Tác động đến hệ sinh thá

Một phần của tài liệu đánh giá môi trường tuyến đường hồ chí minh qua vườn quốc gia cúc phương (Trang 55 - 60)

Có thể nói rằng, khi tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG được đưa vào hoạt động đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương sống xung quanh khu vực vùng lõi của Vườn, góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng cũng như hoạt động của tuyến đường có tác động đến đa dạng sinh học của VQG hay không còn là một vấn đề chưa được các nhà quản lý quan tâm một cách đúng mức.

Người dân trong cộng đồng địa phương sống trong vùng lõi của VQG, đặc biệt là khu vực ven đường Hồ Chí Minh là những người sống phụ thuộc vào tài nguyên VQG. Câu hỏi điều tra dân địa phương nhằm xác định các dạng tài nguyên mà dân địa phương khai thác từ rừng. 80% đối tượng được hỏi khẳng

định là có thấy dân địa phương khai thác các sản phẩm từ rừng như: củi, gỗ vụn, các sản phẩm khác như cây phong lan, cây thuốc, mật ong,..

Bảng 3.11. Tổng hợp tình hình vi phạm tài nguyên rừng ở VQG Cúc Phương

Dạng vi phạm 2000 2001 Năm2008 2009 - Khai thác lâm sản 117 123 40 18 - Săn bắt động vật 11 22 0 0 - Phát nương, phá rừng 8 2 0 0 - Chăn thả gia súc 4 1 2 2 Tổng số: 140 148 42 20

Nguồn: Hạt Kiểm lâm VQG Cúc Phương [3]

Như vậy, trong hai năm 2008 và 2009 (khi tuyến đường Hồ Chí Minh được đưa vào khai thác) thì tổng số vụ vi phạm tài nguyên rừng ở VQG Cúc Phương đã giảm đi rõ rệt so với năm 2000 và 2001. Tuy không thể đánh giá được một cách chính xác các vụ vi phạm tài nguyên rừng có liên quan đến tuyến đường nhưng một cách khách quan, có thể nhận thấy không có tác động của việc gia tăng số vụ vi phạm với việc xuất hiện tuyến đường đến các vụ vi phạm tài nguyên rừng.

* Dự báo các tác động tiêu cực khi tuyến đường đi vào hoạt động đối với động thực vật của VQG Cúc Phương của Ban Quản lý VQG năm 2001 [8]

♦ Đối với hệ động vật:

Theo thống kê của Ban Quản lý VQG Cúc Phương đã xác định được % số loài sẽ bị tác động tiêu cực khi tuyến đường được đưa vào giai đoạn hoạt động. (Chi tiết tên, đặc tính của các loài được trình bày tại phần phụ lục).

- Loài thú:

VQG Cúc Phương có hệ động vật rất phong phú bao gồm khoảng 88 loài thú. Trong đó chiếm tới 35% tổng số những loài có trong Sách đỏ Việt Nam mà được đánh giá ở các mức độ như: Đe doạ tuyệt chủng nghiêm trọng - Bị đe doạ - Có nguy cơ bị tuyệt chủng - Hiếm.

Khi dự án đường Hồ Chí Minh đi qua VQG sẽ có tác động đến khoảng 28 loài thú, trong đó:

+ 19 loài (68%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức cực kỳ mạnh + 8 loài (28,5%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức trung bình + 1 loài (3,5%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức thấp.

- Các loài chim:

Các loài chim ở VQG Cúc Phương gồm có 319 loài với tỷ lệ 37% trong tổng số các loài chim có ở Việt Nam. Trong đó có 16 loài được ghi nhận tại Sách đỏ Việt Nam mà được đánh giá ở các mức độ như: Đe doạ tuyệt chủng nghiêm trọng - Bị đe doạ - Có nguy cơ bị tuyệt chủng - Hiếm.

Khi dự án đường Hồ Chí Minh đi qua VQG mức độ tác động tiêu cực tới 16 loài chim tiêu biểu được liệt kê như sau:

+ 2 loài (12,5%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức cực kỳ mạnh + 8 loài (50%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức trung bình + 6 loài (37,5%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức thấp. - Các loài bò sát và lưỡng cư:

VQG Cúc Phương có khoảng 54 loài bò sát và lưỡng cư sinh sống. Trong đó có 19 loài được ghi nhận tại Sách đỏ Việt Nam mà được đánh giá ở các mức độ như: Đe doạ tuyệt chủng nghiêm trọng - Bị đe doạ - Có nguy cơ bị tuyệt chủng - Hiếm.

Khi dự án đường Hồ Chí Minh đi qua VQG mức độ tác động tiêu cực tới 19 loài bò sát và lưỡng cư tiêu biểu được liệt kê như sau:

+ 16 loài (84%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức cực kỳ mạnh + 3 loài (16%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức trung bình - Loài cá: Sông Bưởi thuộc VQG Cúc Phương là nguồn cung cấp nước cho các loài động vật của VQG. VQG Cúc Phương có 6 loài cá tiêu biểu được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam, trong đó có loài cá Nheo Cúc Phương là đặc hữu của Việt Nam, duy nhất chỉ có ở VQG Cúc Phương.

Dự án đường Hồ Chí Minh đi dọc theo sông Bưởi khoảng 7,5km sẽ dẫn đến tác động tiêu cực làm nguy hại đối với các loài cá còn trong tự nhiên của VQG, trong đó 6 loài cá tiêu biểu đều bị tác động tiêu cực ở mức cực kỳ mạnh.

- Các loài côn trùng:

Ở VQG Cúc Phương có khoảng 1800 loài thuộc 200 họ của 30 bộ, trong đó có rất nhiều loài mới lạ. Dự án đường Hồ Chí Minh đi qua VQG sẽ có tác động tiêu cực làm nguy hại các loài côn trùng còn trong tự nhiên của VQG.

♦ Đối với hệ thực vật:

Ban Quản lý VQG Cúc Phương đã thống kê có khoảng 36 loài cây nằm ở khu vực gần đường Hồ Chí Minh có thể bị tác động khi tuyến đường đi vào hoạt động. (Chi tiết các loài được trình bày trong phần phụ lục). Trong đó:

+ 28 loài được dự báo bị tác động tiêu cực ở mức mạnh + 7 loài được dự báo bị tác động tiêu cực ở mức trung bình + 1 loài được dự báo bị tác động tiêu cực ở mức yếu.

* Nhận xét các đánh giá tác động tiêu cực dự báo của Ban Quản lý VQG Cúc Phương:

Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương được đưa vào hoạt động từ năm 2007. Theo thống kê của Cục Kiểm Lâm (số liệu do các VQG báo cáo) thì mức độ tác động tiêu cực không lớn như VQG dự báo. Cụ thể, theo bảng 3.11 có thể thấy:

- Năm 2008 số vụ vi phạm là 40 vụ (chỉ ở mức phạt hành chính) với số lượng tang vật thu giữ được: 0,17m3 gỗ tròn (loại thường) và 0,03m3 gỗ xẻ (loại quý hiếm). Không có loài động vật quý hiếm nào được tịch thu.

- Năm 2009 số vụ vi phạm giảm xuống còn 18 vụ (trong đó có 1 vụ xử lý hình sự với 01 bị can). Số lượng tang vật thu giữ được: 0,59m3 gỗ tròn (loại thường) và 0,44m3 gỗ xẻ (loại thường). Không có loài động vật quý hiếm nào được tịch thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tượng vi phạm được thống kê chủ yếu là các hộ gia đình sinh sống tại khu vực vùng lõi của VQG, năm 2008 là 40/40 vụ; năm 2009 là 17/18 vụ. Các vi phạm chủ yếu là vào rừng săn bắn chim, cài bẫy 1 số thú nhỏ (sóc, gà rừng, dúi, …), chặt cây phong lan, hái các cây làm thuốc, khai thác măng tre nứa, hái nấm, chăn thả gia súc,….

Các vi phạm do hộ gia đình có từ trước khi tuyến đường Hồ Chí Minh được xây dựng. Truyền thống vào rừng đặt bẫy, sắn bắt, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc…của dân tộc Mường thuộc khu vực VQG có từ xa xưa, hiện nay do công tác quản lý, tuyên truyền đến từng hộ dân tốt, bên cạnh đó kinh tế của các hộ dân đã phát triển hơn, ý thức được nâng cao nên số vụ vi phạm ngày càng ít đi.

Cũng theo thông tin từ Cục Kiểm Lâm, năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 khu VQG Cúc Phương không xảy ra hiện tượng đốt nương làm rẫy, cháy rừng, mất đất rừng do các nguyên nhân.

Qua các cuộc trò chuyện, phỏng vấn bán chính thức một số hộ gia đình, trưởng bản và cán bộ kiểm lâm cho thấy: Tuyến đường cầu cạn - đất đắp dọc theo sông Bưởi cao 5 - 6m hiện đã và đang phát huy được các tác dụng như mục đích ban đầu khi thiết kế và xây dựng. Theo quan sát của dân và cán bộ kiểm lâm thì các loài thú trước kia thường qua lại khu vực thung lũng ven sông Bưởi nay vẫn thấy xuất hiện tại các khu vực cầu cạn từ Đông sang Tây như: Cầy, cáo, kỳ đà, khỉ, lợn rừng, gà rừng, chồn, sóc, tuli,…Tuy nhiên các loài vật này chỉ di chuyển qua khu vực chủ yếu vào ban đêm. Theo một số người dân, mùa khô năm 2010 do ít mưa nên ban ngày có xuất hiện một vài con khỉ, chồn ra sông Bưởi uống nước.

Như vậy, những dự báo về tác động tiêu cực của việc hình thành tuyến đường HCM đoạn qua VQG Cúc Phương đối với động vật, thực vật quý hiếm sau hơn 3 năm đi vào hoạt động là chưa xuất hiện. Những tác động tiềm tàng, tích luỹ lâu dài hiện vẫn chưa có các căn cứ để chứng minh.

Một phần của tài liệu đánh giá môi trường tuyến đường hồ chí minh qua vườn quốc gia cúc phương (Trang 55 - 60)