm 2002 cả nước có 64 trường dạy nghề (trong đó có 157 trường công lập) 137 trường cao đẳng,trung học chuyên nghiệp có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề, 148 trung tâm dạy nghề (trong đó có 78 TTDN thuộc quận huyện), 150 trung tâm dịch vụ việc làm và hàng trăm trung tâm giáo dục tổng hợp – hướng nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên có dạy nghề. Với mạng lưới dạy nghề hiện có. Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu về số lượng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế.

+ Thực trạng các trường đào tạo nghề, các trung tâm dạy nghề ở Việt Nam: Có quy mô đào tạo nhỏ, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp, 44% số trường có diện tích nhỏ hơn 2 ha. Mất cân đối đào tạo dài ngắn hạn, đào tạo dài hạn chiếm 17% trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nghề. Các điều kiện đảm bảo cho nâng cao chất lượng đào tạo còn hạn chế. Cơ sở vật chất trang thiết bị cơ sở vật chất trang bị còn thiếu như phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện, thiết bị dạy học… Một số trường đào tạo nghề đã tập trung vào việc đầu tư đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư trang thiết bị hiện đại theo hướng tiếp cận công nghệ mới, công nghệ tiên tiến như Trường cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, Trường kỹ thuật Việt – Hàn..

Dự báo cung:

+ Trong thời gian tới tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật qua đào tạo lên trên 20%, thành lập khoảng 30 trung tâm giáo dục kỹ thuật, trường đào tạo nghề mới tính đến năm 2007, ngoài ra nâng cấp các trường hiện có khoảng 45 trường. Các trường đào tạo kỹ thuật mới có liên quan đến các trung tâm giáo dục kỹ thuật kiểu mẫu đưa hàng năm đào tạo 100.000 học sinh chuyên nghiệp. Theo chỉ tiêu phấn đấu

về số công nhân chuyên nghiệp vào năm 2010 Việt Nam cần thêm 35 đến 133 trường giáo dục kỹ thuật kiểu mẫu.

+ Sự khuyến khích xây dựng các trường đào tạo kỹ thuật bậc cao của Chính phủ sẽ tạo thuận lợi cho nhiều tổ chức trong nước và quốc tế.

1.2.5.2. Nghiên cứu mặt kỹ thuật của dự án.

Phân tích kỹ thuật của dự án là quy trình rất quan trọng nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân tích tài chính sau này và ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Hoạt động chính của Tổng công ty Vinaconex là các họat động xây lắp nên sản phẩm chủ yếu là các công trình xây dựng nên nó có những đặc điểm như: có tính đơn chiếc, tồn tại lâu dài.... vì vậy nên khi nghiên cứu kỹ thuật chủ yếu nghiên cứu các phương pháp kiến trúc khác nhau và khả năng đáp ứng được nhu cầu kiến trúc đó là hết sức quan trọng.

- Nghiên cứu phương án kiến trúc: Nhóm kỹ thuật dự án và Ban xây dựng

Tổng công ty nghiên cứ tất cả các phương án có thể và khả năng tiềm lực tài chính của các phương án.Vì là dự án xây dựng chiếm đa số nên các phương án xây dựng công trình được các chuyên gia dự án xây dựng nghiên cứu dựa trên tiềm lực của công ty về vốn, nhân lực cũng như về quy hoạch của khu đất được phê duyệt. Các phương án đưa ra của tổ công nghệ và Ban xây dựng chủ yếu là các phương án của các hạng mục công trình chính còn các hạng mục bổ trợ xung quanh công trình được nghiên cứu sau và đưa ra một phương án chi tiết cụ thể nhất chứ không đưa ra nhiều phương án lựa chọn. Nội dung của phương án như giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận, ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc, màu sắc công trình, các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hóa, xã hội tại khu vực xây dựng…

- Nghiên cứu phương án kết cấu công trình: Các tiêu chuẩn để thiết kế,

tính toán công trình như: tiếu chuẩn trọng tải và tác động TCVN 2737 – 95, tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCVN – 91, tiêu chuẩn thiết kế nền móng công trình… Tổng công ty đều áp dụng các tiều chuẩn của Bộn xây dựng đề ra.Các giải pháp kế cấu công trình chủ yếu nói tới kết cấu phần thân nhà và nền móng. Các chỉ tiêu kỹ thuật cả kết cấu là : sơ đồ tính toán, giới hạn của cấu kiện, vật liệu sử dụng…( Tùy từng công trình khác nhau mà dự án cần những vật liệu phù hợp và đảm bảo về mặt kỹ thuật của công trình )

- Lựa chọn phương án kỹ thuật thi công cho dự án: Thực chất việc lựa

yếu dự án sẽ đưa ra phương án mà Tổng công ty cho là tối ưu nhất và tại đó sẽ trình bày tại sao lại lựa chọn phương án đó. Cơ sở để lựa chọn các phương án đó thường là: Tổng diện tích sàn sử dụng, kiến trúc hiện đại, không gây ảnh hưởng xấu đến các công trình xung quanh…

- Chọn máy móc thiết bị: Chủ yếu các thiết bị máy móc được chọn là các

máymóc dành cho phần lắp hoàn thiện công trình hay còn gọi là hệ thống kỹ thuật cho công trình. Bao gồm hệ thống cấp điện, chống sét, cấp thoát nước, điều hòa, Thông gió… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.5.3. Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án đầu tư.

Mỗi một dự án khác nhau Tổng công ty đưa ra những phương án bố trí hình thức tổ chức khác nhau sao cho phù hợp nhất với dự án và phát huy được tác dụng cao nhất. Tuy nhiên dù là hình thức tổ chức nào thì cũng đáp ứng những tiêu chí và mục tiêu nhất định mà Tổng công ty đưa ra. Các hình thức tổ chức như: Tổ chức quản lý theo chức năng, Theo sản phẩm, theo khách hàng, theo vùng lãnh thổ…

Để vận hành một dự án đầu tư hữu hiệu điều quan trọng là cơ cấu tổ chức vận hành dự án đầu tư phải hợp lý. Cơ cấu tổ chức dự án trong giai đoạn vân hành được xác lập dưới dạng doanh nghiệp như: Công ty nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, Doanh nghiệp tư nhân.

Nhân sự và lao động cho dự án: Đây là khía cạnh tương đối quan trọng của dự án vì vậy bất kỳ khi nghiên cứu một dự án nào các chuyên gia dự án của Tổng công ty Vinaconex đều nghiên cứu thị trường lao động của địa phương đó. Các chính sách về đầu tư và lao động cũng được quan tâm để từ đó hoạch định giá thành sản xuất. Căn cứ để tiến hành nghiên cứu của công ty Vinaconex là dân số, số người trong độ tuổi lao động…

1.2.5.4. Phân thích tài chính

Phân tích tài chính là một nội dung quan trọng trong công tác lập dự án. Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua việc xem xét tất cả các mặt về nguồn lực tai chính, hiệu quả, kết quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế.

Nội dung phân tích tài chính của dự án bao gồm: - Xác định tổng mức đầu tư.

- Xác định tổng chi phí - Giá trị hiện tại ròng ( NPV) - Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ ( IRR )

- Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn ( T). - Phân tích độ nhạy của dự án

Xác định Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình. Có nhiều phương pháp để xác định tổng mức đầu tư, Tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex thường sử dụng hai phương pháp: Tính theo thiết kế cơ sở của dự án và theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình.

Ví dụ: Dự án Đầu tư xây dựng công trình trụ sở làm việc tổng công ty Vinaconex số 34 Láng hạ, Đống đa, Hà Nội. Tổng mức đầu tư bao gồm: chí phí

xây dựng, chi phí thiết bị, chi phhí quản lý dự án và chi phí khác, chi phí dự phòng, lãi vay ngân hàng. Ta có thể thấy cách tính toán qua bảng số liệu dưới đây

Bảng 1.3. Khái toán kinh phí xây dựng công trình.

STT Công Việc Chi Phí Giá trị trước thuế Thuế VAT Giá trị sau thuế I Chi phí xây dựng 114.075.000.000 11.407.500.000 125.482.500.000

II Chi phí thiết bị 89.232.559.735 8.923.255.973 98.155.815.708

III Chi phí quản lý dự án

và chi phí khác 28.900.223.076 2.890.022.308 31.790.245.384

IV Chi phí dự phòng 23.220.778.281 2.322.077.828 25.542.856.109

V Tổng ( I + II + III + IV ) 255.428.561.092 25.542.856.109 280.971.417.201

VI Lãi vay Ngân Hàng 45.977.140.997 45.977.140.997

Tổng Cộng ( V + VI ) 301.405.702.089 25.542.856.109 326.948.558.198

Nguồn: Ban đầu tư Tổng công ty Vinaconex.

Sau khi dự án hoàn thành với phương án kinh doanh được thể hiện trong bảng thì ta xác định được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Nhận thấy NPV = 28.143.667.421 > 0 Nên dự án có hiệu quả. Chấp nhận được

IRR dự án = 22% > r = 11% Nên dự án có hiệu quả. Chấp nhận được Kết luận: Dự án có hiệu quả về mặt tài chính

Bảng 1.4. Dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở tổng công ty cổ phần Vianconex tại 34 Láng Hạ

Phương án Bán 50% diện tích văn phòng, cho thuê 7 % diện tích văn phòng, Tổng công ty sử dụng 43% diện tích văn phòng.

STT Nội Dung Thành tiền (Đồng)

I Tổng mức đầu tư 326.948.558.198

II Tổng chi phí 301.104.143.077

IV Lợi nhuận trước thuế 199.737.438.110 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V Thuế TNDN 59.200.975.574

Lợi Nhuận sau thuế 140.536.462.536

Thời gian trả nợ (Bao gồm cả thời gian xây dựng) 6,5 năm

Thời gian thu hồi vốn 7 năm

NPV 28.143.667.421

IRR 0,22

Nguồn: Ban đầu tư Tổng công ty cổ phần Vinaconex.

Qua bảng số liệu ta thấy dự án có NPV = 28,14 tỷ đồng > 0 nên dự án chấp nhận được,

Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Vinaconex – Thảo điền.

Bảng 1.5. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu dự án Thảo điền.

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex): Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 96)